HỒI KÝ 70(Viết tặng Vợ tôi)
Tất nhiên, tôi không phản đốinếu Ngươi khác và Vợ người khác đến thăm và cùng đọc.("Xoay chiều ngọn nến": Với suy nghĩ này, tôi để hiển thị stt như bình thường mà không xử lý "RIÊNG"; Xin THÔNG BÁO để bà con THÔNG CẢM.)
0. PHI LỘ
0.1.
Trên mạng, mình có 3 links - kết nối chính:
+ Facebook Bùi Tân Phong (2-3 Trang dùng khi chưa ổn định thì nay không còn tiếp tục)
+ HT3-1403 (blogtiengviet.net) và
+ Blogspot Hoanglongthu.
Trong khi FB dễ đưa hình ảnh lên thi BTV lại cho phép format để trình bày theo ý người viết. BTV để GIAO LƯU, FB để trao đổi TÂM TÌNH với thân hữu con BLOGSPOT thì để lưu riêng khi cần dùng có thể kết nối nhanh. 1 ổ cứng cũng để làm TƯ-VĂN KHỐ/KHO. Phần HỒI KÝ này cũng được xử lý tương tự,
Gọi là "HỒI KÝ 70" vì đến lúc này cảm thấy có hứng. Thì cũng nhớ chuyện trên báo VĂN NGHỆ từ thời trước 1970: Có cụ già vùng Seberi Nga thọ gần trăm tuổi. Nhiều người bảo cụ viết hồi ký để người sau biết chuyện trước. Cụ đồng ý, nhưng cứ mỗi ngày viết dăm ba chữ. Mọi người sốt ruột hối thúc thì cụ bảo: Hồi ký không phải việc hấp tấp mà được ! Mình soát lại "tư khố" và từ từ soạn lại.
0.2.
- Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ ?
- Không xưng danh thì ai biết là ai ?
- Vậy xin sơ lược một vài.
Kết hợp với anh Vũ Thế Dũng dịch phần đầu cuốn tư liệu "Biên niên sử của Cách mạng" (Die Chronik der Wende), tôi dùng bút danh Bùi Viết. Khi bài "Cộng hoà Dân chủ Đức - Từ toàn trị đến Dân chủ", giới thiệu cuốn sách đó trên TALAWAS, BBT hỏi "Bùi Viết là ai ?" Tôi hồi âm: Mỗi nơi cộng tác, tôi dùng 1 tên khác cho khỏi ... dị nghị. Với Đàn Chim Việt và Thông Luận, tôi dùng Bùi Tân Phong với ý "Gió Mới" nhưnh cũng là tên ngôi đình và tên xóm nơi sinh. Với TALAWAS tôi cũng dùng Tôn Văn và Lê Dương. Vì liên hệ vói nhau qua 1 eMail nên BBT không có ý kiến gì. LD dùng sau thì đơn giản như "lính LD - Region", còn Tôn Văn thì hơi dài. Nguyên ban đầu, khi gặp và thăm Anh Vũ T.H., anh động viên tôi viết rồi sủa bài (Tuỳ giấy "Chuyện người ta") và đặt cho bút danh Bùi thị - Người họ Bùi. Tôi dùng "Tôn Văn" không phải nhái "Tôn Trung Sơn - Tôn Văn" của Tàu mà đơn giản vì tên khai sinh của tôi là Bùi văn Tôn. "Tôn" theo nghĩa "Tôn trọng, kính trọng" trong Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh; Đối tượng của "TÔN" là VĂN hoá - VĂN học - VĂN chương. Theo nguồn mạch như thế, đến một lúc tôi sẽ/đã trở lại với Tổ Tiên "Bùi Viết" là phương danh ghi trên Bia Văn Miếu Hà Nội. (ở Huế cũng có "Bia Văn Miếu"). Tôi lấy "thời điểm" này vì tài liệu dịch gắn kết với vùng đất có nhiều gắn bó mà tôi gọi là MỘT VÙNG HỒI NIỆM - EIN STÜCK DER ERINNERUNG.
1. Đôi Dòng Tâm Sự
Nhâm Mão, tháng Tư 1999
Tôi trở lại ngôi nhà xưa (Thanh-xuân Bắc) mong tìm lại một số giấy tờ cần thiết cho việc chứng minh tôi-là-tôi, và nhất là mong tìm lại lá thư Thày tôi viết cho tôi trước khi Người mất một thời gian trong đó Thày tôi đã kể một phần về gia cảnh nhà tôi và đôi nét tông tích ngành họ Bùi-văn Sào-thượng. Tôi đã không (hay chưa?) tìm lại được lá thư yêu quý đó của Thày tôi và tờ CMT ND (để chứng minh tôi-là-tôi!) mà chỉ thu được ít giấy tờ tôi ghi chép từ thời còn đi học và những nhận xét của người ta về mình mà bây giờ tôi mới biết rằng nó đã quyết định cả con đường đời đã đi qua: Đó là những nhận xét có tính-chất-tổ-chức! Tôi càng thấm thía những điều Thày tôi đã dạy tôi. Dù biết, đáng tiếc, rằng đã muộn, nhưng tôi không buồn phiền và oán trách cuộc đời, số phận. Ghi lại (tất nhiên có chỉnh ít từ ngữ cho "người lớn" hơn) những bài thơ này làm kỷ niệm, tôi không thấy xấu hổ và ân hận vì đã sống thực với trái tim mình, với thời đại mình đã sống. Không ngờ đoạn cuối này của cuộc đời lại có chút tháng dài, ngày rộng; Thôi thì đời cho ta, ta xin cảm ơn đời, còn thêm bớt gì không thi âu cũng tùy lòng nhân thế!
5.Mai 2003
Horoskop TZ, 3 đến 9 th.Năm 2003: Stier
Ihre Chance:
Was immer Sie jetzt unternehmen um ein altes Leiden auszukurieren, wird zum Erfolg !
Nicht lảnger zögern und ruhig auch einmal eine alternative Methode probieren.
Tipp der Sterne: Nicht mit zu hohen Geldsummen jonglieren. Alles muss überschaubar bleiben.
Quên đi xưa cũ niềm đau,
Cũng là đi những bước đầu thành công !
Chần chừ chi nữa trong lòng:
Chi tiêu, kiến tạo đều trong tầm nhìn.
Samstag, 6. Februar 2021, 14:48:09 Uhr
===== ***** =====
2. TuổI Thơ
Tôi sinh ra đời không có duyên được biết mặt Mẹ, nhưng có phúc được Bà NộI nuôi dưỡng, chăm coi. Tôi lớn thành người trong vòng tay và làn gió mát từ chiếc quạt nan tre của Bà nội, nhưng buổi trưa hè. Được nghe kể rằng: khi còn rất nhỏ, những lúc nhớ Mẹ, Bà nộI thường vạch vú bà cho cháu nhay núm vú tới lúc cháu mọc răng. Thày tôi thấy vậy thì nói vớI Bà: "Bà đừng chiều cháu, nó quen đi ..." Cái sự này thực tôi không còn nhớ rõ, nhưng như vậy cũng tỏ rằng lúc đó tôi còn nhỏ lắm và Mẹ tôi đã mất đi rất sớm. Chỉ có cái hình ảnh tôi quẩn quanh bên Bà như một con gà con bên ga mẹ thì tôi còn nhớ như là mớI hôm qua vậy. Tôi nhớ những trưa hè nóng bức (Quê tôi nằm sâu trong nộI đîa và được bao bọc trong điệp trùng núi đá nên cái nóng những trưa hè thật là dữ dội!), Bà ngồi quạt cho tôi ngủ trên cái chõng nhỏ dướI bóng mát của bụi tre ngoài ngõ và Bà ru tôi bằng những đoạn lục-bát cuả các tích truyện Thạch Sanh, Tấm Cám, Tống- Trân Cúc Hoa ... Cũng còn có hai bài thơ ngắn Bà đã đọc cho tôi nghe mà tôi còn nhớ được và từ đó đến nay chưa thấy ai đọc và in ở đâu. Bài 1 là nề nếp trong nhà (gia phong), còn bài 2 kể tên các cây trái quê hương.
1.
Ba bà đi chợ, nói chuyện nàng dâu,
Một bà đi sau, hu hu liền khóc:
Nhà bà có phúc, lấy được dâu hiền,
Nhà tôi vô duyên, lấy phải dâu dại.
Việc làm thì ngái, chỉ những sự ăn,
Quét một cái sân, đánh chết ba gà,
Quét một cái nhà, đánh chết ba chó.
Có mâm dỗ họ, miếng ra miếng vào,
Rửa bát cầu ao: soi gương liếm đĩa,
Trông thấy con đìa, tưởng miếng gan gà,
Mắt nhìn người ta, thò tay đút miệng.
2.
Chuyện khôi hài đem ra nói tạm,
Tích Trầu-Cau kể mãi cũng nhàm;
Tôi xin kể một đoàn cây cối,
Kể từ cau dưa dừa chuối,
Thị, vả, vải, sung,
Cam quýt, mận hồng,
Mít. sấu, bứa, hồng-quân, táo nhãn ...
Các thứ cây họp bầu xã-khán,
Để lấy làm thạch-thụ-chi-dân.
Xem anh nào lắm rễ nhiều bàng,
Dân tôi xin thuận thụ.
Lấy anh xã Thị ra làm khán cho làng trông cậy,
Anh Dưa lại ra điều dưa dẩy,
Đào lộn từ, Bứa lại nói ngang.
... ...
Sai Hồng-quân bắt khắp mọi nơi,
Bắt chẳng được tím rầm mặt lại.
...
Còn anh xã Thị để cho làng bóp nặn.
Khi tôi bắt đàu đi học thì Bà để ý nhắc nhở; Bà nhìn bóng nắng nhắc tôi giờ đến lớp. Có lần tôi mải chơi quên giờ đi học, Bà gọi tôi và bảo:"Về đi học đi cháu, tao thấy con Dính (tức là chị Hính trong làng) đi qua ngõ từ lúc nãy rồi; Nó bảo bà nhắc cháu đem tiền đi đóng nguyệt phí (học phí)." Bà bảo tôi rằng phải giữ sách vở cho cẩn thận: "Các cụ ngày xưa học chữ Nho, không bao giờ để sách vở lung tung; Thấy tờ giấy viết chữ rơi xuống đất thì không được giẫm vào mà phải nhặt lên!"
Ở đây cần ghi thêm 1 kỷ niệm: Trên trang blogtiengviet.net, 1 bạn nữ kể kinh nghiệm của người cha khi không muốn con trai quấy rầy thì xé tờ báo có hình ra nhiều mảnh rồi bảo con xếp lại xem là hình gì. Tác giả ca ngợi ông bố có sáng kiến và đứa trẻ thông minh. Tôi phê bình rằng như thấ là không trân trọng những sản phẩm văn hoá. Không quý chữ thì không trơng nghĩa ! Một vị cao niên viết cho Trang chủ: Ý kiến phản bác cũng cho ta biết người viết thế nào để ... kiềng mặt ra ! - Văn chương không bám vào nền tảng văn hoá thì cũng không góp cho đời bao nhiêu ý nghĩa !
Tôi lớn lên, còi cọc và ốm yếu. Ở tuổi 4,5 là một trận ốm thập tử nhất sinh: kiết lỵ. Thày tôi đã cho tiêm rất nhiều Penicillin: thứ thuốc bột trắng trong lọ thủy tinh, kèm lọ nước lọc, tiêm vào rất buốt. Ngay nào cũng vậy, cứ thấy bóng bác y-tá (bác Tài trong xóm) tới đầu ngõ là tôi chạy trốn vào góc nhà và réo tên bác lên mà chửi (?!). Nhưng rồi người đã vào nịnh tôi thế nào đó rồi tóm lấy tôi để vạch áo lên cho tiêm thuốc. Áo quần mặc, bây giờ không còn nhớ được kiểu mầu, gây ra cảm giác không quên: Lõng thõng, xộc xệch và cứng như mo cau; Ấy là vì phẩm vật trong người tôi cứ tự động chảy ra và tự động khô đi ... Cuối cùng thì tôi qua khỏi, bởi Thày tôi còn nhiều điều muốn dành trao lại cho tôi; Bởi Bà nội của tôi còn bao chuyện cổ tích thuộc lòng; Bà truyền cho tôi lòng yêu những vần thơ lục-bát, những đạo lý làng quê, những tích người nhân nghĩa ... Bây giờ nghĩ lại, tôi tự hỏi: Có phải Bà ru những trường đoạn Thạch Sanh, Tấm Cám ... cho tôi nghe hay cũng chính cho Bà? Hay Bà là đức Bồ Tát nào đó đã hiện thân mà giáo hóa cho tôi ? Bà đã sống không mất lòng ai trong ngõ xóm, không người nào thấy bà cao giọng bao giờ. Tuổi 70, 80, Bà vẫn dọn vườn trồng mía, bán nhặt từng hào để lấy tiền tiêu mặc dù Thày tôi rất cần cù, tháo vát và nhà tôi, trong làng xã, cũng thuộc loại đàng hoàng ...
Bà ngoại
Hai Bà đều thương (riêng ?) tôi vì "mồ côi" sớm chăng ?
Quê ngoại ở Thượng Đồng, Ý Yên (từ Thị trấn NQ đi Ca-nô xuống Trị xã NB, đi tàu hoả 1 bến đến Cát Đằng thì đi bộ 2-3 cây vào làng) có 2 cỗ ngựa gỗ to trong Đình làng. Anh Trần Mỹ Giống viết rằng đây là làng có nhiều người khoa bảng. Khi Bà còn, Tết năm nào Thày cũng đưa chị em tôi về thăm; năm cuối em Hùng cùng về. Với Bà ở nhà trong, bao giờ Bà cũng cho đồng tiền mới "mừng tuổi" và dặn: Đừng cho chị mày biết. Tôi vâng dạ; nhưng sau đó thế nào cũng đưa cho chị "giữ hộ" và thế là ... xong. Ghi việc này thì nhớ luôn là Bà nội trồng mía ở góc sân, giữa bếp và bể nước. Bà bán cho ai vào mua và cả chị tôi, vì "đi làm thì ó tiền". Tôi thì được ăn thoải mái chắc không phải "chưa đi làm" !
3. Làng Sào
Làng tôi có tên là Sào Thượng; Đúng ra phải gọi là thôn (Hai thôn chung lại một làng ..., Nguyễn Bính) vì có hai thôn: Sào thượng và Sào hạ. Cả xã Lạng Phong cũng có nhiều làng như vậy: làng Đá (thượng, trung, hạ), làng Liêu (thượng, trung, hạ, nhưng chỉ có Liêu hạ thuộc xã Lạng Phong) ... Tên chữ của Sào thượng là Tân Phong. (Năm 2018 về quê có gặp lại anh Quách Viết Dậu Đá hạ, bí thư đoàn thời lóp 8 Quỳnh Lưu. Anh nói làng Đá có tên chữ là THẠCH BÀN). Làng nằm đầu xã, giáp thị-trấn (phủ) Nho Quan, bên phải dòng sông Lạng - (Con sông có tên chữ là Hoàng Long mà khi học lớp 4 trường huyện, tôi được nghe thày giáo Ngô Đình Thọ nói đến trong một bài thơ tuyên truyền cho việc đắp đê:
Sông Hoàng Long uốn cong nhiều khúc,
Nước Hoàng Long khi đục khi trong;
Mỗi khi nước lũ tràn dâng,
Cuốn trôi chỗ nọ, ngập băng chốn này.
Nước đổ xuống hơn ta giặc phá,
Có nhiều khi thiệt cả mạng người
...).
Hồi 4, 5 tuổi, chạy quanh xóm chơi, tôi thấy làng tôi rộng lắm, đường thì dài mà thật là lắm ngõ. Phía giáp sông có xóm gọi là vạn Sào; "Vạn" là chỉ các làng ven sông. Vạn Sào có thuộc làng Sào không thì tôi không rõ lắm.
Nhà tôi nhìn hướng nam, con đường xuống xã chạy qua trước ngõ. Bên phải nhà tôi là nhà bác Ngò (là gọi theo tên anh trưởng, tên bác đúng ra là Ngọ, anh thứ hai tên là Tương còn cô út thì tên là Thơm), khi nhà ông chuyển lên ở trên làng (đồi) Lạo thì Thày tôi mua lại miếng đất để làm vườn. Nhà bác ấy có thể nói là gặp nhiều rủi ro: cô út mất sớm vì bệnh đậu mùa, hai anh con trai thì lận đận đường gia thất, sau hình như đều hy sinh trong cuộc đạn bom ... Người ta bảo đất ấy không tốt: nhất cạnh ao, nhì đao đình! Tôi chỉ thấy vườn bên ấy nhiều đất thịt, ít mầu nên trồng rau kém lắm...
Qua nhà bác Ngò hai thửa ruộng là Văn-chỉ: Khu đất cao có tường xây bốn phía, các cột đều có đắp hoa văn. Phía trong các bức tường có các hốc xây lõm vào không biết để thờ gì hay chỉ để đốt hương. Giáp phía đông của văn-chỉ, hướng phía nhà tôi, là nhà ông Trào và nhà ông Toán. Toàn bộ khu đất này sau được htx xây lò thuốc lá. Tường được phá dần đi còn bia đá thì hạ xuống. Một tấm bia như vậy, lần về phép năm 97, tôi thấy đã được ai đó dựng lên. Nếu không lầm thì chỗ dựng bia bây giờ có lùi về phía đình làng một chút.
Từ Văn-chỉ rẽ phải là đường vào đình Tân Phong (đình làng Sào). Con đường này ngày tôi còn nhỏ thì cao lắm, phía ngoài là những thửa ruộng sâu xuống, phía trong là hàng rào trồng hóp bao bọc lấy cây đa. Nhớ hồi ấy, phải thuộc loại trẻ con nhơ nhỡ thì mới dám đứng ở mép đường mà nhảy xuống ruộng; Trước khi nhảy thể nào cũng phải dừng lại một chút để hít hơi và nhắm chỗ mình sẽ rơi xuống: phải tránh những chỗ đất do chân trâu bò dẫm vào, sùi lên và khô đi. Đình nằm cách biệt với làng bởi 3 thửa ruộng: ngay sau đình là ruộng đình, bên phải bên trái là ruộng tư. Đình làng rất lớn có sân rộng lát gạch. Hồi 53, 54 người ta tổ chức những buổi chiếu phim đèn chiếu (ảo đăng), dựng rạp để diễn kịch và tổ chức những đám cưới tập thể. Bên trái đình có cây thông khá cao còn bên phải là cây muỗn và cây gáo. Trước đình là ao bán nguyệt; Ngay từ thời thiếu niên tôi đã thấy ao đình cạn dần, người ta ít lấy nước ở đây về dùng mà ra sông hoặc ra bai để gánh. Tất cả đã không còn với thời gian.
Gần đây về lại, tôi thấy đình đã được tôn tạo. Ban tổ chức đều là những người thân quen trong làng: bác Tạo là anh họ, bác Lưu lớn tuổi hơn chị tôi ít nhiều nhưng hồi xưa hay qua lại nhà tôi và gọi thày tôi là anh, bác Oanh có con gái cùng học với em tôi v.v. Thời thanh niên các bác đều là những người đầy nhiệt huyết: người ở lại quê tham gia chính quyền, người đi thoát ly đóng góp với phong trào; Bây giờ ai cũng ở ngưỡng lục tuần, về lại nơi sinh, vun bồi kỷ niệm ... Các bác soạn thảo tập sách giới thiệu về đình và tặng tôi một bản. Nhìn hình cây vẽ in ngoài bìa, bác Lưu cười hỏi: Có biết cây gì đây không ? Sợ tôi đoán ra, bác nói luôn: Cây muỗm đấy !... Tôi thấy ngạc nhiên vì chưa thấy ở đâu lấy cây muỗn làm biểu tượng cho một tác phẩm, một công trình ! Nhưng tôi thấy một cảm giác rân rân trào lên trong lòng. Nếu lấy cây thông chẳng hạn thì người ta hiểu ý nghĩa nó ngay là muốn noi gương cái trí thông minh, cao sáng. Nhưng hiểu ngay rồi thì cũng dễ quên ngay; Những cái sáo mòn khó để lại dấu ấn trong tiềm thức. Các bác dùng hình ảnh cây muỗm có phải là vì chưa thấy ai dùng chăng ? Chắc không phải là như vậy (không nên nghĩ đến chuyện chơi trội hay khác đời mà tội nghiệp!). Tôi nhớ cây muỗm rất cao, gốc to và trơn tuột; Có khá nhiều người đã trèo lên. Có thể, thuở ấu thơ, các anh cũng đã từng leo cây tới rách quần, rách áo. Cây cao bóng mát, mà trái chín bóng láng đầu cành kia mới thơm ngọt làm sao ... Cây muỗn được chọn làm biểu tượng quê hương: Quê hương có đình lớn thông cao, quê hương có văn-chỉ và bia đá đổ rồi lại dựng; Quê hương có những con người khi tuổi trẻ thành già thì chung sức lại tu sửa chốn xưa đầm ấm, thiêng liêng, vẽ in lại hình dáng cây xưa đã từng trùm bóng xuống đời mình ! ...
Anh Trượng ngày xưa là phụ trách thiếu nhi của tôi; Năm ngoái gặp nhau, anh khoe: Từ hồi chú đi đến giờ, thằng cháu nhà tôi là đứa đầu tiên đỗ vào đại học ... Tôi thấy ngờ ngợ: Chẳng nhẽ thật thế sao, lâu lắm rồi mà, dễ đến 3 chục năm có lẻ ? Hai anh em kể với nhau những chuyện ngày xưa. Trong nhà, ông cụ Cốc trên 90 tuổi lần mò xếp lại mấy cuốn sách chữ nho cũ nát. Tự nhiên trong đầu tôi nảy ra câu hỏi: Ai đã dựng lại tấm bia văn-chỉ ngoài kia?
Thày giáo Vỡ lòng *
Nghĩ về chuyện đi học tôi lại nhớ đến người thày đầu tiên của mình: Cụ Chánh Khanh (HK18: Anh Bùi Hoa Chúc nói với tôi rằng Thày cũng dạy chữ Nho cho các anh như anh Oanh, ...). Tôi nhớ Thày và nhớ những vết roi thày đã đánh tôi *). Hồi đó chắc tổ chức trường của mình còn thô sơ lắm: Những lớp vỡ lòng được tổ chức tại làng và do người nào đó trong làng có trình độ đứng ra dạy. Lớp học được tổ chức ở nhà ông Năm (hay gọi là ông Năm xồm), lấy ghế băng làm bàn. Cùng lớp ấy có Thắng, Nhân, Ninh ... Buổi đầu, thày nói với cả lớp: Thày cần một cái roi mây ... Không biết có phải đăng ký với thày không mà sau buổi học, tôi và Nhân rủ nhau hì hụi chui vào bụi mây nhà bác Lưu cắt cho được một cái roi to và thẳng. Nhớ rằng bụi mây hồi ấy to và rậm lắm, ai lớ sớ đi gần là bị gai cào. Hôm sau chúng tôi hí hửng đem roi đến cho thày thì không biết vì lý do gì đó, thày đã dùng doi đánh tôi mấy cái ... Không nhớ lý do chắc là việc bị đánh này không để lại nhiều oán hận trong tôi (Có bạn bị đánh đã phản ứng lại rất hỗn hào!); Sau này Thày tôi nói lại: Chính Cụ bảo Thày tôi là thằng nhỏ học được đấy, anh cố để ý đến nó!... Thày dạy chúng con viết chữ bằng mực tím; Con mang những con chữ của thày đi học bao trang sách. Bây giờ, con đã biết làm để tự nuôi sống mình, đã có thể hiểu được chuyện đời và cũng bây giờ con mới hội hết cái ý trong bài khai thị của thày, là: Dẫu lệnh ban ra từ một đấng nào thì kẻ trí cũng cần nghĩ suy trước khi hành động; Roi vọt ... dùng để đánh bạn bè thì cũng có lúc được dùng để đánh ta... Chân lý như ngọc sáng ấy không dễ nhận ra và gìn giữ nếu không có một lần trong quân ngũ, người bạn thân của ta đã rình mò ta như một kẻ tay sai!... Người, cùng thế hệ Thày Mẹ tôi, không còn nữa! Xin Người nhận nơi con một nén tâm hương !
Dân Làng
Dân làng đa phần làm ruộng, nhưng cũng có người đi buôn; Trong cải-cách có một số địa chủ được "bầu" lên. Nhân vật có thể nói là đa dạng.
Ngay sau nhà tôi là nhà ông phó Tuy, ông họ Hoàng, bà vợ thì họ Bùi; Nghe loáng thoáng thì bà cũng thuộc một ngành xa của họ Bùi nhà tôi. Chuyện này không lạ: nhà ông Thiều phía bai (lối đi về Sào hạ) có họ thật sự; Sau này xác định là ngành trên với nhà tôi. Thế mà bao nhiêu năm đi lại thật ... bình thường. Dưới làng Đá cũng thế: năm nào chúng tôi cũng xuống tết nhà bác Ngư, bác Quyết; Vậy mà nhà ông Sinh, ông Uyên thì chẳng thấy ai nhắc đến. Ông Uyên là thày giáo của chị tôi và của tôi; Thày có chữ ký rất đẹp ... Những chuyện hơi cũ ấy, tìm hiểu cũng không phải khó; Nhưng hình như cứ để mờ ảo như cổ tích thế này có khi lại hay hơn! Ông phó Tuy ngày xưa có tham gia Việt Minh thì phải; Bà cụ Nghị (bà vợ) sau này là Mẹ Hiền của đội thiếu nhi chúng tôi. Nhớ có lần bà la rầy ai đó cho trâu bò vào vườn nhà bà (cái vườn rộng thênh thang, đầy cỏ), tôi đã đem chuyện này ra nói trong lúc sinh hoạt đội thiếu nhi với giọng đàm tiếu, may mà hình như không có ai ... nghe ra. Con các cụ thoát ly nhiều, tôi chỉ biết anh Mạc công tác thanh niên ở xã. Cô út là Thông có lẽ hơn tôi 1, 2 tuổi nhưng học sau 1 lớp thì phải; Thông có khuôn mặt tròn xinh và tính tình ra vẻ người lớn; Khi tôi đi học xa, chúng tôi có thư từ qua lại vài lần rồi sau thì chắc là đều ... bận.
Xế đông bắc là nhà ông bát Cuông "đi lính sang Tây". Lúc chúng tôi còn là trẻ con thì không bao giờ thấy ông ra khỏi nhà. Có lần Nhân nói với tôi: Tao thấy ông ấy đi giầy ra vườn !... Nhà ông là ngôi nhà to lợp ngói, cửa lắp cánh gỗ, mùa hè vào thì mát lắm. Nhà tôi thường sang giã gạo nhờ. Sau này Thày tôi làm cái cối giã gạo ở đầu bếp thì chúng tôi ít sang nhà ông hơn. Tôi nhớ cái thời văn nghệ xóm sôi nổi lên, đội văn nghệ đã tập nhờ ở nhà cụ. Đội văn nghệ thời ấy có lớp đàn anh tham gia: anh Tạo, anh Bình, chị Mùi, cậu Phúc ... Anh Quý là anh của Ninh nhà ông Chạc, bạn học của tôi, thì diễn và hát rất hay; Anh không may chết vì bệnh lên đậu gì đó mà không biết cách ăn kiêng vào đúng một dịp lễ mồng Một tháng Năm. Cậu Phúc khi đó đang làm ăn ở Hà Nội, về ôm mộ bạn khóc.
Ông khán Yên (Thân sinh anh Bùi Hoa Chúc, hiện là "Thày cúng" của xóm) làm chỉ đạo hay biên tập gì đó; Lúc khai mạc diễn tích Trần Bình Trọng và Tống Trân - Cúc Hoa ông có lên đọc bài mở màn. Quần áo diễn viên và phông màn thì mượn của đội văn-công trên Thị-trấn; Sau tôi có nghe chị tôi nói là đội nhà mình diễn hay hơn đội Thị-trấn nên xem đến giữa chừng thì mấy đồng nghiệp trên đó bỏ ra về! Không biết thật hư thế nào nhưng nghĩ lại thì những buổi văn nghệ như vậy đã để lại trong tôi không ít dư âm; Những làn điệu hát như trống-quân, cò-lả v.v. tôi biết ít nhiều. Bây giờ thì quên gần hết rồi, nhưng tôi vẫn cứ muốn có dịp nào sẽ sưu tầm lại những thứ xưa cũ ấy. Tỷ như khi vua ra ngồi "ngai vàng" thì có đội cung nữ múa dâng rượu và hát::
Chúng tôi đoàn nữ nhạc ca xang,
chúc Thánh-hoàng vạn vạn tuế;
Dâng chén quỳnh,
Lòng em đây thiết tha bồi hồi mơ màng;
Xin kính dâng cùng với Thánh-hoàng ...
Sau này, trong dịp về quê năm 2018, tham dự buổi văn nghệ ở sân Đình, coi đội văn nghệ thôn múa hát, tôi bảo với cháu Lam làm "bi thư" là chỉ có 1 người đi hài và bước đúng cách rồi đọc lại cho nghe. Ông cụ cao niên (người trên Thị trấn ? Biết chữ Nho và tích cũ) nói với Lam: Nhớ mà ghi lấy!
Kể những người có tên trong làng thì phải nói đến cụ cửu Cáp; Chức cửu phẩm của cụ nghe nói là chức mua vì nhà cụ giầu. Những chức tước bằng chữ nho tôi không hiểu hết nên có lần hỏi Bà tôi (Bà tôi là quyển từ điển đầu tiên trong đời tôi đấy!) thì bà nói: Hàng văn ăn ngược, hàng võ ăn xuôi ... Tức là hai cụ vừa nhắc tên ở trên thuộc hai ban khác nhau. Chữ "hàng" làm ta hình dung ra một buổi triều kiến trong cung đình có hai ban văn-võ hai bên, còn chữ "ăn" thì thật hay, đặc việt (nôm): giải ra nó có nghĩa là "tính theo" v.v. Học vị thực của cụ không được nghe kể lại nhưng có lần vào nhà ông anh tôi chơi, cụ nói: Đời anh sẽ đổi thay nhiều !... Cụ có cái nỏ bắn chim và lúc nào cũng có một con chó nhỏ chạy lon ton theo sau. Tôi chưa mục kích cụ bắn bao giờ nhưng cũng có lần thấy cụ mang chim về. Trong con mắt làng quê hồi ấy thì cái nỏ cũng là một thứ máy tối tân. Trẻ con chúng tôi thì càng thấy nó quan trọng và huyền bí. Ấy vậy nhưng những đêm trăng sáng, không biết làm gì, chúng tôi vẫn mò vào vườn nhà cụ ăn trộm ổi. Trèo lên mấy cành cao, rứt một quả gần bỏ vào mồm đã, rồi bứt thêm ít nữa bỏ trong áo may-ô ... Nghĩ lại, tôi chắc không phải cụ không biết: người già có ngủ nhiều đâu! Tôi còn đồ rằng cụ biết rõ đó là trẻ con hàng xóm và đứa nào là con cái nhà ai ... Ổi gần chín ăn thấy hơi chan chat nhưng một lúc sau thì cảm thấy ngọt nơi cuống lưỡi! Nhà cụ có cái đồng hồ quả lắc gõ nhạc theo giờ; Cụ bảo cái đồng hồ giá tới 3 thùng thóc. Cái quạt "máy" treo cao tít trên nóc nhà thì kéo bằng tay hoặc giật bằng chân. Ông khán Yên, ông khán Sót, nhà ở trong làng; Giữa xóm là nhà ông thơ Sảnh có hồi làm trong tổ đông-y trên chợ huyện. Phía rộc, bờ sông là nhà ông Cơ, nhà ông Quách Yên (địa chủ Yên), ... Làng Sào kể ra không lớn lắm, mà đã bầu lên đến lắm là địa chủ.
Năm ngoái, 2002, về quê có việc; Lúc trà dư tửu hậu buổi tối, vẫn thấy Dì tôi nói chuyện với mấy chị về những ngày xưa. Nghe rồi để đấy vì những chuyện cũ người ta nhắc lại đều đều mỗi lúc gặp nhau. Nhưng lúc về lại Hà Nội, khi việc đã qua, còn mấy người nhà, lại thấy bà Cô tôi nói về cái ngày còn nhỏ, đưa trộm cơm cho người anh bị đội bắt giam ... Những chuyện cũ cứ như nhập tâm, như được "đốt" vào CD kỷ niệm của những người già. Không lớn giọng, không ồn ào; Không thành phong trào, không vận động. Người ta nói lên như một thứ thói quen, như chỉ để cho mình. Còn người nghe cũng tùy tâm: Nghe cũng được mà ngủ đi vì mệt, vì nhàm, vì tỏ ý không muốn tham gia, cũng được! Người nhà quê đi đến văn minh bằng những đôi chân trần đầy đất bụi!
4. Nhà thờ Họ
Dienstag, 19. Januar 2021, 21:28:28 Uhr
Nhà thờ Họ đã được các em Bùi Hồng Khánh, Huỳnh Thanh Sơn đầu tư và em Bùi Văn Dũng quản lý thi công. Hiện tại "bà xã" Đinh Thị Liên đi về trông coi. Đôi khi anh chị em trao đổi, bà ấy nói: "Đây là nhà thờ Cụ Bùi Văn Tiến và Cụ Phan Thị Ý." (Cũng đã nghĩ: Đó là phần của Bà vì công lao "ô sin" cả năm trời ở Bình An.) Đã cảm nhận công lao bà Xã "làm mõ cả 2 nhà: Họ Đinh và họ Bùi"; thì ngẫm thêm về phương ngôn: "Có con thì phải nuôi con, / Có chồng thì gánh giang sơn nhà chồng." Để hiểu ý tứ chữ "Phúc Đức tại Mẫu - người Mẹ". Ghi lại những dòng viết cho em Bùi Khương về bà Nội để tỏ chữ "Tam đại đồng đường" tiếp nối.
5. CHIA SẺ VỚI BÙI KHƯƠNG
http://hoangthu3-1403.vn102.space/?title=thang_ch_p_12_2020_c_m_nh_n_10a&more=1&c=1&tb=1&pb=1
Montag, 7. Dezember 2020, 23:53:27 Uhr
Chia sẻ RIÊNG với B. KH. nên để 1 ngày trên BTV rồi chuyển qua FB.
R1: 2 dòng cuối của "Mậu Thân (1908) tự thọ": Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa, / Thử xem mãi mãi thế này ư?
R2: Có 2 chuyện về Bà Nội. Bà họ Phan là họ lớn trong làng. Thời nhỏ mình cứ quẩn quanh Bà nên mới nhớ "Nắng trưa, gió quạt, tiếng Bà hát ru." Bà coi bóng nắng giọt gianh để nhắc mình đi học (dưới Đá thượng). Chuyện nhắc lại là Bà thường kể về quê nội: Ở Nam Xang, Bình Lục...; và đọc "Đầu gác núi Đọi, Chân dọi tần vường; ..." Nhớ lại với ít nhiều ngạc nhiên; nhưng nay thì ngộ ra phương ngôn: "... Lấy chồng thì GÁNH GIANG SƠN nhà chồng". "Gánh giang sơn" ghi đậm vì hiểu rằng không chỉ cơm canh, bếp núc mà quan trọng là nhớ/thuộc lai lịch giòng Tộc để truyền cho con cháu. Từ đây lại hiểu rộng thêm sự đánh giá công lao "... tại Mẹ, tại Bà" - "Gánh giang sơn" thật nặng !
R3: Sức, Khí lực từ đâu mà Bà và Mẹ làm tròn bổn phận "gánh Giang sơn" ? Lớp 9 đọc truyện cấm "Mở Hầm" của Nguyễn Dậu do bạn Đinh Cao Thắng cho mượn, nhớ mãi câu: "Đàn bà đẻ được, nên sức sống cao hơn.". Tin, vì thực tế là tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới. Nay, thời đại dịch, các nhà kho học giải thích tỷ lệ lây nhiễm ở phụ nữ thấp hơn ở nam giới vì phụ nữ có cặp nhiễm sắc thể XX, trong khi nam giới là XY. Chính là do sức miễn nhiễm của XX cao hơn XY nên phụ nữ có sức đề kháng cao hơn.
R4: "Đức Tụ Quang". Chuyện sau làm nhớ và hiểu sâu chuyện trước.
+ 2018 về nghe bà xã kể: Cháu gái lớn đi học về nói với mẹ nó: Cô giáo bảo con viết kiểm điẻm lấy trộm điện thoại của bạn. Vừa nghe, mẹ nó bù lu bù loa: Làm sao có chuyện đổ đốn ra thế này ? Bố bọn trẻ về đến ngõ nghe loáng thoáng thì vào quát vợ: Khóc lóc cái gì ? Nhà này không ai có thói ấy ! Bà gọi cháu vào bảo: Cháu kể bà nghe chuyện thế nào ? Cháu: Cháu làm xong bài thì mượn điện thoại của bạn để đọc tin. Cô giáo đi xuống bảo cháu "lấy trộm" và bắt làm kiểm điểm. Bà: Thì cháu cứ viết lại và bảo bạn ghi thêm rồi gửi cho cô giáo. ...
+ 5-7 tuổi.
Đứa con gái hàng xóm đem cơm ra ngõ ăn rồi bỏ bát đũa vào chậu nước gạo. Hàng xóm thấy con về mà không có bát đũa thì nói to "cho cả làng nghe thấy": Có cái bát đũa trẻ con ăn mà quanh đi quẩn lại đã mất tăm mất tích !
Bà nội bắt con gà nhà nuôi; làm thịt nấu cháo và đem sang biếu Cụ Bát Cuông một bát: Thưa Cụ, Cụ biết nhà cháu không thiếu thốn gì; thế mà nhà bên mất cái bát cũng nghi ngờ và réo rắt. ... Cụ Bát Cuông nói: Mình sống như cây ngay thì chẳng sợ gì. Ai nói không thì họ tự mang lấy tội.
+ Ghi lại chữ đại tự trên, thì nhớ lời Anh Bí thư xã Tùng Liên giảng nghĩa chữ "Đức âm bất vong - Cái vang vọng của chữ ĐỨC không bao giờ mất đi". Khí, Lực là TIÊN THIÊN mà ĐỨC TRÍ là HẬU THIÊN như 2 chân cho con người vững vàng trong đời vậy !
R5: Tạm KẾT để NỐI:
Đạo lý xác định người phụ nữ là nền tảng nối kết gia đình và xã hội của Việt tộc được chứng minh không chỉ qua huyền thoại "Âu Cơ - Lạc Long quân" mà còn thể hiện qua lịch sử với những trang thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu; Điều đó hoàn toàn khác với triết lý Khổng Khâu (Tàu "khựa", vì hay "cà khịa"): Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (Tử tử tòng ... ta ?!). Cũng đã hơn 1 lần bàn về điều này qua việc Cụ Tú Xương ca ngợi vợ: "Nuôi đủ 5 con với 1 chồng". Điều Cụ Nguyễn Trãi khẳng định quá rõ ràng: "Núi sông, bờ cõi đã chia, / Phong tục Bắc-Nam cũng khác." Vậy thì việc các bậc Sỹ phu đang bàn là "thoát Trung" cũng đừng quên "hòn đá tảng" này !
6. Lời Cuối Sách
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng Canh Thìn năm 2000; Tôi, Bùi Hồng- Mạnh, tên khai sinh: Bùi VănTôn, Pháp-danh: Thiện Hảo, thắp hương nhớ về Ông, Bà, Bố, Mẹ và xin tiếp tục hoàn chỉnh bộ kinh thứ ba này.
Ba cuốn kinh: Vu-lan-bồn Nghĩa, Báo đáp Phụ-Mạu trọng ân, Nhân-Quả ba đời và Nghi-thức Mông-sơn Thí-thực tôi chép in lại trước hết để tỏ bày lòng kính ngưỡng đến công ơn khai thị của đức Bản-sư Bụt Thích-ca Mâu-ni, của chư Tổ và các vị Thầy đã dồn tâm huyết để dịch và in, phát Kinh, Tạng. Cũng coi là kỷ niệm gửi con, cháu, xin có vài lời bày tỏ:
Kỷ niệm tu
Có thời gian chúng tôi âm thầm tự đặt cho mình một chương trình tu học là: Theo lịch phật-sự của Thày bổn-sư Thượng-tọa Viên Giác, chúng tôi sẽ viếng thăm các đạo-tràng trong phạm vi nước Đức. Anh Hồ Thanh nói: Như thế thì lợi lạc nhiều lắm: Vừa được theo Thày tu lại vừa được học cách làm của các đạo hữu khác ... Cứ như vậy, trong khoảng gần 2 năm, chúng tôi thực hiện khá đều; Kết quả không những các bài Pháp-phật được tiếp thu một cách hệ thống mà tình đạo-hữu thấm vào như nước cam-lồ làm cho tâm ấm lên, hồn thanh thả lại. Một buổi kia, anh H.T. nói: Khá lắm ! Thôi xuống núi được rồi, và hãy tự mình đốt đuốc mà đi! ...
Chúng tôi đã thu hoạch được rất nhiều. Dù kết quả không đến mức "bất khả tư nghì - không thể nghĩ-bàn", nhưng cũng không viết hết ra trong một lúc được; Nhất là tình đạo-hữu, nghĩa thày-trò thì chẳng thể nào quên. Nhớ một lần, thấy chúng tôi đứng trong hàng phật-tử chào đón Thày, Thày chỉ tay cười nói: Lại gặp các vị này ở đây! Chúng tôi rất cảm động vì Thày đã nhận ra mình và nhất là thấy Thày vui. Chúng tôi nghĩ nếu không vội lên lớp, chắc Thày đã đứng lại, xoa đầu chúng tôi và nói: Lành thay phật- tử! (Tất nhiên là chưa và không thể được nghe: Thiện tai Tỳ-kheo - Chúng tôi đang ở bước đầu trong a-tăng-tỳ thứ nhất!). Nói cảm động khi thấy Thày vui là nghĩ đến công đức thật lớn của Thày: Gió, tuyết, đường xa ... chúng tôi chỉ đi một vài lần - Còn Thày thì đã bao năm trời xông trải. Chúng tôi lo cho cái xe, chỗ ngủ của mình - Còn Thày thì nghĩ đến đời sống bao người, lo cho tâm linh họ bao nhiêu kiếp ... Việc học, ngoài nghe giảng, còn là noi theo tấm gương của Thày bổn-sư, để ngộ cái lý thật cao, để thấm cái tình thật rộng. Một điều nhỏ làm nguyên nhân cho những dòng viết sau đây chính là một trong những điều chúng tôi tiếp thu được ở Thày.
LỚI CHA
Ba (3) điều ghi nhớ:
* Năm lớp 6 lớp 7 gì đó, tôi phạm lỗi. Cô giáo (trọ trong 1 nhà ở Sào hạ) nhắn gia đình bảo tôi xuống nói chuyện; tôi sợ nên chị tôi phải đi cùng. Thày tôi nói: Tội - Tạ, Vạ - Lạy; Làm gì mà phải SỢ ! TẠ và LẬY chính là hành vi "SÁM HỐI" và đây là bài học "VÔ UÝ thí" như phương châm xử thế suốt đời.
* (Hai trong Một)
Năm 1968, khi dùng xe đạp đưa tôi xuống Yên Mô tập trung đi học ở Đức. Qua sông Nho Quan, đến ngang núi Hốt, Thày nói: Trước nay ở nhà con bơi lặn như con cá to. Nay ra sông biển phải biết còn nhiều người tài năng hơn mình **); đến một đoạn sau, Thày đọc: TU là cội PHƯỚC, TÌNH là dây OAN. ***) - Theo lời dạy đó mà tôi đi Chùa, Kiến Phật - Khai Tâm thành Phật tử.
*)
Giao Thừa
Karl-Marx-Stadt,
26 tháng Giêng - 10. tháng Một 1990
Ca dao: Mồng Một thì ở nhà Cha,
Mồng Hai nhà Mẹ, mồng Ba nhà Thày.
Đất Mẹ ơi, con xin lại khóc một lần,
Xa xôi lắm, và nhớ thương lắm lắm;
Côi cút trong cõi đời bụi bặm,
Con vẫn giữ trong lòng hình Mẹ thương yêu.
Không cuộc sinh thành nào sóng lặng trời yên,
Đẻ con làm người, Mẹ một lần dứt ruột;
Mẹ xa đời sớm ...
Công sinh thành ghi tạc một đời con.
Lo cho con thành người lòng Cha những mỏi mòn,
Miếng khoai tháng Ba dành con khúc giữa;
Ôm con vào lòng tránh gió lùa khe cửa,
Bàn tay vẩy rô còn ngái mùi bùn ...
Đất Mẹ ơi, con xin lại khóc một lần,
Khi nhớ ngọn roi Thày và những lời nhắn nhủ:
-"Sức thằng nhỏ còn đi xa nữa".
Con chưa đi hết lòng mong, tầm mắt của Thày !
Qua những thăng trầm, qua những đắng cay,
Bám vào quê hương, nắm tay bè bạn -
Nguồn sinh lực chẳng bao giờ mòn cạn,
Bốn ngàn năm giòng máu chảy trong người.
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân lại về rồi,
Thời gian, thời gian, thời gian vô tận;
Vũ trụ chuyển vần với đôi vầng nhật nguyệt,
Gió bụi phong ba âu cũng chuyện đời thường!
Giao thừa con thắp nén hương,
Trên bàn thờ Mẹ, gửi hồn về quê ...
**)
Lời Cha
27 tháng Sáu 1990
"Ở ao thì thấy mình to,
Ra sông ra biển phải lo kém người" ;
Lời Cha dạy buổi vào đời,
Bạc đầu càng thấy rạng ngời ý son.
***)
Kiến Bụt
Coliphot, Zirndorf, 17. tháng Sáu 1998
Duyên khởi Trường-thủy điện,
Danh khai Viên Giác Sư;*1
Vốn dĩ Phụ-thân di huấn,*2
Tây phương kiến Bụt khai hoa.
*****************
* Trường-thủy: Nước dài (Langwasser Süd, Nürnberg)
* 1 Thượng-tọa Thích Như Điển, trụ trì chùa Viên Giác Hanover, quy-y và đặt cho pháp-danh Thiện Hảo.
* 2 Năm 1968, khi đưa con đi học ở CHDC Đức, Thày tôi đã dạy như vậy khi nhắc một câu Kiều: Tu là cõi hạnh, tình là dây oan.
7. VĨ THANH
Phần này dành cho phụ đề: "Viết tặng Vợ tôi". Đã viết trên FB mà chưa tìm lại được; nay ghi để từ từ "hoàn chỉnh" lại. Sửa chữ (tiêu đề) và thêm 2 dòng cho đủ "liên" (4 dòng của 1 bài "lục-bát" gọi là 1 "liên"; 2 dòng kế nhau gọi là "câu".
Tôi thương Bà
Sinh thành ở quê Cha, 1)
Làm "mõ" cả 2 nhà; 2)
Nuôi chồng, con và cháu,
Đêm "kéo gỗ" xây nhà.
Là DUYÊN hay là NỢ ?
Tôi thương Bà !
=====
1) Liêu thượng, Xuân Thành, Nam Định
2) Họ Đinh và họ Bùi
Khu Tự Quản
Bách Khoa 1973-74
Tôi yêu khu tự quản thanh niên,
Mặc dù tôi chỉ là người khách lạ;
Khu Tự Quản, - nghe thân thương quá,
Dù còn ngỡ ngàng trong buổi đầu tiên.
Những chàng trai đang độ lớn lên,
Những cô gái tuổi chừng đôi tám;
Những khuôn mặt còn tươi trẻ lắm,
Tự hào là sinh viên...
Họ về đây từ khắp mọi miền,
Thành phố, ruộng đồng, núi rừng, biển cả...
Có những người từng qua đạn lửa,
Lại về đây làm bạn với đèn khuya.
Những ngọn đèn náo nứa say mê,
Mà đất nước như mẹ hiền chiu chắt;
Giành cho những đứa con yêu quý nhất,
Đèn sáng canh khuya, đèn sáng lòng người.
Tôi ngắm nhìn những khuôn mặt yêu đời,
Những ánh mắt mang niềm vui lấp lánh;
Như những cánh chim chờ ngày cất cánh,
Tuổi trẻ luyện mình từ những bước đàu tiên.
Khu tự quản thanh niên,
Khu tự quản của những người trẻ tuổi;
Dám đứng thẳng, tự tay mình bẻ lái,
Tự quản lòng ta, tự quản đời ta.
Khu tự quản thanh niên -
Đẹp như một bài ca !
=====
Thời gian đầu tiên khi về VN, tôi gặp lại anh Dậu đang học khoa Vô tuyến điện. Anh Dậu là thương binh chiến trường B (Quảng Trị ?). Có nhiều kỷ niệm, nhưng bài này đã ghi lưu nên ... còn đầy đủ.
Bến Hàng Đậu
12. tháng Sáu 1975-76
Em không đến nơi mình ước hẹn,
Gió chiều hiu hắt biết về đâu ?
Em không đến, nhưng anh vẫn đến,
Chầm chậm thời gian như nước qua cầu.
Em không đến,
Chiêu nay em không đến,
Trăng vẫn lên soi tỏ con đường;
Soi tỏ hàng cây và thảm cỏ,
Trong mờ xa lấp lánh ngọc sương.
Gió lạnh thoảng đưa rung cành lá,
Trăng vàng êm dịu biết bao nhiêu;
Trời đất cùng anh xao xuyến đợi,
Mà em lỡ hẹn với tình yêu ?
Con đường cũ, chỗ hẹn xưa còn đó,
Bao tâm tình đã ngỏ cùng nhau;
Bến Hàng "Đậu", cánh chim lẻ bóng,
Giữa xôn xao phố thị tiếng xe tàu.
Em không đến.
Chiều mai em có đến?
=====
73 về nước, 74 về phòng KT CSSV cùng Ước. Lương 85 phần trăm khởi điểm (53 VN § ?), vẫn đủ cà phê và phở. Cùng Ước dạo Hà Nội (định hướng "cưa đường"), Qua BK thì nghe Liên nói: Hôm nay lên ao Hoàn Kiếm uống cà phê chăng ? - Ăn nói nghe được ! mình nghĩ, và coi như xong phần "hướng". Bài viết sau đôi lần dạo chơi Vườn hoa Hàng Đậu.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen