Dienstag, 8. Februar 2022

Hoàng Long Thư NOW 

Nơi cập nhật và chuyển đăng AcerOne - Lenovo


                                    NOTIZ - GHI CHÉP

‎Donnerstag, ‎17. ‎Februar ‎2022, 17:36:02 Uhr
(14:06, 17.02.2022)

LÀM thì thường thích tính công,
SỬA - Nhiều khi tưởng như không có gì !

Liên quan đến "Ghi chép" này là phương ngôn, nhớ là của Leonardo da Vinci mà khảo lại chưa được: Tôi chỉ loại bỏ những phần không hợp lý của khối đá để làm nên bức tượng.
Các câu khác:

                                    

THỰC THÍNH

‎Freitag, ‎16. ‎Oktober ‎2020, 00:29:39 Uhr

Bắt đầu từ GẦN rồi đén XA.

Biết mình tai NẶNG, nên ...buồn,

Nghe giao hưởng thấy VUÔNG-TRÒN ... như nhau.

                                                                    ĐAU !

Nghe Mozart "Eine Kleine Nachtmusik - G-Dur KV 525" thấy được. Dzot lên Tchaikovski "Capriccio Itlien, Op.45" (hơn 15 phút) đã phải cố gắng lắm: Mất tiền mua về mà !

Thế là phải nhố đến 2 chuyện xa hơn; Gom thành LUẬN:

* Khi học ở TH Merseburg có buổi ngoại khoá của Giáo sư Vật lý Jung (?); Thày nói về "Âm nhạc và chủ nghĩa Marx" có minh hoạ bằng khí cụ. Nội dung đề tài không khó: Chủ nghĩa Marx xác định "mâu thuẫn và đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực cho xã hội phát triển. Âm nhạc xác minh hoàn toàn điều đó. Âm giai có BỔNG/TRẦM, DÀI/NGẮN đối lập nhau; Chúng hoà quyện, chen lấn, thúc đẩy nhau trong các nhạc khúc. Từ khai mở dần đến cao trào để kết lại bằng bình lặng, hoà/hợp tấu.

* Thời gian ở Nürnberg, mình nói chuyện này với "Đại ca" (chữ của Bùi Thanh Hiếu) V.Th. Hiên. Anh giảng cho mình nghe khá cụ thể cách bố trì / sắp xếp các cung bậc trong bản nhạc. (Vể THƠ, Anh cũng nhắc: Thơ phải có nhạc điệu.) - Lâu rồi, không nhớ chi tiết; nhưng hỏi lại thì ngại vì sợ ... QUÊ !

Mittwoch, ‎14. ‎Oktober ‎2020, 23:05:32 Uhr

Ề" xong, thì được một phần,

THƯC rồi LUẬN, KẾT mới cần công phu !

         "Thanh âm" và "hình ảnh/tướng" là 2 mảng chủ chốt trong cảm nhận của con người. Trong não bộ, chúng được thu nhận và xử lý tại 2 bán cầu khác nhau của đại não. Cả 2 mảng đều được thu gom tương đối đủ tài liệu, nhưng soạn ra thì đòi hỏi không ít "công phu". Ngồi nhà thì yên tĩnh; chỉ có trạng thái OFFLINE là có phần đun đẩy. "Dục thành 1 bài viết, / Tinh thần cánh ... nhẫn nại ! "

Chữ "kiến tạo" cũng nên bàn trước. Nguyên, chữ "xã hội kiến tạo" đã được nói và viết nhiều. Người Đức dùng chữ INOVATION để nói về hành động tương tự; về "xã hội" thì thêm chữ NACHHALTIG nghĩa là "bền vững" đề cập việc làm và dùng những sản phẩm vật dụng trong đời sống hàng ngày. Mỗi thành phố ở Đức đều có cơ sở gọi là "Abfall-Wirtschaft - Kinh doanh đồ vật quá hạn"; Thuỵ Điển là nước giầu và được nêu gương về việc dùng các "đồ bỏ". Nước nào ở châu Âu cũng có "chợ cuối tuần" để trao đổi giá rẻ những thứ đó mà truyền thống sâu xa là từ Pháp. ... Dài dòng để nói về bức ảnh chụp chiếc AIWA 15 Oi và tập CD các nhà kinh điểm Chai-cốp-xki, Bết-thô-ven, Mô-dát 2 Oi 1 chiếc. Các thứ "quang đăng" cũng không phải đồ sắm mới. (theo tinh thần "không phung phí, cũng đừng đo đắn nhiều".

==========

* Christoph Daun: "Immer am Limit - Tận nhân lực".

* Hội chợ sách (Buchmesse) Frankfurt: Kultur lebt von persönlichen Begegnungen - Văn hoá, nghệ thuật tồn tại do / thông qua những giao tiếp của con người.

Mittwoch, 21. April 2021

 

 VĂN & LUẬN I: BÙI TÂN PHONG

Bài số - Artikel-Nr.
Tên Bài - Titel
Ghi Chú
01
Nghĩ về Tri-Thức    
BauxiteVN.info, 2009

                                          

Nghĩ về Tri-Thức

Bùi Tân Phong - Hay đôi lời chia sẻ cùng nhà thơ Bùi Minh Quốc


Tri thức, một từ Hán Việt, bao gồm hai thành phần cũng là hai bước liên quan kế liền nhau theo tiến trình thời gian là: Tri - Biết và Thức - Hiểu. Biết là sự nhận biết của con người qua ngũ quan (nhãn-mắt, nhĩ-tai, tỉ-mũi, thiệt-lưỡi, thân-da). Kết quả quá trình này được tiếp tục xử lý trong não bộ để con người nhận ra những điều bản chất, những mối quan hệ chủ chốt của sự vật. Khi quá trình này hoàn tất thì con người có được sự Hiểu.
Từ giản đồ trên, ta thấy Biết và Hiểu nằm ở những cung bậc khác nhau. Nếu một người bình thường không đui (mắt), cùi (da), mẻ (tai), sứt (mũi, lưỡi) thì có khả năng nhận biết sự vật (cử chỉ, lời nói, những thứ diễn ra hằng ngày; và nếu không lười biếng thì còn thấy nhiều thứ khác, qua internet; etc.). Cố thêm một tí cũng có thể biết được ý người khác để đối phó tình hình. Nhưng để thực hiểu thì đó là công việc khó khăn hơn nhiều: Phải có phương thức tư duy đúng và quan trọng là có cái tâm trong sáng mới rõ được sự vật. Câu “Biết rồi; khổ lắm, nói mãi!” mô tả hạng người chỉ ở mức nhìn-biết; Cho nên dù có nói đi nói lại một điều gì anh ta cũng không hiểu, chỉ thấy “khổ” (vì phải nghe, chưa “khùng” là còn may phúc) mà thôi! Xin dẫn một chuyện minh họa.
Một ông bố già bảo anh con trai lớn:
- Anh cả này, việc anh và thằng Bá hàng xóm làm chung cái chuồng bò tót bên trái nhà cạnh chỗ ta định để cái lẫm lúa, tôi đã nói với anh hai ba lần là không được; mà nhà ta cũng không ai “đồng thuận” cả. Bò nhà nó to mà có sức lắm, nhưng nó cũng không muốn để gần nơi ăn chốn ở nhà nó. Đã đái ỉa vô tội vạ suốt ngày đêm, lúc đói nó không chịu yên, lúc no nó rửng mỡ đá tường húc mái thì cả nhà ta chịu sao thấu? Đành rằng anh và nó hợp tác làm ăn, nói là “năm-mươi – năm-mươi”; nhưng cái động sản là bò tót thì vẫn do nó giữ, anh chỉ có cái bất động sản là mảnh đất hương hỏa để nó làm cái chuồng bò. Lỗ lãi thế nào anh cũng chưa biết tính và nói cho ai trong nhà biết rõ; mà cái vạ cứt đái thì đã nhìn và ngửi thấy “nhỡn/tỉ tiền” (ngay trước mắt, trước mũi). Anh là lớn, anh phải lo (tính) lắng (nghe) cho cả nhà chứ? Phải dừng ngay lại đi!
Người con lớn làm ra vẻ kính cẩn:
- Bố nói lần nào thì tai con nghe lần ấy. Con với nhà anh Bá thân nhau như anh em, anh ấy hé môi là con lạnh răng; đến mười mấy (tấn) chữ vàng cũng có thể nói là chỉ qua kề má, bắt tay mà trao được ngay cho mình. Công lao bố phát rẫy dựng nhà chúng con đâu có quên tịt trong một sớm một chiều. Ý bố con biết rồi; nói đi nói lại mãi, khổ lắm!
Là con trưởng, tất nhiên anh ta có thể tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ”. Nhưng cái khả năng chỉ ở mức nhìn-biết thì cao lắm cũng chỉ có thể thấy cái lợi trước mặt và trong tầm tay mình thôi. Bắt anh ta lo cho cơ nghiệp cả nhà, tính cho cái tương lai dăm ba năm nữa (tới sau 2011 chẳng hạn), xem chừng khó! Vì thấy khó vào thân nên phải nói một đằng, làm một nẻo; Vì thấy khó vào thân nên mang cả hiếu-trung-tín-nghĩa gá vào con bạc bịp!
Tôi nhờ chuyện này để cố hình dung, lý giải cho mình tại sao “Thủ tướng khi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 07.05.2009 đã nói với Đại tướng: ‘Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của đại tướng về dự án bô-xít Tây Nguyên’” mà (cũng lại) “Thủ tướng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hải Phòng ngày 09.05.2009 lại khẳng định: ‘đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây nguyên’” khi đọc nỗi băn khoăn của nhà thơ Bùi Minh Quốc trong daohieu.com ngày 09.07.2009, qua (http://www.x-cafevn.org/node/1953). 
BTP, 2009-07-11/01:31
=====
[1] Đàn Chim Việt đăng ngày 26.12.08
[2] Thông Luận đăng ngày 28/02/2009 lúc 10:36:10 EST; Đề tài: Nhìn Lại Mình.
[3] Đàn Chim Việt đăng ngày 29.01.09, Chưa xếp hạng.
[4] HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập; Bài này được đăng lúc 15:16 ngày Thứ Hai, 13/07/2009 trong mục Ý kiến bạn đọc.


 

 VĂN & LUẬN II: TÔN VĂN (Bùi Văn Tôn)

Bài số - Artikel-Nr.
Tên Bài - Titel
Ghi Chú
01
Dạy và học, bàn góp    
talawas, 2008

                                          

Tôn Văn – Nhn Thc HChí Minh

ttp://www.talawas.org/?p=20686

Trao đổi cùng tác giả Hà Văn Thịnh 

sau khi đọc bài “My suy ngm vHChí Minh

25/05/2010 | 12:57 chiều | 40 phn hi

Tác gi: Tôn Văn

Chuyên mục: bình lun Thẻ: Hà Văn Thnh > HChí Minh

         1.

Thưa anh Hà Văn Thịnh,

Xin được gọi anh như trên để tỏ đồng tình với cảm xúc của anh trong bài viết về Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh. Phụ thêm, có thể giới thiệu rằng công việc chủ yếu của tôi là trên lĩnh vực kỹ thuật; Văn, sử chỉ là những say mê tiếp nối từ thuở học trò. Tôi không tôn thờ thần tượng vì nghĩ rằng “Mọi thần tượng đều lần lần sụp đổ, / Vàng son nào rồi cũng phôi phai…”; Nhưng với tôi, Hồ Chí Minh là tấm gương về tài năng, tư cách với trái tim nhân bản. Để tự giải đáp những vấn nạn phát triển, tôi buộc phải tìm hiểu lịch sử thời gian qua mà nhân vật để lại dấu ấn lớn nhất chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau đây xin trình bày một số nhận xét về bài viết của anh và trao đổi một số suy nghĩ của tôi.

 

2.

Một nhân vật lịch sử lớn như Hồ Chí Minh thì những nhìn nhận và đánh giá bị tán xạ hoặc không toàn diện là điều dễ hiểu. Muốn đưa ra “một cái nhìn khách quan và thỏa đáng” thực là điều rất khó. “Khách quan” là lý, “thỏa đáng” là tình. Anh nặng tình chăng, khi viết: “Bác Hồ không làm được […] bởi cái nguyên tắc ‘thiểu số phục tùng đa số’ […]. Giá như Bác có đủ ‘phẩm chất’ như…”?

Thưa anh, nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” là nguyên tắc lựa (từ nhiều cái để) chọn (ra cái) tốt của cộng đồng người. Có phải ngày nay chúng ta đang đấu tranh để một thiểu số người không áp đặt sự lựa chọn của mình cho toàn cộng đồng Dân tộc? Chính do nguyên tắc đó mà, trên bình diện rộng lớn của trí tuệ và nhân văn, bất kỳ kẻ nào dù có “phẩm chất” kỳ quái đến đâu cũng không tránh thoát phán xét của lịch sử! Như vậy, phải chăng chính cái không “có đủ ‘phẩm chất’ như…” người khác đã làm nên phẩm chất Hồ Chí Minh?[1]

Nhưng thực sự thì TÂM (nguyện ước) và TẦM (trí tuệ) của Hồ Chí Minh đã để lại gì mà nay ta cần tiếp nối?

Tôi muốn tìm hiểu để viết về “Sỹ phu và Thời cuộc” như một sự nhìn nhận vai trò trí thức trong thời gian lịch sử vừa qua, nhưng đã không hoàn thành được trong dịp này. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Cụ Hồ, tôi đã cố tóm tắt trong một phản hồi trên diễn đàn:

Những người chúng ta bàn đến ở đây …– Phan Châu Trinh và Hồ Chí Minh – thì, nói theo ý Lão-tử, thân xác đã thành quá vãng; Chỉ có lời nói của họ còn lại thôi. Tôi nghĩ rằng khi đánh giá hai vị này, ta đặt họ trở lại trong nhóm “Ngũ Long Paris” có lẽ có đôi điều sáng tỏ hơn. Cố gắng thành công của Hồ Chí Minh có lẽ sáng nhất là viết Bản Tuyên ngôn Độc lập 1945 cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức Quốc hội đa đảng và thông qua Hiến pháp Dân chủ đầu tiên ở Đông-nam Á. Cố gắng để “Việt Nam nằm trong Liên hợp Pháp” và quan hệ để đạt sự công nhận của nước Mỹ đã không kết quả. Cái HÌNH HÀI Đất nước mà Hồ Chí Minh cùng Dân tộc giành lại (một con người thì làm sao làm được việc lớn đó?) đã không biết chăm nuôi cái HỒN DÂN mà Phan Châu Trinh nhắn gửi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Tại diễn đàn Dân Luận, theo sau bài của tác giả Lê Mai, tôi cũng ghi ý kiến: Tôi tìm hiểu sự phát triển của Đất nước theo cách nhìn HỆ THỐNG và tìm hiểu lại NHÓM NGŨ LONG – Paris (tên gọi chung của nhóm là NGUYỄN ÁI QUỐC) trong đó có Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh và Phan Châu Trinh. Kết luận của tôi là: Ý tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Phan Châu Trinh là hai mặt CƠ-LINH của một hệ thống mà thiếu một thì hệ thống (Đất nước Việt Nam) sẽ không thể phát triển.

Thưa anh Hà Văn Thịnh,

Những bậc sỹ phu tiền bối trong nhóm “Ngũ Long Paris” – Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) – đã cảm nhận (tri thức) được hơi thở và bước đi của lịch sử và đã toàn tâm toàn lực phấn đấu cho ước nguyện của mình, nhưng thực tế cuộc sống đã không theo tâm nguyện. – Đó là nỗi đau nhân sỹ: Nguyện ước càng cao thì đau khổ phải gánh chịu càng lớn – trong cuộc sống công và cả đời tư! Có điều rõ ràng là khi ước nguyện chân chính thì chắc chắn sẽ được người sau nối tiếp để hoàn thành bởi bản chất con người là hướng thiện và vươn tới. Nhưng cũng lại nhớ lời Nguyễn Hữu Đang: Bước chân lịch sử đi không vội. Lịch sử đã cho ta cơ hội thực hiện mơ ước một bức tranh sáng đẹp cho Dân tộc và Đất nước hay chưa?

 

3.

Sử liệu nhỏ nhưng quan trọng xin chia sẻ cùng anh là “sự kiện Trần Dân Tiên” – Tôi rất mong được làm rõ hơn nữa. Cách đây khoảng 10 năm, tôi có nói chuyện với một vị cao niên: Em thấy văn cách Trần Dân Tiên không giống văn cách Cụ Hồ… Trả lời: Cái này anh có biết, nhưng nói ra là điều khó … Tôi sẽ không hỏi lại để làm khó thêm người mình kính trọng; tôi cũng không thể lấy cảm nhận để khẳng định điều gì; Nhưng khi sự việc đã hé lộ thì giải đáp thắc mắc cũng là điều hợp lý.

Một kỷ niệm khác cũng nên ghi lại: Khoảng cuối những năm sáu-mươi tôi có đọc được một bài trên báo Văn Nghệ (nhà tôi thường xuyên mua báo tháng các tờ Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Văn ngh) do một văn nghệ sỹ kể lại, đại ý:

Đội văn công được vào phủ Chủ tịch phục vụ. Sau khi diễn vở “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài”, Bác Hồ bước lên sân khấu khen ngợi diễn viên; Rồi Người rút trong túi áo ra tờ giấy có ghi một bài thơ và đọc:

Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài,

Chữ tình đáng trọng, chữ tài đáng thương;

Chỉ vì ông già dở dở, ương ương,

Làm cho đôi lứa uyên ương không thành…

         Ngừng lại một lát, Bác nhìn lên và đọc nhanh, giọng cương rắn:

Đánh cho phong kiến tan tành,

         Do thời gian, tôi không nhớ đủ và rõ từng câu cũng như tên tác giả thuật chuyện; Nhưng vì bài báo rất ấn tượng nên tôi tin chắc nội dung hoàn toàn đầy đủ.

Chúng ta không quá bi lụy để thốt lên như Nguyễn Gia Thiều “Cái quay búng mãi trên trời…” [2] Nhưng quả thực những bước đi của Lịch sử thật lạnh lùng mà con người phải nhìn nhận và chấp nhận.

 

4.

Chủ thuyết Cộng sản là gì? “Thế giới tự do” của chủ nghĩa Tư bản là gì? Cái gì đã đẩy Dân tộc vào cuộc tương tàn nồi da xáo thịt?

Lại nhớ câu truyện nhà Phật:

Đệ tử hỏi:

Tại sao Phật đến giáo hóa xứ này?

Tổ trả lời:

Vì xứ này vốn có cái mầm Phật tính (chủng tử - gerne).

THIỆN hay ÁC đều có NHÂN và QUẢ. Chiến tranh như căn bệnh kinh niên tàn hủy loài người. Bánh xe lịch sử để lại phía sau triệu triệu mồ hoang, góa phụ. Bệnh cạnh “người lính già” không quên vinh quang giải phóng là người chiến binh cụt cùi lọc cọc nạng gỗ về lại nơi xưa, bới tro tàn mà tìm sinh niệm,… Thì thôi! Xin hãy nhìn nhận thương đau của cắt chia để cùng nhau về lại trong lòng Dân tộc, với nghĩa Đồng bào – hầu chung tay góp sức giữ cuộc tồn vinh cho khỏi uổng máu xương bao đời tiên liệt! Nếu cần một lời đủ lý tình để tựa nương thì có thể ghi lại ý này:

Trong chiến tranh giữ nước thì vua tôi một lòng, cha con một dạ (tập trung, chuyên chính); Khi hòa bình thì khoan sức DÂN (DÂN CHỦ) để làm kế rễ sâu – gốc bền! - Đó là lời một người Việt nói đấy: Thánh Trần Hưng Đạo mà Dân tộc tôn thờ là một vị Cha. – Không phải của “phương Tây” và càng không phải là Tàu! Bớt tôn vinh chinh chiến thì sẽ có hoà bình; Và chính một nền hòa bình trong hòa hợp là nền tảng cho xây dựng và phát triển đủ sức làm nguội lạnh tham vọng xâm lăng của kẻ thù truyền đời phương Bắc.[3]

Mong trí tuệ MINH lại sau dằng dặc HỐI!

 

Phụ ghi

Ý tưởng “Hệ thống Cơ-Linh tác hợp” (đoạn 2) rất giản dị: Nếu phỏng sinh học cho phép áp dụng những nguyên lý của các hệ thống sống vào kỹ thuật thì ở đây, ngược lại, ta tìm cách dùng nguyên lý kỹ thuật để khảo sát hệ thống sống. Từ nguyên tắc tương thích giữa Hardware và Software của PC để đem lại tương tác hữu dụng, ta xem xét sự tương thích và tương tác của cơ cấu xã hội (Cơ) và tư tưởng xã hội (Linh) rồi rút ra những điều cần thiết.

Trở lại bài chủ thì vấn đề là: Coi thể chế như Cơ của Đất nước thì nó chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có một tinh thần dân tộc tự cường (Linh). Một ý thức quốc gia lành mạnh chính là kết quả tương hợp giữ Cơ và Linh. (Chắc chắn phải nghiên cứu lại chuyên đề “chủ nghĩa dân tộc” của talawas). Một lý thuyết chỉ có thể được nhìn nhận khi nó giải thích được thực tế và giúp tìm ra giải pháp thực hành. Mấy thí dụ đơn giản:

- Chúng tôi đã có lần nhắc đến việc triều đình nhà Nguyễn có nhìn ra và tìm cách mua sắm trang bị tàu thủy bọc đồng cho thủy quân, nhưng không có những cải cách xã hội tương ứng (mà những trí thức tâm huyết như Nguyễn Trường Tộ suốt một đời… rã họng đòi xin!) nên tất cả cuối cùng đã thành sắt vụn và triều đại tiêu vong.

- Xa hơn chút, hãy coi nhà Hồ với những tài năng cải cách kỹ thuật đáng nể bao nhiêu (Dùng tiền giấy, xây thành đá,…); nhưng vì “chính sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận” mà cuối cùng non sông chìm đắm.

- Thiết thực hơn, xin dẫn mt tin thi svvic Vit Nam trang bvũ khí hin đại; Lời Giáo sư chuyên gia Carl Thayer: “Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng lấy các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một ít vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến, trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa, thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt Nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để giúp quân đội hoạt động hiệu quả”.

Hệ thống khỏe là kết hợp được cơ sở vật chất tiên tiến và tri thức hiện đại tương ứng. Đất nước mạnh là biết dùng tài nguyên và một nhân dân có tinh thần tự do, phấn khởi và hòa hợp. Sức mạnh đất nước, trong đó có sức mạnh quốc phòng, cuối cùng là do Sức Dân, nằm ở Lòng Dân.

 

© 2010 Tôn Văn

© 2010 talawas

 

[1] Phan Bội Châu: Sinh vi nam tử yếu hy kỳ!

[2] Cung oán ngâm khúc.

[3] “Phương Bắc”, hay bất kỳ nơi đâu đều, cũng có tham vọng xâm lăng và ước nguyện hòa bình!

Create PDF

ShareThis

Phản hồi

40 phản hồi (bài “Tôn Văn – Nhận Thức Hồ Chí Minh”)

 

Tôn Văn nói:

03/06/2010 lúc 7:32 chiu

Bác Lê Quốc Trinh thân mến,

Tôi muốn viết ngay từ đầu những lời này: Tôi trân trọng và rất quý những phản hồi của bác, vì đó là những lời xuất phát từ nhiệt tâm. Tôi nhận ra điều đó sau những câu hỏi thôi thúc của bác và nhất là khi đọc những lời bác kể về cuộc nói chuyện của một cán bộ ngoại giao ở Canada. Tôi cũng ghi nhận sự chia sẻ của các bác Trương Đức, Thanh Nguyễn và các vị khác. Tôi đang viết lại một phản hồi cho thật ngắn để hồi đáp thiện tâm của các bác.

*
Trước hết xin ghi ít dòng ngắn gọn để trao đổi cùng bác:
- Vì giành độc lập mới chỉ là giành lấy cái xác, nên tôi mới nghĩ rằng ông Hồ cũng có hiểu ý cụ Phan Châu Trinh mà đã không thể làm nổi (“Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” là “hậu dân sinh, hưng dân trí, chấn dân khí”. – Có đảo lộn vì hoàn cảnh lúc đó).
- Câu chuyện giữa tổ và đệ tử ý là: Không chỉ vì CNCS mà người Việt đánh giết nhau, trước đó không có nó thì người Việt cũng đã đánh giết nhau (Trịnh-Nguyễn, etc.) CNCS chỉ mang thêm sắc mầu tinh vi, tàn bạo hơn thôi,
- Còn bóng tối của nó chưa bị xóa bỏ PHẤN CHÍNH là do dân trí chúng ta chưa đủ mạnh để xóa nhòa nó đi. Con đường phải đi là phản biện xã hội từng cấp độ và tăng dân trí cũng như dân khí qua xã hội dân sự. Trong bài viết của tôi, „nhận thức Hồ Chí Minh“ chỉ như cái Prototyp cho “ý tưởng Cơ-Linh tương tác” mà cái đích là “Xã Hội Dân Sự”.
- Bác Trinh thân mến. Nhìn theo cách khác thì “trí thức” cũng được coi là “nguyên khí quốc gia”. Trí thức thuộc về Dân, mà “Dân vạn đại, Quan nhất thời”. Trí thức cao rộng hơn chính trị vì nó thuộc về cái “muôn đời” đó!

*
Tôi chỉ cần chút thời gian nữa thôi là hoàn thành được hồi đáp gửi tới các bác.

Thân mến.
Tôn Văn

 

Lê Quốc Trinh nói:

03/06/2010 lúc 9:13 sáng

…(tiep theo bai truoc)…

Ngược lại, trong hoàn cảnh đặc biệt của VN thì không được như vậy. Suốt hơn 50 năm nay cả tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN thay phiên nhau thống trị toàn dân, không hề thông qua một cuộc bầu phiếu dân chủ nào cả. Họ phạm rất nhiều sai lầm trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại, họ âm thầm ký kết “đi đêm” với ngoại bang, họ đặt ra luật rừng để tự bảo vệ che chở họ, họ thẳng tay đàn áp trù dập mọi tiếng nói đấu tranh cho dân chủ tự do bất bạo động, họ đưa đất nước đi vào con đường phiêu lưu chính trị, tạo biết bao đau khổ và bất công trong xã hội. Toàn dân không được quyền sử dụng lá phiếu để làm chủ vận mệnh của mình, do đó đừng nói gì trí thức mà ngay cả những người ít học từ mọi tầng lớp xã hội cũng đều có quyền phê phán kết tội lãnh tụ Hồ Chí Minh công khai trên báo chí, trên Internet, “Quốc gia hưng vong, Thất phu hữu trách” chắc bác Tôn Văn đã từng nghe qua câu thành ngữ này?

4)- Sau cùng, bác kết luận: “Từ bài học lịch sử, và để tiếp nối nó, cần hình thành xã hội công dân (Tự do, Dân chủ, Đa nguyên, etc.) như một LINH HỒN để củng cố và phát triển đất nước như một CƠ THỂ”.

Ý kiến : Như vậy vô hình dung bác đã mặc nhiên công nhận rằng Cơ Thể đất nước VN vẫn còn lỏng lẻo chưa có Linh Hồn, bởi vì nó chưa hình thành một xã hội công dân (Tự do, Dân Chủ, Đa Nguyên, vv…). Bác kết luận “từ bài học lịch sử” rõ ràng là bác đã gián tiếp phê phán và nhận thức về thành quả đóng góp của ông Hồ Chí Minh, sau hơn 50 năm xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nếu ông Hồ thành công thật như một nhà ái quốc mưu cầu Tự Do, Hạnh Phúc, Độc Lập thì ngày nay đất nước đâu “cần hình thành một xã hội công dân (Tự do, Dân chủ, Đa nguyên, vv…)”.

Nói tóm lại, lần đầu tiên tôi nhận thấy bác Tôn Văn đã có cố gắng vắn tắt gọn gàng trong văn phong, ý tưởng sáng sủa hơn để tôi nắm bắt đựợc dễ dàng, tránh mọi ngộ nhận đáng tiếc.

Thành thật cám ơn bác Tôn Văn nhiều. Câu kết luận của bác đã góp phần chấm dứt cuộc tranh luận giữa tôi và bác.

Mến chào bác Tôn Văn.

 

Lê Quốc Trinh nói:

03/06/2010 lúc 9:10 sáng

Thân chào bác Tôn Văn,

Tôi xin góp ý trên bài phản hồi của bác Tôn Văn với ông Trần Văn Tích (Talawas, 30-05-2010) theo từng điểm một, như sau:

1)- Bác nói: “Ông Hồ Chí Minh góp sức vào công cuộc giải phóng VN khỏi Pháp; Làm Tuyên ngôn Độc lập cho VNDCCH, đã lập Quốc hội đa đảng và thể chế Cộng hòa Dân chủ theo tư tưởng nhóm Ngũ Long Paris mà nội dung Dân quyền được Phan Châu Trinh cổ võ”.

Ý kiến : Đúng trên hình thức! Ông Hồ Chí Minh đã góp sức vào công cuộc giải phóng Việt Nam giành độc lập thoát khỏi gông cùm thực dân Pháp. Tuy nhiên sau đó chính ông Hồ lại đưa toàn thể miền Bắc VN rơi vào vòng kiềm toả của khối Cộng Sản (Liên Xô và TQ) không khác gì “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa”. Ông Hồ đưa miền Bắc VN đi theo con đường Vô Sản Chuyên Chính, phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (1954), thanh trừng đấu tố giết hại cả trăm ngàn người dân khắp nơi, trong đó không ít người đã từng tham gia Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Đảng CS VN dưới sự chỉ đạo của ông hồ đã thẳng tay đàn áp, trù dập, bắt giam, cô lập nhiều nhà văn nghệ sĩ đấu tranh dân chủ tự do trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (1956), để đến ngày hôm nay sự thật vạch trần, toàn dân VN mới được biết. Vậy thì công lao hy sinh đấu tranh giành độc lập của hàng triệu người dân VN yêu nước đã không được ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN tôn trọng. Từ đó Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông Hồ soạn thảo cho nước VNDCCH không còn giá trị, Quốc Hội đa đảng không có thực chất khi ĐCS VN nắm toàn quyền trong tay, nội dung Dân Quyền của cụ Phan Chu Trinh đã bị ông Hồ bóp méo: Dân Trí xuống dốc, Dân Khí lu mờ và Dân Sinh bị đe doạ, kéo dài cho đến ngày hôm nay.

2)- Bác nói: “Hoàn cảnh lịch sử thế giới đưa đẩy VN vào cuộc chiến với Pháp rồi Mỹ; Một người như ông Hồ cũng không vượt thoát hoàn cảnh lịch sử”.

Ý kiến : Tôi không nghĩ như vậy! Việt Nam là một nước nhược tiểu nhỏ vô danh thời thập niên 40-50, thường bị các cường quốc thi đua tìm cách can thiệp, đặt áp lực kinh tế, chính trị và quân sự, đó là hoàn cảnh chung của các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba. Tuy nhiên cùng thời điểm đó, rất nhiều nhà ái quốc cũng bôn ba hải ngoại đi tìm con đường giải phóng dân tộc, như các cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, tại sao họ không đi vào con đường Vô Sản Chuyên Chính, tại sao họ không giao du thân mật với các thế lực CS quốc tế, tại sao họ không bị dụ dỗ đi vào con đường Cộng Sản như ông Hồ? Bởi vì họ là những nhà trí thức học rộng, hiểu biết nhiều, họ đã đặt mục tiêu giải phóng đất nước rõ ràng ngay từ hồi còn hoạt động trong nước, họ biết rõ CS là con đường phiêu lưu mạo hiểm chứa chất nhiều nguy cơ cho tương lai dân tộc VN. Ông Hồ đã tự lựa chọn con đường, ông tự tìm đến CS Liên Xô và TQ để mưu cầu hỗ trợ. Kết luận hoàn cảnh dân tộc VN nói chung đã bị ông Hồ đưa vào con đường chiến tranh liên miên (chống Pháp, chống Mỹ, chống chế độ PolPot bên CamBốt, chống bành trướng TQ) và bây giờ đất nước vẫn chưa yên ổn thanh bình, vẫn còn bị sức ép quân sự, chính trị và kinh tế từ phương Bắc đè xuống. Ông Hồ Chí Minh là một trong những người phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài nữa, bác Tôn Văn à!

3)- Bác Tôn Văn nói: “Tôi coi trí thức khác chính trị gia nên chỉ nhận thức nhân vật và thời cuộc, không luận công, kết tội”.

Ý kiến : Đây có lẽ là một tư tưởng tàn dư thời phong kiến lạc hậu, cho rằng người dân bình thường không có quyền kết án luận tội lãnh đạo. Bác nghĩ thế nào là trí thức ? thế nào là chính trị gia ? Có lẽ bác nghĩ rằng trí thức là người có căn bản kiến thức khoa học nên đầu óc phải vô tư trung thực nhìn vấn đề một cách khách quan, nên không thể luận công, kết tội… khác hẳn một chính trị gia đã sẵn sàng một ý hướng chủ quan riêng, nhìn vấn đề theo quan điểm chính trị môt chiều? Trong những quốc gia độc lập hoàn toàn, thể chế dân chủ tự do bảo đảm, chính phủ do toàn dân tín nhiệm bầu lên sau mỗi nhiệm kỳ, thì sinh hoạt chính trị diễn ra hàng giờ hàng phút trên các cơ quan truyền thông, mọi người dân đều tham gia tích cực theo dõi hành động của chính quyền và sẵn sàng lên tiếng phê bình gay gắt bất kỳ lúc nào! Mỗi lần bầu cử là lúc toàn dân có quyền luận công kết tội người lãnh đạo, phế bỏ tổng thống hay toàn thể chính phủ nếu họ có lỗi lầm nặng nề chiếu theo Hiến Pháp.
….(con tiep)…

 

Thanh Nguyễn nói:

02/06/2010 lúc 12:02 chiu

@Ông Văn:
Như tôi đã nói, vài ý còm của tôi chả có gì ghê gớm mà cần phải tuệ đàn, rồi suy nghĩ cho mông lung phức tạp để phù hợp cái nhận thức “cơ-linh” đầy cao siêu.

Vấn đề cần nói ở đây không phải là phản hồi nhiều hay ít. Cái quan trọng là biết được nguyên nhân. “Nhận thức Hồ Chí Minh” mà không tìm ra được nguyên nhân của SÂN thì làm sao mà intelligent và xứng đáng được gọi là tài năng?

 

Tôn Văn nói:

02/06/2010 lúc 8:54 sáng

Thưa ông Thanh Nguyễn,
Xin cảm ơn ông.

Tôi gửi phản hồi trước đi lúc sáng thì trên đường đi cũng có nghĩ thêm một ý có thể trao đổi với ông. Đọc ý kiến này thì tôi thấy ý đó cũng không nhất thiết trình bày lại nữa; Bây giờ ông không … (…) vào phản hồi thì cũng là đã bớt đi ít nhiều SÂN chăng? Nhưng ông để thư thư tôi sẽ trao đổi lại. Diễn đàn đang sôi nổi quá; Mong ông thứ lỗi!

Thân mến chào ông.

 

Thanh Nguyễn nói:

02/06/2010 lúc 6:02 sáng

@Ông Văn:
Khi biết THAM và SI đang giữ quyền lực mà vẫn cứ “đến hẹn lại lên” diễn đàn thông tin để tiếp diễn ca ngợi thì liệu đó có phải là cách NGHE, cách tiếp nhận Intelligent không nhỉ?

 

Tôn Văn nói:

01/06/2010 lúc 4:51 chiu

Thưa ông Thanh Nguyễn,

Xin cảm ơn ông đã đọc và cho nhận xét về một số ý tôi đã trình bày. Tôi chưa biết sẽ trao đổi tiếp với ông như thế nào; Nhưng chợt nghĩ rằng:
Khi THAM dựa vào SI để giữ quyền lực mà dùng SÂN đối chọi thì không biết sẽ tới đâu!

Chân thành chúc ông Sức khỏe và An lạc.

Trân trọng,
Tôn Văn

 

Thanh Nguyễn nói:

01/06/2010 lúc 8:37 sáng

@Ông Tôn (hay ông Văn):
Thật là chán và ngán khi phải dây dưa chữ nghĩa với ông, nhưng đành vậy:

- Miễn bàn đến khái niệm “trí thức – trí ngủ” với ông. Vì tôi nhận thấy cơ bản nhận thức của ông và tôi khác nhau. Đúng sai, phần ai nấy giữ.

- Việc tìm bài thơ của PNH, ông ráng mà tìm. Ông Minh thời sinh tiền hay dùng ý này: “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Nhân đây, tôi mượn lời của ông Minh để khích lệ ông Văn.
Nhưng mà nói thêm: khi tìm ra và đọc bài thơ của ông Hạo, ông Văn nên đọc theo cái cách của ông Văn nhé, tức là “NGHE ở đây là tiếp nhận Intelligent.” (sic). Chớ có lý luận theo kiểu vì “không biết gọt măng tây, không có mang nồi, nên sự việc nồi thủng là không có thật.” Chẳng có intelligent (của ông Văn) một tẹo nào!

- Ông Văn học theo cách của nhà thơ Phùng Quán là điều rất tốt, nhưng lấy ý thơ “yêu – ghét” đầy khí khái của PQ để khẳng định cho việc bênh vực ông Tố Hữu, ông Nguyễn Đình Thi, hoặc cao hơn nữa là ca ngợi sếp của 2 ông kia, là ông chủ tịch Hồ Chí Minh thì tôi nghĩ là hơi lố bịch(?).
(Biết đâu được, ông PQ ở dưới mồ, ông sẽ nổi dóa mà la lên: Đụ mạ! Hậu sinh khả ố, tụi nó lấy thơ tao để nâng bi mấy thằng lãnh đạo đã đì tao.)

- Thêm ý nữa, việc thần thánh hóa ông Minh thì có quá nhiểu người làm rồi, cụ “dolly” Trần Dân Tiên thì số dách về chuyện này rồi. Ông Văn có bài này và có thêm vài bài nữa thì cũng chỉ là một hoặc vài cái bông trong “vườn hoa dâng Bác” nhân dịp ngày sinh và ngày chết mà thôi. Viết đến đây, tôi lại nhớ đến nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc đã viết đại ý như sau: một ông thánh làm chính trị tồi thì vẫn là một chính khách tồi. Một tên lưu manh làm chính trị giỏi thì vẫn là một chính khách giỏi.
Trong bài viết này của ông Văn ca ngợi ông Minh về tài năng, tư cách, trái tim nhân bản. Với suy nghĩ thông thường là tư cách, đạo đức tốt (cho là vậy) thì sẽ có lối suy diễn về khả năng lãnh đạo tài tình, xuất chúng. Đây là kiểu lý luận đánh lận con đen dễ thấy trong đường lối tuyên truyền thần thánh hóa lãnh tụ của chế độ độc tài Hà Nội. Một lề thói sùng bái lãnh tụ của chế độ cộng sản nói chung.
Ông Minh, có thể có một vài khía cạnh tốt về mặt đạo đức (cho là vậy, nhưng tôi không khẳng định vì không muốn tranh cãi vụn vặt về chuyện này), nhưng tôi vẫn nghi ngờ khả năng chính trị của ông ta, đây là điều mà ông Văn gọi là tài năng?

Vài ý còm của tôi là vậy, chả có cao siêu mà tuệ đàn tuệ điếc làm gì.

 

Tôn Văn nói:

30/05/2010 lúc 8:06 chiu

Thưa quý bạn,
Kính thưa bác Trần Văn Tích,

Công cụ thống kê cho thấy tới nay có 31 phản hồi (TV: 5); 11.492 từ (TV: 7.711). Như vậy nếu dùng 1 chữ để hồi đáp 2 chữ thì tôi còn 61,5 chữ. Vậy xin tóm tắt, có thể dài hơn.

Cách kết thúc ngắn nhất là tóm tắt tôi đã viết gì. Tôi đã viết:
+ Ông Hồ Chí Minh góp sức vào công cuộc giải phóng VN khỏi Pháp; Làm Tuyên ngôn Độc lập cho VNDCCH, đã lập Quốc hội đa đảng và thể chế Cộng hòa Dân chủ theo tư tưởng nhóm Ngũ Long Paris mà nội dung Dân quyền được Phan Châu Trinh cổ võ.
+ Hoàn cảnh lịch sử thế giới đưa đẩy VN vào cuộc chiến với Pháp rồi Mỹ; Một người như ông Hồ cũng không vượt thoát hoàn cảnh lịch sử.
+ Tôi coi trí thức khác chính trị gia nên chỉ nhận thức nhân vật và thời cuộc, không luận công, kết tội.
+ Từ bài học lịch sử, và để tiếp nối nó, cần hình thành xã hội công dân (Tự do, Dân chủ, Đa nguyên, etc.) như một LINH HỒN để củng cố và phát triển đất nước như một CƠ THỂ.

- Xin trân trọng cảm ơn talawas blog và quý bạn đã giúp cho được nói và chỉ ra những khiếm khuyết; Những đề tài phụ khác xin được trao đổi học hỏi trong một dịp khác hoặc dưới hình thức khác.

Chân thành cảm ơn,
Tôn Văn
14:14, 2010-05-30

PS:
- Tôi đang còn cuốn Nguyễn Đình Chiểu của bác Trần nên rất trọng bác; Bác có thể kêu tôi là „bạn, độc giả“ vì tôi ít tuổi hơn. Cảm ơn lời nhắc nhở giữ sức khỏe của bác. Ý kiến trước tôi nhằm trao đổi với ông Thanh Nguyễn và không có gì đánh giá ông Phan Nhiên Hạo.
- Có 328 chữ

 

Trần Văn Tích nói:

30/05/2010 lúc 2:11 chiu

Kính gửi bác Tôn Văn,
Vì bác gọi chung bà con đóng góp phản hồi trên talawas là “các bác” nên tôi cũng xin bắt chước dùng chữ “bác” để xưng hô.
Qua bài chủ và qua các phản hồi bổ túc do bác chấp bút, tôi nhận thấy bác có khuyết đểm là đưa ra những nhận định, quan điểm cá nhân chủ quan để rồi từ những quan điểm, nhận định chủ quan đó đi đến những kết luận. Tiếc thay các tiền đề của bác lại nhiều khi chưa chắc đã đúng hoặc chưa chắc đã được sự đồng ý của nhiều người chứ đừng nói mọi người.
Bác viết : “nếu thấy chủ nghĩa cộng sản có lợi cho việc đánh đuổi thực dân, đế quốc thì ‘đem vào’”. Tiền đề này sai vì chủ nghĩa cộng sản chẳng những không có lợi cho việc đánh đuổi đế quốc, thực dân mà nó còn mang tai hoạ đến cho tổ quốc, dân tộc và sẽ còn gây di hoạ cho hậu thế không biết đến bao giờ. Cho nên trên thế giới không biết bao nhiêu các nước cựu thuộc địa đã thu hồi độc lập mà không vận dụng chủ nghĩa cộng sản, chỉ có một mình Việt Nam áp dụng chủ nghĩa cộng sản khi mưu cầu chống đế quốc, thực dân.
Bác viết : “Trí thức gồm hai thành tố Emotion và Intelligent” để đi đến kết luận “văn nghệ sĩ phải được công nhận là trí thức”. Tiền đề do bác trình bày chắc chắn không được nhiều người công nhận tính chính xác của nó vì quan niệm về trí thức tương đối phức tạp; cho nên tôi không viết thêm.
Bác bảo chuyện ông Hồ là đầu bếp tồi là chuyện có thật nhưng từ câu chuyện này không thể khai triển thành chuyện cái nồi thủng là chuyện không có thật. Tôi rất ngạc nhiên vì cung cách trình bày dữ kiện của bác. Phải thế nào, phải làm sao, thì bác mới chịu công nhận cái nồi thủng là có thật? Bác muốn cùng chúng tôi ra tiệm đồng nát chăng? Và có thể nào chỉ vì mỗi một chuyện gọt măng tây không rành của người thanh niên Nguyễn Tất Thành mà nhà thơ Phan Nhiên Hạo lại đi đến kết luận cũng chính nhân vật lịch sử đó sau này sẽ mang về một cái nồi thủng tặng dân tộc Việt Nam? Sao bác nỡ lòng xem thường ông Phan Nhiên Hạo đến thế?
Tôi không rõ bác phiền lòng vì “phản hồi gia” nào đã gọi tên ông Hồ Chí Minh một cách cộc lốc. Tuy nhiên ai cũng biết đến thói quen của ngôn ngữ nhân loại khi gọi “cộc lốc”(?!?!) Washington, George Sand.
Tôi ngưỡng mộ bác vì tấm lòng hăng say trình bày quan điểm nhưng tôi rất mong tâm huyết đó sẽ được vận dụng một cách khoa học theo đúng phép lý luận. Tôi cũng khâm phục bác vì tài viết nhiều viết dài nhưng tôi rất tiếc không thể góp ý thêm cùng bác một cách dài và nhiều như bác.
Trân trọng chào bác và kính chúc bác dồi dào sức khoẻ.

« Trang trước 1 2 3

•   talawas - Lời tạm biệt

Nói lời chia tay sau 9 năm tồn tại, chúng tôi thiết tha hi vọng vào sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới, thực hiện bởi những người được trang bị những khả năng và phương tiện mà chúng tôi đã không thể có, với cùng một nhiệt thành phấn đấu cho một nền báo chí tự do cho Việt Nam... đọc tiếp >>>

 

Dạy và học, bàn góp

Tôn Văn, 5.6.2008

 

Xã hộiGiáo dục, http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=13313&rb=0206

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php

1. Dạy và học, nói theo “kinh viện” là “giáo dục”; dùng tiêu đề “nôm na” này là cý cho hợp tầm người viết. Dù đây là đề tài luôn được sự trân trọng quan tâm của nhiều người (như những bài về “trí thức”, về “nguyên khí”, etc. gần đây), nhưng trong tình trạng lạm phát và tiền khủng hoảng kinh tế hiện thời thì có phải là lạc đề không? Chúng tôi cho rằng không những không lạc đề mà còn cần thiết để xem xét lại một cách chi tiết và toàn diện tình hình.

Phần trình bày sau đây là tổng hợp suy nghĩ sau những tìm hiểu và trải nghiệm; chúng tôi trình bày theo tinh thần “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Bụt” (nói thẳng thực tình, nhận rõ bản chất và hoàn thiện nhận thức). Rất hy vọng được sự chỉ giáo của bạn hữu.

 

2. Giáo dục, xét về mặt xã hội thì hoạt động này lấy “dạy” làm chính; tuy nhiên, xét về mặt tu rèn cá nhân con người và đạo lý xã hội thì “học” mới là cốt lõi. Học là quá trình tiếp thu và chắt lọc hiểu biết để nâng cao trí thức cá nhân góp phần sống đúng và sống tốt trong cộng đồng. Từ nhìn nhận (quan điểm) này, có 3 câu hỏi:

* Quá trình học của con người được phân định thế nào?

* Việc học đóng góp gì cho cộng đồng (xã hội)? và

* Người dạy cần nhìn việc học như thế nào cho đúng thực chất của nó?

Chúng tôi xin lược trình kiến giải về từng vấn đề.

 

3. Về quá trình tu học của con người, không gì bằng dẫn ra công thức của đức Khổng tử: “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” (nghĩa là học cho biết và sống cho đúng cái đạo con người, thực hiện những điều đạo đức đó trong gia đình, góp ý kiến và công sức vào việc cộng đồng, giúp các cộng đồng sống hoà hữu với nhau). Xem kỹ thì thấy đó là tuần tự phải theo mới làm được, từ thấp lên cao, từ cơ sở lên toàn thể. Điều lý thú là cái câu chữ Nho này lại có cấu trúc ngữ nghĩa – như diễn giải – rất “Việt”, nhưng khi “dịch” ra tiếng Việt thì không hiểu sao lại “chổng ngược” theo kiểu ngữ pháp Tàu: “Làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân”? Có phải vì thế chăng, mà việc giành quyền làm chủ (lãnh đạo) xã hội (cơ sở cho quyền làm chủ thiên nhiên, đất, ruộng, tiền...) được ưu tiên? Và khi những con người chửa thành người (chưa có đạo đức và biết trách nhiệm trong cộng đồng) đã “thành danh” (có chức vị) thì lập tức họ mang công quỹ (mồ hôi nước mắt của dân) đi đánh bạc? Thật đơn giản và... “nhỡn tiền”. Do thiếu giáo dục [1] hay giáo dục sai mà thành như vậy!

Chuyện cá nhân là bộ phận gắn kết với cộng đồng thì cũng cổ như nhân loại, nhắc đến chỉ là do cần thiết. Người Việt có những câu cửa miệng: Chết cả đống hơn sống một người [nghe ghê ghê, nhưng cũng có thể hiểu rằng: cả đống mà chết thì 1 người (thậm chí “một nhóm người”) cũng không sống được]; hay: “Mạnh, là mạnh cả bè, / Mạnh chi cây nứa le te một mình.” Ở đây tôi muốn dẫn thêm lời của một người khác để thấy con người có những tương đồng, trong bản chất và tư duy; văn sĩ người Anh John Donne (1572-1631) đã viết: “...mỗi con người là một phần trong đại khối nhân sinh, như bộ phận gắn liền cùng đại lục...” [2]

Thế còn cái “cần thiết” ở đây là gì? Là công việc dạy và học cho/của mỗi con người cần hướng tới việc đóng góp và chuẩn bị cho sự phát triển kế tiếp của xã hội. Làm thông (giải quyết) điểm này, công việc giáo dục sẽ thoáng và việc học cũng kết quả tốt hơn: học xong có việc làm, sống đúng và sống tốt.

Trước khi (và cũng để chuẩn bị) đi vào chi tiết cụ thể phương thức giáo dục phương Tây, chúng ta cần xác định xã hội phương tây là xã hội gì và họ đã chuẩn bị “đào tạo thế hệ tương lai cho đời sau” như thế nào: xã hội phương tây là xã hội dân chủ, đa nguyện và, vì thế, luôn phát triển. [Những điểm sau đây dựa trên bài dịch “nhóm hội là gì” và ý kiến ngắn về phổ thông trung học (Gymnasium) gần đây.]

 

4. Công việc dạy học dựa trên cơ sở khoa học

Người Việt có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Người châu Âu đi vào chi tiết dạy học sau khi tiến hành những nghiên cứu khoa học công phu và toàn diện con người từ buổi sơ sinh. Có thể tìm đọc những số liệu cụ thể trong các sách phổ thông về giáo dục: Trẻ em mới sinh và trong những năm-tháng tuổi kế tiếp thì thể trạng và não bộ phát triển thế nào? Tương ứng các thời kỳ thì chúng có khả năng gì? Không có những nghiên cứu đó thì việc nuôi dạy (dưỡng dục) có thể nói là rất phi khoa học. Không hiểu cơ chế và thời kỳ bập bẹ tập nói của trẻ, không biết rõ lượng từ các trẻ có thể nhớ và hiểu trong mỗi lớp tuổi thì rất khó xác định mục tiêu và chương trình dạy tiếng; thí dụ vậy. Chưa có được những tài liệu về giáo dục của Việt Nam, nhưng tôi không tin là những nhà chuyên môn giáo dục ở ta không nắm được và nêu ra những điểm cơ sở này. Vấn đề là biến nó thành chương trình cụ thể, khoa học chứ không làm một cách duy ý chí.

Giáo dục một cách khoa học nghĩa là nắm rõ bản chất đối tượng để đưa ra những biện pháp dạy học thích hợp nhằm đem lại kết quả tốt. Chính là hiểu rõ tâm sinh lý các bậc tuổi mà người châu Âu đề ra những cách thức và nhu cầu giáo dục cụ thể cho từng bậc học; chính hiểu rõ cơ chế hoạt động của não bộ mà giáo dục châu Âu coi trọng vấn đề trang bị cách thức tư duy bên cạnh việc cung cấp tri thức. Thực ra những điều này cũng không quá xa lạ với tư duy Á đông hay Việt Nam: giáo lý Bút-đa coi trọng “pháp thí” (dạy nguyên lý, cách thức nghĩ bàn, v.v…) hơn “tài/vật thí”, còn dân gian ta thì nói “cho nhau vàng khối không bằng trỏ lối (phương pháp, cách thức) đi buôn”. Xin hãy coi trọng việc học cách thức và phương pháp chứ đừng quá tập trung vào “thu hút ngoại tệ (vàng khối) mọi nguồn”!

Điểm kế tiếp là quan trọng và quyết định.

 

5. Giáo dục hướng vào việc xây dựng xã hội đa nguyên và dân ch

Qua kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn, qua thực tế phát triển cộng đồng, người châu Âu (xin hiểu cũng bao gồm cả Mỹ) quan niệm phát triển cá nhân là điều kiện phát triển của xã hội. Giáo dục châu Âu lấy phương châm “mỗi cá nhân phải mạnh” trong khi giáo dục Mỹ hướng sâu vào cộng tác tổ nhóm (team work). Con người chỉ phát huy khả năng trong nhóm hội, cho nên văn hoá sinh hoạt nhóm hội, văn hoá tổ chức được giảng dạy cụ theo từng cấp học. Cái “bè” dân ta nói chính là “nhóm hội”. Không có sinh hoạt nhóm hội thì tư duy không được trao đổi và nâng cao để thành ý tưởng hay lý tưởng. Khi lý tưởng và niềm tin phải xin-cho thì không thể nào bền vững được, chẳng khác gì lâu đài trên cát. [nhớ có lời bài hát: đảng đã cho ta niềm tin và ước vọng (!)]

Qua việc xem xét sinh hoạt dân chủ châu Âu, ta có thể thấy rõ: đó là hình thức sinh hoạt phát huy được sức mạnh cộng đồng (quốc gia). Tuy nhiên đó cũng là kết quả một quá trình xây dựng lâu dài và chưa bao giờ hoàn tất. Việc xem xét này cho ta 2 nhận xét: thứ nhất, quan niệm về dân chủ của người châu Âu ngày nay đã khác xưa: cụ thể và gần chân lý hơn; thứ hai, chúng ta vẫn chưa nắm rõ quá trình phát triển đó của châu Âu. Dân chủ (Demokratie) không chỉ được định nghĩa đơn giản là “quyền làm chủ của nhân dân”; nó được diễn giải cụ thể như sau:

Demokratie ist gemeinsam Zukunft gestalten.

Dân chủ là cộng tác kiến tạo tương lai.

Nói “cộng tác – gemeinsam” là nói sự làm việc chung giữa các nhóm hội, đảng phái; nghĩa là, trước hết, cần “đa nguyên” để các tư tưởng khác nhau có điều kiện phát triển, cái tốt có được đồng thuận, cái xấu bị vạch ra và phê phán. Sự “cộng tác” của “đa nguyên” chính là “dân chủ”. Ngày nay chúng ta yếu, chúng ta xấu là do thiếu những cái tốt này!

Học sinh các nước châu Âu được chuẩn bị để sống trong (và cho) xã hội như vậy.

 

6. Nói thêm

Đã “bàn góp” mà còn “nói thêm”? Thực ra chỉ xin nêu nhận xét rất là... khe khẽ!

Chúng ta có hai lần thống nhất quốc gia: nhà Nguyễn và nhà “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhà Nguyễn tiếp tục mô hình “hoàng đế Tàu”, nhà Xã hội Chủ nghĩa tiếp tục toàn trị 1 đảng. Cả 2 “nhà”, nói như ông Võ Văn Kiệt, “... đã tỏ ra ‘đuối sức’ trước nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra trong cơn lốc xây dựng và phát triển...” Nhà Nguyễn thì triều đình không quản nổi địa phương, dân đói, làm loạn và theo “tà” đạo. Nhà “ta” thì dù “Đảng phải có kế hoạch thật tốt” nhưng vẫn phải bỏ để “khoán 10” và lao theo “kinh tế thị trường”. Nhà Nguyễn mất đất; nhà “ta” mất… nhiều hơn chút ít!

Chúng ta có 3 việc làm sai:

* Nhà Nguyễn gom tiền đi mua “tàu đồng” để sau đó đem đi bán kim loại vụn.

* Nhà “ta”, cả Nam lẫn Bắc, gom sức đi... xin viện trợ súng đạn về… uýnh nhau.

* Ngày nay đổi giọng “làm bạn với tất cả các nước” để ... xin tiền.

Thế là cả súng lẫn tiền: Của người, người lại lấy đi! [3]

Xin hãy bắt đầu trở lại: Dân khí! Xin hãy làm lại từ đầu: Giáo dục!

 

© 2008 talawas

 

[1]Dân gian nói “nôm” là “mất dạy”. Đây là câu rủa rút gọn rất thâm thuý và đau đớn: (Nhà mày) mất (hết người) dạy (rồi)! Nghĩa là vô phúc, không còn tổ tiên, ông bà, cha mẹ để dạy dỗ mình và để cho mình học hỏi.

[2]“No man is an island, entire of itself; every man is a piece of the continent, a part of the main. If a clod be washed away by the sea, Europe is the less, as well as if a promontory were, as well as if a manor of thy friend's or of thine own were. Any man's death diminishes me because I am involved in mankind; and therefore never send to know for whom the bell tolls; it tolls for thee.” - John Donne

“Niemand ist eine Insel, in sich selbst vollständig; jeder Mensch ist ein Stück des Kontinentes, ein Teil des Festlands. Wenn ein Lehmkloß in das Meer fortgespült wird, so ist Europa weniger, gerade so als ob es ein Vorgebirg wäre, als ob es das Landgut deines Freundes wäre oder dein eigenes. Jedes Menschen Tod ist mein Verlust, denn mich betrifft die Menschheit; und darum verlange nie zu wissen, wem die Stunde schlägt; es gilt dir selbst.” - John Donne. “Chẳng người nào là ốc đảo để tự mình làm nên tất cả; mỗi con người là một phần trong đại khối nhân sinh, như bộ phận gắn liền cùng đại lục. Khi mỗi viên đất nhỏ tan vào biển cả, Hoàng-hôn châu-địa cũng nhỏ lại ít nhiều. Chuyện cũng chẳng khác gì khi đó là mũi đá hoang nhô ra biển cả, là sở địa của thân hữu hay của chính ta. Sự ra đi của mỗi con người đều là tổn thất trong ta bởi ta là một phần trong đại khối; và vì lẽ này, ta chẳng cần tỏ ngộ, chuông nguyện hồn ai đang gióng giữa đời. Khi nguyện hồn, chuông cũng gióng tiếng cho ta, gióng tiếng cho em, và cho hết thảy sinh linh.“ (theo lời tiếng Đức).

[3]Ca dao: Của trời, trời lại lấy đi, / Dương hai con mắt làm chi được trời?