THƠ III: NƯỚC ĐỨC - MỘT VÙNG HOÀI NIỆM

 Deutschland, Ein Stück der Erinnerung
 Nước Đức, Mt Vùng Hoài Nim
 Thơ Hoàng Thư

 Không chỉ để cho THƠ I đỡ nặng nề,
 Mà bởi chính đây cũng là phần độc lập và hoàn chỉnh của tâm tư!
 [2011-03-07, 23:57]

Lời mở:
15:28, 2011-03-09

Được sự động viên của thân hữu, tôi đăng tải trên Trang nhà như một lần duyệt lại. Nguyên, tiêu đề ban đầu “Nước Đức Hồi Ba” được hình thành trong suy tư về sự trở lại, trong hiện tại. Suy tư lớn dần theo năm tháng (và cũng “già” đi?) đã đưa đến tiêu đề: Nước Đức, Một Vùng Hoài Niệm. Đăng tải lại, tất nhiên là có chỉnh sửa tu từ học như một sự tận dụng cái mà thời gian cho phép; Nhưng không giết chết mình vì những lý do ảo ảnh hư danh.
Dàn bài được giữ nguyên.
(Lưu ý: Đen-Đỏ-Vàng là cờ nước Đức.)
Trân trọng.

Đôi dòng dẫn nhập
Nước Đức Hồi Ba nghĩa là lần thứ ba đến nước Đức; nhưng „Hồi Ba“ cũng có nghĩa là „Con Sóng Trở Về“ – Rückkehrende Welle. Về lại nước Đức là về lại nơi bắt đầu những bài học cho một con người trong thế giới văn minh, là bước kế tiếp sau khi đã học những bài làm người ở „Quê hương mười-tám năm thơ“... Nhưng „hồi Ba“ cũng là dịp để „hồi Tư – rückkehrende Gedanken“; vậy nên chăng xin chép lại tất cả các „hồi“ làm kỷ niệm?
Xin BẠN ĐỌC lượg thứ cho những khiếm khuyết và vui lòng chỉ giáo cũng như chia sẻ!

Cẩn bút,
München ngày 1 tháng Giêng 2006

Mục Lục (21)
Nước Đức Hồi Ba (1969-2006)
Lên núi Johnsdorf
Đi chợ
Ốm
Cô bán phiếu ăn
LạThăm lại nơi xưa
Abschied
Chiều Nơi Xứ
Về Lại Nơi Xưa
Xa Xôi
Núi Au-Ơ
Hai Mùa Tuyết
Nhớ Nguyễn Bính
Mùa Thu Phốc-lan
Chợ Hồ Puên
Suy Tư
SUY TƯỞNG
Ngộ
Dresden
Đồng Bào
Một Lần Đến Pa-ri
Về Thăm Trường Cũ
Mừng Mình
1969
1970
1971
1971
1972
1973
29.12.1988
7. 01-1989         
6. 05-1990
Tháng Hai 1989
1990-1998
05-1990
Thu 1990
cuối Hạ-1991
13. 06-1990
1991
1977 - 2001
1978-2001
06-1998
2001- 2002
20xx
2006


Phần Thơ Dịch
Tác giả
Tiêu đề
Ngày dịch
 Friedrich Nitzsche
 Gửi Gớt
26-07-2008

 Túy Ca


 Ước Nguyện Thi Nhân



 Hãy Coi: Con Người











Lên Núi
Kurort Johnsdorf, Zitau 1969

Lếch nhếch bốn-nhăm thằng,
Bở hơi tai trèo núi;
Bên đường tuyết trắng băng,
Rừng chi không gò bụi?

Cây vút cao chót vót,
Lá xanh lọc ánh trời;
Nắng chiều vàng đọng giọt,
Trên tuyết trắng vừa rơi.

Càng lên núi càng cao,
Đá đen chèn đá trắng;
Bỗng hiện ra lâu đài,
Đắm chìm trong yên lặng.

Từ bao giờ?
Thời gian đọng lại trên phiến đá khắc tên người,
Sự biến chất chồng lên bức tường vỡ lở...
Dừng chân đôi phút lấy hơi,
Chiêm ngưỡng công trình những người không còn nữa.

Rồi cũng đến đỉnh cao,
Nhìn xuống chừng chóng mặt;
Ai nấy đều thở phào,
Thả hồn trong ngây ngất...
Lát nữa mình "bương" xuống,
Chắc đỡ mệt hơn nhiều.

Một khoảng rừng Johnsdorf,
Chứa chất bao nhiêu điều! ...


Cô Bán Phiếu Ăn
Sommerlage Ilmenau, tháng Tám 1971

Gặp em, cô bán phiếu ăn,
Dáng xinh xinh tấm khăn rằn vắt vai,
Nụ cười như ánh sao mai:
Thấy em, vất vả đường dài tiêu tan ...

Tôi qua bao núi bao ngàn,
Về đây cơm nước có bàn tay em;
Bàn tay có bữa lấm lem,
Bưng từng két  nước thâu đêm chẳng ngừng.

Bàn tay có bữa tấy sưng,
Lau bàn, sắp ghế, sửa từng chiếc khăn;
Thương em khuya sớm nhọc nhằn,
Em cười: Các bạn khó khăn  hơn nhiều !


Tháng Tư
Merseburg, 1972
Phương ngôn Đức: April, April, Der weiss nicht, was der will.

Tháng Tư, ôi tháng Tư!
Đang nắng lại đổ mưa;
Trời xanh rơi tuyết trắng,
Cho lòng người ngẩn ngơ.

Tháng Tư, ơi tháng Tư!
Muốn gì sao không nói?
Chỉ thấy đám mây bay,
Che mờ tia nắng mới.

Một tâm hồn u uẩn?
Một tính khí thất thường?
Hay em còn nhớ tưởng,
Mùa đông đầy tuyết sương?

Không, không đâu có phải,
Tháng Tư, ơi tháng Tư,
Ta hiểu tháng Tư lắm,
Như hiểu chính lòng ta:
Đất trời đang trăn trở,
Cho một mùa đầy hoa.

Tuyết muốn nhắn nhủ đời
Nhớ về thời gian khó;
Còn những ánh mặt trời,
Là tương lai rực rỡ.

Sau tháng Tư,
Là tháng Năm:  Mùa Hoa Nở ...
                 

Đêm  Quê  Xa
(Họa lại bài Đêm Wismar của Hoàng Đồng Bin trên bn tin Thanh Niên ca Đại Sứ Quán;
được biên tp.)
Tháng Tám 1972

Đêm quê xa
trăng chiếu sáng lòa
sương lấp lánh,
ai đứng canh trời, quên gió lạnh? ...

Đêm quê xa
phố nhỏ bên đường
thao thức với đoàn xe vận tải,
Xe còn đi mãi:
nơi tiền-phương Tổ-quốc gọi ta!

Đêm quê xa
xóm nhỏ hiền hòa
yên lặng,
thúc dục những con người chiến thắng,
nâng đôi cánh những ước mơ.

Đêm quê xa
Tổ Quốc
đến trong thơ.



Thăm Lại Nơi Xưa
Zittau, 1972 - 83)

Ta về thăm lại nơi xưa,
Oybin, ngọn núi gió mưa giãi dầu;
Hàng bia kể cuộc bể dâu,
Gốc cây già mãi ghi mầu tháng năm...

Nắng vàng từng giọt xuyên mây,
Ngày xưa ta đến, rừng đầy tuyết băng;
Phải chăng theo bánh xe bon,
Tình ta đã trải núi non ấm cùng?

Zittau, quê của núi rừng,
Lá vàng lớp lớp phủ từng gốc cây;
Đặt chân lên lớp lá dầy,
Tưởng như cuộc sống tự đây khởi nguồn.

Đoàn tầu nhả khói trèo non,
Như con sâu nhỏ chạy luồn rừng cây;
Ga sâu, khi vắng khi đầy,
Bé thơ ai bế trên tay nhoẻn cười...

Chốn xưa chìm phía sau rồi,
Vẫn nghe bao lớp sóng dồi trong tim;
Ước gì sống lại những đêm,
Ta và em giữa một miền hoang sơ...

Trở về thăm lại chốn xưa,
Để con tim uống nguồn thơ ngọt ngào;
Để lòng lại được nao nao,
Với bao kỷ niệm của bao tháng ngày.


Gửi Người Du Kích Palestin
1973 – 83

Có nỗi đau nào bằng nỗi đau mất nước,
Trời tối tăm và đất âm u;
Ta đứng lên quyết giành về Tổ-quốc,
Khẩu súng trong tay và mối hận thù.

Không quê hương,
Mỗi bước đi trên những miền đất lạ,
Bàn chân bầm tím giọt máu hồng;
Nhưng khi nghĩ đến quê cha đất tổ,
Thì nỗi đau lại quặn xé trong lòng!

Rõ ràng nơi đây cha ông đã sống,
Palestin,
Người qua bao hưng vong để tới hôm nay?
Người đau lòng xiết bao trong những ngày này,
Khi đàn cháu con lang thang phiêu dạt,
Còn đất cha ông tan nát dưới giầy quân xâm lược.

Có cuộc chiến đấu nào chính đáng hơn cuộc chiến đấu này chăng:
Cuộc chiến đấu bảo tồn một giống dòng,
một thế hệ những con người đang sống,
Cho mỗi đứa trẻ sinh ra đều được ngắm trời quê cao rộng,
Cho mỗi con người nằm xuống đều yên lòng về với tổ tiên?

Palestin,
Tôi viết về anh,
Như viết cho chính lòng tôi vậy;
Vì chúng tôi cũng đã bước ra từ lửa khói,
Từ bom mìn, từ đồng khởi đến hôm nay.
Tôi viết cho anh và tin có một ngày,
Đuợc chào anh trên quê hương chiến thắng.


Giã Từ - Abschied
Gästebuch THC Merseburg,1973

*
Merseburg, Merseburg,
Sắp chia tay rồi,
Xin chào tất cả,
Xin chào từng người.

Người cán bộ già lúc chào tôi,
Nắm chặt bàn tay giọng bồi hồi:
- Chúc bạn lên đường luôn mạnh khỏe,
Về cùng góp sức dựng tương lai...

Nếu gặp người nào đã ở đây,
Xin gửi lời chào của chúng tôi;
Mai đây chắc khó còn gặp lại,
Hãy nhớ đừng quên những ngày này...

*
Sắp xa rồi, trường đại học ơi,
Hơn bốn năm qua sống cùng người;
Như cánh chim non trong tổ ấm,
Mong đến một ngày cất cánh bay.

Ngày ấy bây giờ đã đến đây,
Bỗng thấy bồi hồi lúc chia tay;
Ta muốn ôm người, hôn tất cả,
Chỉ thấy môi run, lệ ứa đầy.

*
Ôi nói làm sao trong mấy câu,
Hết lòng ta, tự buổi ban đầu,
Ôi nói làm sao cho hết được,
Chỉ nhìn ánh mắt mới hiểu nhau.

Merseburg, Merseburg,
Xin chào người bạn của lòng tôi,
Xin chào người bạn của đời tôi;
Mai ngày dẫu có đi xa mãi,
Ta vẫn ghi sâu ảnh hình người!

Tôi Yêu ...
Merseburg, tháng Ba 1976

Tôi yêu Han-rích Hai-nơ,
Tôi yêu mến những vần thơ ngọt lành;
Những vần thơ sáng long lanh,
Gửi về sau những tâm tình người xưa.

Như dòng suối, những vần thơ,
Xanh in dáng núi nhấp nhô điệp trùng
Và như dòng nước mát trong,
Giữ cho cây trái, ruộng đồng mãi xanh.

Chào người thi sỹ quang vinh,
Chào người chiến sỹ đấu tranh trọn đời;
Học thơ, học cách làm người,
Yêu thơ, yêu cả cuộc đời thi nhân...



Dù Sao Đi Nữa ...
Merseburg, 8 tháng Bảy 1976

Dù sao đi nữa, dù sao,
Những ngày xưa đã đi vào tâm tư;
Merseburg, táo và nho,
Merseburg, nhạc và thơ và tình ...

Ngôi nhà con, mảnh vườn xinh,
Tử-đinh-hương tỏa thơm lành sớm mai;
Tuyết tan, cây lại xanh chồi,
Mùa xuân về trải núi đồi đầy hoa.

Bầu trời xanh đến bao la,
Đồng ngô chao sóng như là biển khơi;
Giòn tan là tiếng ai cười,
Mát thơm là quả táo người trao tay.

Mùa đông cho tuyết trắng bay,
Cho ai mũ ấm, áo dầy ... vẫn run!
Lò hồng, hơi ấm toả lan,
Phòng ai vẳng một cung đàn chơi vơi...

Tuyết rơi, và tuyết vẫn rơi,
Lòng ta ca mãi những lời mê say:
Rồi mùa xuân đến mai nay,
Hoa anh đào lại nở đầy cành cao...

Dù sao đi nữa, dù sao...


                 
Đi Chợ
... đời sinh viên, Merseburg

Qua cánh đồng nhỏ - Vắt một con đường;
Một dòng suối nhỏ - Mấy cành câu buông.

Gió lùa vi vút - Cỏ lác xạc xào;
Chập chờn chim nhỏ - Thấp rồi lại cao ...

Chí...ích, chò...òe...  - Tiếng chim lảnh lót;
Người lắng tai nghe - Chìm trong dịu ngọt.

Chợt như tỉnh giấc: -Thôi, khéo muộn giờ;
Ngày mai chủ nhật - Ăn mì và bơ ...



Ốm
Merseburg, tháng Hai 1971

Gân cốt tưởng chừng như nhão ra,
Đầu thì choáng váng, mắt thì hoa;
Vừa ngồi dăm phút, lưng đã mỏi,
Lại nằm co quắp tựa thân già. ...

Cứ thế này e chết mất thôi,
Dậy  lấy lò-so  kéo một hồi;
Mồ hôi thấm áo, người mệt lử,
Thôi thế đủ rồi,
thôi, thôi ... thôi!

Ngả lưng một tí, chừng khoan khoái,
Người tuy còn mệt, máu chuyển đều;
Mong cái phút giây mình khỏe lại,
Mặc lòng chạy nhảy, thích bao nhiêu!

Có ốm mới thèm sao lúc khỏe,
Khi già lại nhớ buổi trai tơ.
Lẽ đời  là vậy, ôi tuổi trẻ:
Hãy tiếc thời gian tự bây giờ!


Chiều Nơi Xứ Lạ
Sonnenuntergang auf fremdes Land
Eibenstock, 29 tháng Chạp 1988

Rì rào con suối chảy bên đường,
Tuyết lạnh, trời mờ, chiều dần buông;
Lạc gót phong trần nơi xứ lạ,
U hoài, lòng trạnh nhớ quê hương.

Xa lắm rồi ư, mhững phố xưa:
Hàng sao Lò Đúc, liễu Bờ Hồ,
Tím thẫm bằng-lăng đường qua Vọng,
Đỏ đèn hoa gạo lối Bách Khoa...

Trăng Thanh-Xuân bắc, đèn Nguyễn Trãi,
Xe chiều đôi chuyến mải về đâu?
Bóng người xiêu vẹo theo chiều nắng,
Ngọn gió vô tình bay áo nâu...

Tất cả bây giờ xa quá đỗi,
Bây giờ tất cả gợi sầu đau.
Bên đường suối chảy về đâu nhỉ?
Nặng trĩu lòng ta một buổi chiều.


Về Lại Nơi Xưa
Merseburg, 7 tháng Giêng 1989

Tuyết trắng từng bông lại từng bông,
Trời mờ, gió lạnh, đất mênh mông,
Đáp chuyến tầu trưa thăm bạn cũ,
Nối một đường kim giữa vô cùng.

Chiều nay về lại nơi xưa ấy,
Tên cũ không còn, người cũ xa.
Nắm bàn tay bạn, lòng bổi hổi:

Một thoáng, đầu xanh nhuốm tuyết pha !


Rückkehr an den Ort von damals
Merseburg, 7. Januar 1989
Von Anne-Marie aus Vietnamesisch

Weißer Schnee tanzende Flocken
Trüb der Himmel, kalter Wind, endlose Erde (Ferne)
Nehme den Mittagszug zu meinem alten Freund
Eine Brücke schlagend (Schienen) in die Unendlichkeit.

Heute Abend nun zurückgekehrt an den Ort von damals
Verschwunden der alte Name, fern die Leute von einst
Ergreife die Hand meines Freundes, das Herz in Aufruhr:
Einen Augenblick nur - das Haar schon von Schnee durchsetzt!


Xa Xôi
Eilenburg, 6 tháng Năm 1990

Dòng sông lượn khúc ở đây,
Bên kia cát trắng, bên này rừng xanh;
Vẫn còn một khoảng thiên nhiên,
Cho chim làm tổ ở trên cành sồi.

Mà sao vắng bóng con người?
Hẳn còn tìm lạ, tìm vui chốn nào;
Chùa gần Bụt chẳng thiêng đâu,
Phải xa xôi, phải nguyện cầu mới linh!


Núi  Au-Ơ – Auersberg
Tháng Hai 1989

Chẳng còn nữa, bóng chim xưa cũ,
Núi Au-ơ lạnh tuyết mù sương;
Ta đi trong một chiều lặng gió,
Nghe dậy trong lòng bao bâng khuâng.

Một ngàn lẻ mười tám thước cao,
Ai còn dựng thêm tầng tháp nữa ?
Ngói thì xám, gạch thì sẫm đỏ,
Cửa sổ cao mở rộng tầm nhìn.

Quán khách đơn sơ đón khách trăm miền,
Bia sủi bọt, chuyện càng nồng đậm;
Cô bán quán trông chừng quen lắm,
Có phải cũng người bên xóm Ai-ben ?

Cuộc vui tàn; Trời đã lạnh thêm,
Bãi Lợn-cỏ cách chừng hai cây số;
Đường đổ dốc: chẳng lo mệt nữa,
Cửa sổ nhà ai dưới xóm đã đỏ đèn ?

Thêm một đoạn đường, đất lạ thành quen,
Núi Au-ơ, biết còn gặp lại ?
Mỗi tạm biệt là một lần trống trải,
Là một lần xao xuyến mãi không thôi !


Hai Mùa Tuyết
1990-1998, Karl-Marx-Stadt - Bernsbach - Fürth

Nhớ người xưa đi trên bãi cát:
Một bước đi lên như một bước thụt lùi;
Bãi cát dài ngút tầm con mắt,
Mà con người sao quá nhỏ nhoi ?[1])

Hôm nay ta đi trên tuyết trắng,
Nước kết tinh như cát dưới bàn chân;
Tuyết trắng mù trời, đường xa vô định,
Một bước đi lên sức lực cạn dần.

Gió gào thét mài sườn non hoang dã,
Sắc như dao chém xả thịt da;
Bạn bè bốn bên áo quần tơi tả,
Ngụp lặn trườn lên trong bão tuyết nhạt nhòa.

Tháng năm trôi. Hai mùa tuyết qua đi,
Và chiều nay ta đứng trên đồi vắng.
Cả vũ trụ bỗng dưng tĩnh lặng,
Một phút giây ?
                        Một giờ khắc ?
                                               Vĩnh hằng ?

Vô tận không gian, vô tận thời gian,
Ngu ngơ con người khác chi bầy trẻ dại !

 

Nhớ Nguyễn Bính

Chemnitz, tháng Năm 1990

Nguyễn Bính ơi, quê Anh nước ngập đồng chua,
Đời Anh trải tận cùng non nước,
Thơ Anh như dầm trong nước mắt,
Như dân quê thân dầm nước đồng chiêm.

Nhưng đồng chiêm cũng còn có bông sen,
Có bông súng mọc lên từ bùn nước,
Có hương bưởi hương chanh
cho người thương xức tóc,
Có trống chèo làng Đặng  buổi xuân sang.

Nguyễn Bính ơi,
Thơ Anh làm man mác khách chùa Hương,
Xao động mái chèo thuyền bến Thái,
Nhức nhói tim ai chiều Hà Nội,
Đời dứt day, thơ cũng dứt day buồn!

Cuộc đời Anh trải đủ ba miền,
Hồn thơ Anh chia cùng bao thế hệ;
Gần gụi thế, mà xa xôi là thế:
Tôi học thơ Anh
qua miệng đời và những trang vở chép tay!

Đọc và thương, và nhớ mãi điều này:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh ... muôn thuở!
Dẫu phải chịu suốt một đời nghèo khổ,
Cũng đừng để bẩn lòng, đừng để bẩm trang thơ!


Mùa Thu Phốc-lan
(Herbst in Vogtland)
Oelsnitz, Thu 1990

Chuyến tầu muộn đã qua rồi,
Trên sân ga vẫn bồi hồi bước chân;
Mùa thu trên đất Phốc-lan,
Nhớ về Hạ ... Thế là tan một mùa.

Anh về qua chợ Au-ơ,
Bao nhiêu kẻ bán, người mua, dặt dìu;
Sườn non vàng quái nắng chiều,
Nghe hương gió, biết còn nhiều phong sương...


Chợ Hồ Puên
Hồ Pöhl, Plauen; Wochenend-markt
1991, cuối Hạ
                                                          
Khách hàng mặc áo dài tay,
Hồ Puên trời nổi heo may chuyển mùa;
Mây bay gần, mây bay xa,
Mùa Thu chưa đến, Hè qua mất rồi.

Người xinh, xinh cả nụ cười,
Hàng tôi, em đến ngắm rồi lại đi;
Hàng từ năm ngoái năm kia,
Tôi mang ra bán chỉ vì có em...


Suy Tư
Chemnitz, 13 tháng Sáu 1990

1
Lang thang trên những nẻo đời,
Mà coi thế sự đổi dời cũng hay!

Anh hùng quân tử, bậc tài danh,
Đĩ điếm côn đồ, lũ lưu manh;
Kéo quân thế sự, đèn xoay chuyển,
Được-thua, vinh-nhục, mộng vỡ-thành...

Nhốn nháo lừng trời văn hóa dỏ,
Nhớp nhơ tràn đất cuộc tình hờ;
Bần tiện còn đâu nhân, nghĩa, lễ,
Vân cẩu tang thương thế sự đồ.

2
Quốc chính - thiên tâm thuận,
Quan liêm - dân tự an.          

Karl Marx bây giờ thành Chemnitz,
Đồng ”Đê” thay “Ốt” lắm người yêu;
Bốn mươi năm chẵn bao công sức,
Mà bỗng thành không một sớm chiều!

Dân chủ - trời Âu thành bão tố,
Tự do, đất Việt nổi cuồng phong;
Lật thuyền, mới biết dân như nước,
Băng dầy đâu chỉ một đêm đông!


Suy Tưởng

1.             

Em như nàng Tấm đẹp xinh,
Cho anh thơm áo, ngọt canh ngày ngày;
Bàn tay cầm lấy bàn tay,
Còn nghe chai sạn những ngày tháng qua.

Tóc xanh phây phất gió lùa,
Còn như nồng cả một mùa nắng hanh;
Một đời nương bóng mái tranh,
Bao nhiêu đói rét, tảo tần bấy nhiêu.

2.              

Ra đi từ mái tranh nghèo,
Tấm thân đâu khác cánh bèo nổi trôi;
Đồng tiền đổi giọt mồ hôi,
Còn thêm cả ánh mắt người khinh khi.

Vì nhà phải bước chân đi,
Vì đời phải uống cả ly rượu sầu;
Thức khuya cho bạc mái đầu,
Muốn làm một nắm đất mầu quê hương...

3.            

Xa rồi, đất nước, quê hương,
Những gì yêu mến, thân thương xa rồi;
Lặng ngồi ngắm bụi tuyết rơi,
Thấy đơn côi giữa đất trời hoang vu.

Châu Âu đây, một bến bờ,
Bao nhiêu thuyền đã ghé vô, buông chèo?
Ra đi từ những quê nghèo,
Đã vào ‘‘tiên cảnh‘‘ vẫn nhiều ưu tư ...


Ngộ
04.08.77, 10 giờ.
- Viết lại: 5. Sep. 2001

Chẳng có con đường nào trải toàn thảm đỏ,
Chẳng xứ sở nào nở bốn mùa hoa;
Mọi thần tượng đều lần lần sụp đổ,
Vàng son nào rồi cũng phôi pha ...


Dresden
Tuyên-ngôn về “Đẹp”
12.03.1978  20.01.1981. trước Zwinger Galery  [2])

Ta đến thăm những Thiên-thần của những thuở xa xưa:
Mỗi Thiên-thần đều mang nỗi âu lo trần thế;
Thiên-thần,
Là trí tuệ bao nhiêu thế hệ,
Là máu, là xương của chính cuộc đời!

Ôi Raffael, Albrecht, Rubbens ...
Người sống tự bao giờ mà sao gần gũi vậy ?
Trong ánh bình minh Phục-sinh buổi ấy,
Người đã bay trên đôi cánh Tự Do.

Lịch sử rất gần, dù bao năm tháng đã trôi qua:
Thế kỷ 16, 17 đây,
Và ngoài kia là 18 tháng Hai khói lửa; [3])
Ngoài  kia nữa: dưới ánh trời rực rỡ:
Những đôi tình nhân sánh bước bên nhau ...

Vượt qua những chiến tranh, vượt qua những khổ đau,
Cuộc sống vẫn sinh tồn như cỏ cây bám sâu vào đất;
Và trên đó lại hoài thai cái  đẹp,
Như cây sinh hoa,  kết trái cho đời.

Cái đẹp di truyền trong mỗi bào thai,
đẹp - là sự  hài  hòa  từ  bản  Chất;
Không có cái Đẹp  nào nằm  ngoài sự  vật,
Không có tình  yêu  thì không có những thiên  thần !
           

Đồng  Bào
T.p. Tam-diệp-thảo - Kleestadt Fürth, tháng Sáu 1998

Có gì thân thương hơn hai tiếng Đồng Bào :
Một bọc Âu-cơ và một trăm trái trứng...
Một khoảng trời Nam với núi cao, biển rộng,
Sóng Thái-bình-dương vỗ lớn những Tiên, Rồng.

Những Bùi, Nguyễn, Hoàng, Lê,
những Huỳnh, Võ, Bạch, Trần
Từ Động Đình hồ tới thành Gia Định;
Việt là Vượt, Nam là định mệnh,
Cơ ra đi cho Duyên lại tụ về.

Mỗi cuộc đời đều có một miền quê:
Rau đắng nấu canh, ầu ơ tiếng hát;
Trăng đêm sáng, hương đồng quê ngan ngát,
Mái chùa cong im đậm một khoảng trời ...

Tình quê hương không thể nói thành lời:
Mái tóc bạc, lưng còng, lòng day dứt ...
Đời viễn xứ mòn chân đất khách,
Gặp một dáng người, nghe tiếng nói đã thân thương!
Dòng máu tiên-rồng dù đi khắp mười phương,
Vẫn thổn thức hồn thiêng Âu-Lạc;
Vẫn giữ trong tim ảnh hình non nước,
Yêu thương nhau trong hai tiếng Đồng-Bào.


Giọt Mưa Thu

Freising-München, Thu 2001-02

Ta đi lượm lá vàng rơi,
Tìm thơ cuối Hạ, tìm người ta thương;
Trôi lăn qua mấy nẻo đường,
Áo vương cát bụi, lòng vương tình người.

Tình người như hạt mưa rơi,
Hạt rơi cuối bãi, hạt rơi đầu ghềnh;
Mưa rơi tưởng thật vô tình,
Ai hay muôn nỗi phong hàn mới nên!

Lá vàng rơi đã bao đêm,
Tim ta sống với hình Em bao ngày;
Mùa thu cơn gió thoảng bay,
Hạt mưa rơi xuống bàn tay lạnh lùng...


Một  Lần  Đến  Pa-ri

Pari-München, 2001-02

‘’Sông Xen mùa này lạnh lắm’’,
Những Người Khốn Khổ xưa đâu ?
Ta đến Pa-ri hoa lệ,
Ngắm người trảy hội trên cầu ...

Hàng cây bên đường trụi lá,
Dưới chân: cỏ vẫn xanh mầu;
Eiffel còn sừng sững đó:
Trắng, vàng, đen ... bước bên nhau.

Thành Véc-xai, chiều buốt giá,
Mênh mông tiền  lộ, cao lầu.
Cung viên: niềm mơ hóa đá,
Tháng năm mưa nắng dãi dầu !

Tất cả chẳng còn chi nữa,
Những mỹ nhân, những vương hầu...
Những triệu kiếp người khốn khổ,
Đến, đi như khách chung tầu !

Và ta cũng đến một lần,
Dừng chân để nhớ cố nhân;
Pa-ri, Kinh-thành Ánh sáng
Bao đời vẫn rạng vẻ ngân.



Về Thăm Trường Cũ
Tặng bạn Merseburg

Gãi vào kỷ niệm mà đau,
Cô liêu trôi giữa sắc mầu thời gian;
Merseburg, buổi chiều tàn,
Chân đi mỗi bước, muôn vàn nuối thương...

Nhớ khi tuổi trẻ lên đường,
Chiến chinh, bom đạn quê hương phủ mờ;
Lòng trai in dấu trang thơ:
Mong sao non nước cõi bờ bình yên.

Con tầu đi giữa màn đêm,
Long Biên gãy nhịp in trên nền trời;[1]
Nhớ thương, mong ước đầy vơi,
Mai sau góp sức xây đời có ta!

Năm năm xa nước xa nhà,
Mái trường nuôi mãi trong ta tình người;
Ta đau từng trái bom rơi,
Bạn đau, bạn cũng chung lời hờn căm...

Qua bao biến đổi, thăng trầm,
Hôm nay ta lại về thăm mái trường;
Vẫn ngôi nhà, vẫn con đường,
Mà tên gọi đã không còn như xưa.

Hỏi Thày, Thày đã đi xa,
Hỏi khoa, khoa cũng thành  ra... lạ rồi;[2]
Cầm tay bạn lại bồi hồi,
Hội khoa hai lượt, số người dần thưa...

Một lần thăm lại trường xưa,
Ba mươi năm lẻ, đâu ngờ hôm nay;
Dẫu chưa tròn một vòng quay,
Bao nhiêu ân nghĩa chắp tay tạ Đời.

Biết rằng muôn sự đổi dời,
Chẳng ai bám mãi vào thời đã qua;
Mà bao kỷ niệm chẳng nhoà,
Vẫn tươi, dù mái tóc ta đổi mầu.

Gãi vào kỷ niệm mà đau.

Trải bao dâu biển cuộc đời,
Cỏ cây xưa vẫn xanh tươi một mầu.



Mừng Mình
Xa lộ Nurembe-Munich, 2006-12-05

Quê hương mười-tám năm thơ,
Hà thành bén rễ, bây giờ xanh cây;
Đường đời mấy độ buồn vui,
Mười-lăm năm chẳng nhạt phai trong lòng.

Đã mang hai chữ Tiên-Rồng,
Thì thân gió bụi, mưa giông xá gì;
Tang bồng cất bước ra đi,
Để xem, để biết thị phi lòng người.

Như sông, trôi mãi dòng đời,
Năm-mươi năm lẻ, đất trời có ta;
Dẫu chưa tròn trái thơm hoa,
Xuân về sắp mấy câu ca mừng mình.

[1] Bãi Cát Dài, Thơ Cao Bá Quát
[2])  Viết lại 14. 01. 2001
[3]) 18. Tháng Hai 1945, ngày nước Anh  ném bom xuống Dresden


Friedrich Nietzsche
(1844-1900)

An Goethe

Das Unvergängliche
Ist nur dein Gleichnis!
Gott der Verfängliche
Ist Dichter-Erschleichnis...

Welt-Rad, das rollende,
Streift Ziel auf Ziel:
Noth - nennt's der Grollende,
Der Narr nennt's - Spiel...

Welt-Spiel, das herrische,
Mischt Sein und Schein: -
Das Ewig-Närrische
Mischt uns - hinein!...
Gửi Gớt

Rằng điều vương vấn trong ta,
Chỉ là miệng thế, chỉ là dụng ngôn!
Ngả nghiêng đàn hát thi nhân,
Cũng do con tạo xoay vần mà nên...

Sát na luân thế chuyển vần,
Chẳng qua như giấc mộng xuân đương thì:
Chán nhàm bao chuyện thị phi,
Thánh rằng cuồng nộ, ngu si rằng đùa...

Vênh vang nhân thế cuộc cờ,
Là thân là ảnh, tỏ mờ đổi thay: -
Trăm năm câu chuyện khóc cười,
Túi càn khôn cuốn con người vào trong!...


Das trunkne Lied

O Mensch! Gib, acht!
Was spricht die tiefe Mitternacht?
"Ich schlief, ich schlief -
aus tiefem Traum bin ich erwacht: -
Die Welt ist tief,
und tiefer als der Tag gedacht.
Tief ist ihr Weh -,
Lust - tiefer noch als Herzeleid:
Weh spricht: vergeh!
doch alle Lust will Ewigkeit -,
- will tiefe, tiefe Ewigkeit
Tuý ca

Ôi người! Hãy, lắng!
Đêm sâu nói gì?
„Ta đang ngủ thiếp –
Tỉnh choàng, mộng đi:
Thế gian sâu thẳm,
Ngày sao chẳng tường?
Đau đớn can trường,
Tim còn háo hức!
Niềm đau mong khuất
Muốn thèm đa đoan,
- Thèm muốn đừng tan!“


Dichters Berufung

Als ich jüngst, mich zu erquicken,
Unter dunklen Bäumen saß,
Hört' ich ticken, leise ticken,
Zierlich, wie nach Takt und Maas.
Böse wurd' ich, zog Gesichter, -
Endlich aber gab ich nach,
Bis ich gar, gleich einem Dichter,
Selber mit im Tiktak sprach.

Wie mir so im Verse-Machen
Silb' um Silb' ihr Hopsa sprang,
Musst' ich plötzlich lachen, lachen
Eine Viertelstunde lang.
Du ein Dichter? Du ein Dichter?
Steht's mit deinem Kopf so schlecht?
- "Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter"
Achselzuckt der Vogel Specht.

Wessen harr' ich hier im Busche?
Wem doch laur' ich Räuber auf?
Ist's ein Spruch? Ein Bild? Im Husche
Sitzt mein Reim ihm hintendrauf.
Was nur schlüpft und hüpft, gleich sticht der
Dichter sich's zum Vers zurecht.
- "Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter"
Achselzuckt der Vogel Specht.
*
Reime, mein' ich, sind wie Pfeile?
Wie das zappelt, zittert, springt,
Wenn der Pfeil in edle Theile
Des Lacerten-Leibchens dringt!
Ach, ihr sterbt dran, arme Wichter,
Oder taumelt wie bezecht!
- "Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter"
Achselzuckt der Vogel Specht.

Schiefe Sprüchlein voller Eile,
Trunkne Wörtlein, wie sich's drängt!
Bis ihr Alle, Zeil' an Zeile,
An der Tiktak-Kette hängt.
Und es giebt grausam Gelichter,
Das dies - freut? Sind Dichter - schlecht?
- "Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter"
Achselzuckt der Vogel Specht.

Höhnst du, Vogel? Willst du scherzen?
Steht's mit meinem Kopf schon schlimm,
Schlimmer stünd's mit meinem Herzen?
Fürchte, fürchte meinen Grimm! -
Doch der Dichter - Reime flicht er
Selbst im Grimm noch schlecht und recht.
- "Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter"
Achselzuckt der Vogel Specht.
Ước nguyện thi nhân

Mới đây thôi, lúc hồi tâm,
Ngồi dưới những tàn cây râm,
Ta nghe tích tắc; nhẹ nhàng tích tắc,
Dịu êm, vỗ nhịp tĩnh hà.
Thình lình giận đến, chau mày, -
Nhưng rồi cũng buông xuôi,
Để, như một thi nhân,
Chính tự ta cũng hoà thanh vỗ nhịp.

Cứ như đang đặt vần
Từng âm cóc nhảy,
Đột nhiên ta phải cười lên
Một khắc dài không kìm nổi.
Thi nhân ư? Mi, thi nhân?
Đã có gì bất thường trong cái đầu mi vậy?
- „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
Con chim gõ kiến nhún vai.

Cớ gì ta khắc khoải đợi chờ nơi lùm cây?
Cái kẻ cướp ngày, ta, rình rập cho ai?
Phương ngôn? Bào ảnh? Vội vàng
Ta đính điệu vần theo sát.
Chỉ trườn lướt và chộp nhảy, chính thi nhân
Dệt hồn cốt mình thành thi ca.
- „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
Con chim gõ kiến nhún vai.

Liệu vần điệu có như tên bắn?
Ta sẽ gửi vào sâu thẳm,
Khi tên chạm tới Cung Hằng,
Ta hoá biển cuồng giẫy sóng!
Ôi dào, sẽ chết thôi, cái tay bé bỏng,
Hoặc là choáng váng men say!
- „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
Con chim gõ kiến nhún vai.

Vội vàng gom mảnh vụn phương ngôn,
Lẫn cả cuồng từ, như đang giờ giã biệt!
Cho đến khi dòng nối dòng,
Treo đính vào chuỗi nhịp.
Và kinh hoàng: tên tội đồ hiển lộ,
Vơ cả mớ vào lòng, để vui? Thi nhân, ôi!
- „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
Con chim gõ kiến nhún vai.

Nghe chăng, chim yêu? Mi còn cợt nhả?
Chán chường chưa, trong đầu ta,
Bi thương nào hơn khi con tim ràng buộc?
Hờn dỗi nơi ta thật là đáng sợ! –
Mà thi nhân - vẫn vá víu vần
Trong nóng giận chẳng lý gì trái phải.
- „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
Con chim gõ kiến nhún vai.


Ecce homo

Ja! Ich weiß, woher ich stamme!
Ungesättigt gleich der Flamme
Glühe und verzehr' ich mich.

Licht wird alles, was ich fasse,
Kohle alles, was ich lasse:
Flamme bin ich sicherlich
Hãy coi con người

Ta biết rằng ta đến từ đâu!
Khát khao như ngọn lửa tinh cầu,
Một giây ngời đỏ và tàn lụi.

Ta hoá thân ta thành ánh sáng,
Chỉ chút tàn tro gửi muôn sau:
Lửa đỏ và ta khác chi nhau!