BIÊN KHẢO III: DANH NHÂN & DANH NGÔN

 Danh Nhân và Danh Ngôn
16:11, 2011-02-07

Do nhu cầu tham khảo những trích dẫn không nguồn bổ sung cho „Cảm Thức“, chuyên mục này mở ra cũng là cách thực hiện mục tiêu:
Mấy bực Tiên Hiền tìm hỏi học.
Do thông tin (Informationen) có quá nhiều trên Internet, dưới tiêu đề sẽ có link để bớt tải vì hình ảnh và chỉ chuyển dịch những phần chính hoặc trực tiếp có cảm xúc. (Sẽ lưu ý trang nào chưa có tiếg Việt.) Quý bạn nào có thiện ý và hảo tâm tiếp sức (dịch, viết hoàn chỉnh về Danh Nhân hoặc tác giả thành danh, xin liên hệ để cộng tác cống hiến cho kho tàng tri thức nhân loại dạng "mạng ảo" này)

Cũng coi như một sự mở đầu cho Tân Mão – Năm thứ sáu-một!

Bùi-Viết Văn Đức
[Ngày mồng 5 Tân Mão, Giỗ trận Đống Đa]

PostScrift:
Quý bạn nào có thiện ý và hảo tâm tiếp sức (dịch, viết hoàn chỉnh về Danh Nhân hoặc tác giả thành danh, xin liên hệ để cộng tác cống hiến cho kho tàng tri thức nhân loại dạng "mạng ảo" này.
Trân trọng cảm ơn,
Hoàng Thư

Mục Lục (Tổng hợp)

Danh Nhân
Danh ngôn
Đỗ Phủ
Lều tranh bị gió thu phá
Herta Müller
Thơ dịch
Mao Trạch Đông
Gíáo điều không có giá trị bằng bãi cứt bò nhão nhoẹt
Voltaire
Bảo vệ quyền được nói (Tự do ngôn luận)



Mục Lục – Cập nhật
2011-03-02, 23:31

Số thứ tự –
Lfd. Nummerung
Nhân vật –
Persönnlichkeiten

 Napoleon Bonaparte
 
 
Zitate - Những câu nói đáng ghi
 (42 Sprüche von Napoleon:

 [Dịch từ từ …]
 [15:57, 2012-01-11]


* Von Frauen spricht man nicht. Man beschäftigt sich mit ihnen

* Wenn eine verzweifelte Situation ein besonders Können erfordert, dann bringt man dieses Können auch auf, obwohl man vorher keine Ahnung davon hatte

* Man kann den Dingen den ersten Anstoß geben, doch sie tragen dich davon

* Der Mutige gewinnt jede Schlacht!

* Das sicherste Mittel, arm zu bleiben, ist, ein ehrlicher Mensch zu sein.
* Die Liebe ist eine Dummheit, die zu zweit begangen wird

* Nicht diejenigen sind zu fürchten, die anderer Meinung sind, sondern diejenigen,
die anderer Meinung sind, aber zu feige, es zu sagen.

* Ein Thron ist nur ein mit Samt garniertes Brett.

Đầu óc không có ký ức thì chỉ là một pháo đài vô chủ. 
* Ein Kopf ohne Gedächtnis ist eine Festung ohne Besatzung.

* Der Zufall ist der einzig legitime Herrscher des Universums.



* Eine schöne Frau gefällt den Augen, eine gute dem Herzen, die eine ist ein Kleinod, die andere ein Schatz.

* Es gibt Diebe, die nicht bestraft werden und einem doch das kostbarste stehlen: die Zeit.

Cuộc chiến với phụ nữ là cuộc chiến đấu duy nhất người ta chiến thắng bằng một cuộc rút quân. 
* Krieg mit Frauen ist der einzige, den man durch Rückzug gewinnt.

Chữ „không thể“ chỉ có trong từ vựng của những kẻ u mê, đần độn.
* Das Wort "unmöglich" gibt es nur im Wörterbuch von Narren.

* Wenn man Dummheiten macht, sollten sie wenigstens gelingen!

Chính trị là nghệ thuật phụng hành Chúa Trời sao cho ma quỷ không nổi giận.
* Politik ist die Kunst, Gott so zu dienen, dass der Teufel darüber nicht böse wird.

Đừng sợ hãi trước những người bất đồng chính kiến mà nên sợ những kẻ bất đồng chính kiến mà hèn nhát không dám nói những bất đồng đó thành lời. 
* Fürchte nicht die, die nicht mit dir übereinstimmen, sondern die, die nicht mit dir übereinstimmen und zu feige sind, es dir zu sagen.

Chiến công không mang tính hủy diệt là chiến thắng sự ngu tối.
* Die wahren Eroberungen, die keine Reue hinterlassen, sind Siege über die Unwissenheit.

* Man kann keinen Eierkuchen backen, ohne ein paar Eier zu zerschlagen.


* Die Theologie nimmt in der Religion etwa denselben Platz ein wie die Gifte unter den Nahrungsmitteln.

* Mit Kühnheit kann man alles wagen, aber nicht alles tun

* Ein Mensch wie ich pfeift auf das Leben einer Million Menschen.

Cái tồi tệ nhất là tính không kiên quyết (khi có ý định làm một việc gì đó).
* Das Schlimmste in allen Dingen, das ist die Unentschlossenheit.
* Wenn Gott gewollt hätte, dass wir uns waschen, hätte er das Parfum nie zugelassen.

* Der wahre Heldenmut besteht darin, über das Elend des Lebens erhaben zu sein.

* Die Deutschen haben sechs Monate Winter und sechs Monate keinen Sommer. Und das nennen sie Vaterland.

Sự giàu sang không cứ trong việc chiếm hữu tài sản mà trong việc con người biết cách sử dụng hữu hiệu khối tài sản đó.
* Reichtum besteht nicht im Besitz von Vermögen, sondern in der Anwendung,
die man davon zu machen versteht.

* Wasser, Luft und Reinlichkeit sind die Hauptartikel meines Arzneibuches.

Nếu muốn tàn hủy con người thì chỉ việc cho phép họ được làm mọi điều.
* Wer die Menschen ruinieren will, braucht ihnen nur alles zu erlauben.


Một người phụ nữ, một khẩu súng và một con ngựa không phải là những thứ được phép cho mượn.
* Eine Frau, ein Gewehr und einen Gaul darf man nicht ausleihen.

Lịch sử là sự dối trá người ta đồng ý với nhau.
* Geschichte ist die Lüge, auf die man sich geeinigt hat.

* Die Gesellschaft braucht eine strenge Justiz; darin liegt die Humanität des Staates;
alles andere ist Humanität der Opernbühne.

* Die Musik hat von allen Künsten den tiefsten Einfluß auf das Gemüt. Ein Gesetzgeber sollte sie deshalb am meisten unterstützen.

* Ohne Champagner kann ich nicht leben. Bei Siegen verdiene ich ihn, bei Niederlagen brauche ich ihn.

Khả năng tốt nhất để giữ lời là đừng hứa hẹn.
* Die beste Möglichkeit, Wort zu halten, ist, es nicht zu geben.

* Religion ist das, was die Armen davon abhält, die Reichen umzubringen

* Das Volk beurteilt die Macht Gottes nach der Macht seiner Priester.

Đối với tôi, các học giả và những người trí thức chẳng khác gì những cô gái lẳng lơ. Người ta có thể viếng thăm, tán gẫu; nhưng chẳng thể cưới xin hay giao chức bộ trưởng cho họ. 
* Gelehrte und Intellektuelle sind für mich wie kokette Damen. Man sollte sie besuchen, mit ihnen parlieren, aber sie weder heiraten noch zu Ministern machen.





 Tư Mã Thiên: Sử ký
Lấy một câu trong bốn câu từ nguồn
Dân dĩ thực vi tiên.
民以食為先 - mín yǐ shí wéi xiān
để chuyển qua tiếng Đức:
Dem Volk geht die Enährung vor.

Văn Đức
01:27, 2012-01-08

10.02.1898 - 14.08.1956
Deutscher Dramatiker und Theatertheoretiker
Bild CC-BY-SA, by Kolbe via Wikimedia

Zitate - Zitat 2961Kein Vormarsch ist so schwer wie der zurück zur Vernunft.

Văn Đức dịch
(15:19, 2012-01-06)
Hồi đầu - Thị ngạn!

Tại những nơi công cộng ở Đức thường có những bản tin điện tử hiện nhanh với những nội dung thời sự, quảng cáo và những danh ngôn. Có một câu của Bertolt Brecht như sau trên:
(Nguyên nghĩa:
(Chẳng có cuộc hành trình tiến về phía trước nào gian nan 
như cuộc hành trình trở về đạo lý.)
Dịch thoát:
Hồi đầu thị ngạn (dân chủ và tiến bộ) gian nan lắm,
Vì nghiệp “tham (nhũng loạn, chiếm đoạt), si (duy ý chí, ...)” quá (nửa đời người) nặng sâu!

Aristoteles
14:37, 2011-06-18
Nguồn Windows live:
Aristoteles, griechischer Philosoph und Naturforscher
* 384 v. Chr. in Stageira / Makedonien
† 322 v. Chr. - Chalkis/Euböa
Aristoteles gehört zu den bekanntesten und einflussreichsten europäischen Philosophen. Er hat zahlreiche Disziplinen entweder selbst begründet oder maßgeblich beeinflusst, darunter Wissenschaftstheorie, Logik, Biologie, Physik, Ethik, Dichtungstheorie und Staatslehre. Aus seinem Gedankengut entwickelte sich der Aristotelismus.
Việt dịch:
A-ri-xtô thuộc hàng những Triết gia nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất của châu Âu. Ông đã sáng tạo, tự mình hoặc tạo ảnh hưởng quyết định, nhiều chuyên nghành khoa học như: Lý thuyết Khoa học, Luận lý học, Sinh vật học, Vật lý học, Đạo đức học, Lý thuyết Thi ca và Học thuyết Nhà nước. Từ Di sản Tư tưởng của ông đã hình thành và phát triển „Triết thuyết Aristoles“.
Câu nói nổi tiếng:
Das Ganze ist mehr als die Summe seiner Teile. 
– „’Toàn thể’  có ý nghĩa lớn hơn tổng cộng (số học) các hộp phần của nó.“
Wir können den Wind nicht ändern, aber die Segel anders setzen.
– „Chúng ta không thể thay đổi sức gió và chiều thổi của nó; Nhưng có thể để đặt cánh buồm trên con thuyền của mình theo ý muốn của chúng ta.“



 Voltaire 




Tài liệu sau được lấy từ Wikipedia
Đường dẫn (link): http://de.wikipedia.org/wiki/Voltaire
Cập nhật: Diese Seite wurde zuletzt am 15. März 2011 um 15:25 Uhr geändert.
(Hai thông tin trên giúp giảm tải cho Trang nhà và vẫn tiếp cận original khi cần.)
Nguồn có 97 ngôn ngữ bao gồm „tiếng Việt“
Sau đây chỉ đăng lại ý kiến khảo về một câu nói gọi là „của Voltaire“.

Ý kiến ngắn: Đính chính câu nói gọi là „của Voltaire“
15:43, 2010-11-25

Đề tài („Lộ trình đến đa nguyên“; Hoàng Thư chú thêm) rất hay, rất hợp với Dân Luận. Tuy nhiên, để trình bày cho có mạch lạc, xin được suy ngẫm kỹ càng hơn. Trước hết xin có đôi điều đính chính: Một lời nói do một vị dẫn trích trong phản hồi, thực ra không phải của Voltaire và việc hiểu cũng cần được bàn lại.
Nguyên văn:
I disapprove of what you say, but i will defend to the death your right to say it.
Ich missbillige, was du sagt, aber würde bis auf dem Tod, dein Recht verteidigen, es zu sagen.
Đó là câu của S.G. Tallentyre. Chuyển ngữ như đã dẫn xem chừng có vẻ chính luận đầy „tinh thần chiến đấu … (đá)“.
Đề xuất:
Tôi không tán đồng ý với những điều anh nói; Nhưng tôi sẽ bảo vệ quyền của anh nói ra những điều đó trong suốt đời mình.

Nguồn:
Mời tranh luận: Lộ trình nào để đi đến đa nguyên ở Việt nam?

Ghi chú:
Lời phát biểu được gọi là „của Voltaire“ do
Bayn Land gửi lúc 18:31, 25/11/2010 - mã số 22824
Trích:
"Tôi không tán thành điều anh nói, nhưng tôi quyết bảo vệ đến chết quyền được nói ra điều đó của anh - Voltaire.".
Hết trích.
Ngoài ra, cũng đã có người sử dụng tương tự trên talawas.



 Đỗ Phủ

 Khúc ca „Lều tranh bị gió thu phá“
 Hoàng Thư dịch tặng Hồng Phong
 23:10, 2011-03-03

Tháng Tám trời cao, lốc thổi cuồng,
Nóc nhà ba lớp rạ bay tung;
Vượt sông, tranh trải đầy bờ bãi,
Mảnh nóc treo xa tận mép rừng.
Mảnh trái cũng phơi bờ mương xóm.

Bầy trẻ khinh ta yếu tay chân;
Cách vườn, phớt lạnh xô cướp giật,
Điềm nhiên bê vác, nhẩn nha đi.
Khô miệng thét gào mà chẳng được,
Nương gậy lần về, giận không nguôi!

Gió chợt lặng thinh, mây phủ mực,
Trời thu mờ mịt, tối nhường đêm.
Chăn mỏng cũ mèm như sắt lạnh,
Bé đĩ vô tâm đạp tung thêm,
Đầu giường nước dột như ai tưới,
Mưa rơi nặng hạt chẳng ngừng cho.
Từ buổi loạn ly, thường ngắn ngủ,
Đêm dài mưa lạnh, thức cùng lo...

Chỉ mong có được căn nhà rộng,
Cho vui lòng muôn kẻ sỹ nghèo,
Mặc gió mưa trời, tâm chẳng loạn.
Hỡi ôi: Nếu căn nhà kia mà có được,
Lều ta nát, thân rụi tàn trong mưa rét – Cũng cam lòng!

                                               



 Herta Müller
Bùi Tân Phong biên dịch; Xem thêm VL-007
11:31, 2011-02-19

LTS (Thông tin Berlin): Nhà văn Đức, bà Herta Müller (sinh năm 1953) nhận giải thưởng Nobel văn chương ngày 10.12.2009 tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển. Tác phẩm làm nên giải thưởng Atemschaukel (Đung Đưa Nhịp Thở), do Hội đồng giám khảo quyết định từ ngày 8.10.2009, trong thời gian ngắn đến nay đã bán được gần 350.000 ấn bản, tái bản đến lần thứ 12. Tại Đức bình thường một tiểu thuyết hay ra mắt bán được 20.000 ấn bản là đã thành công. Từ ngày này những buổi nói chuyện về văn học của bà, được dư luận quan tâm thường không còn chỗ trống…

Lời giới thiệu
Kể từ năm 1901, khi giải Nobel Văn chương đầu tiên được trao cho văn sỹ, đến nay đã có 12 nhà văn nữ trong khi đã có 93 nhà văn nam được nhận được nhận giải thưởng cao quý này. Giải Nobel Văn chương năm 2009 được trao cho Herta Müller, nhà văn Đức sinh tại Rumania. Thông tin về tiểu sử và việc nhận giải của bà đã được đăng tải trên hầu hết các trang mạng lớn. Chúng tôi chọn dịch hai tác phẩm ngắn của bà và hy vọng đưa đến quý bạn đọc chút ít thông tin trong thời gian thư giãn.
Danh sách 12 nhà văn nữ nhận giải Nobel Văn chương:
2009 Herta Müller (Đức, sinh ra tại Rumani)
2007 Doris Lessing (Anh)
2004 Elfriede Jelinek (Áo)
1996 Wislawa Szymborska (Ba-lan)
1993 Toni Morrison (Mỹ)
1991 Nadine Gordimer (Nam Phi)
1966 Nelly Sachs(Thụy-điển,sinh ra tại Đức)
1945 Gabriela Mistral (Chile)
1938 Pearl S. Buck (Mỹ)
1928 Sigrid Undset (Na-uy)
1926 Grazia Deledda (Ý)
1909 Selma Lagerlöf (Thụy-điển)

Đôi bàn ủi lạnh

Nhỏ bé và xám ngoét – gã lượn quanh công viên. Vượt lên trong cây.
Nhỏ bé và xám ngoét – gã mang thiết hài như bàn ủi lạnh.
Nhỏ bé và xám ngoét – gã đi dạo với áo khoác nhàu bẩn, một con chó đói và hai chai sữa.
Nhỏ bé và xám ngoét – gã đứng lẫn dưới cây. Lắng nghe.
Gió lật tóc lên.
Gió đè tóc xuống.
Gió lật lên, đè xuống cái thứ trùm phủ sọ não gã đàn ông.

Gối đầu I. Chuyện trở về
Trích từ đề cương tiểu thuyết, tiêu đề "Đung đưa nhịp thở" (Herta Muller và Oskar Pastior)

Bảy năm sau khi rời trại giam trở về cố quán, tôi bắt đầu giở những cuốn vở của mình ra và viết. Người ta nói rằng cứ sau bảy năm thì mọi tế bào trong một con người đều được tân sinh; thân xác đổi thay, giống như quần áo. Có cả một bài hát với những âm giai: Đã mang thân xác bảy năm trời, / Ta chẳng dung mình lâu thêm nữa. Có thể ca những lời này; chỉ không thể kham nổi cái ý nghĩ rằng bây giờ ta là con người mới lạ. Mà ngay cả khi tin có điều như vậy, ta vẫn già đi thêm bảy năm trường. Thi nhân A-pôlin-nơ nói:
Cô hàng đổi thịt thay da,
Bảy năm trái thị -
Thật là khó tin.
Con chữ mới thích hợp làm sao; cả cái chuyến trở về cố quán của tôi cũng là một sự đổi thịt thay da. Tất nhiên là bảy năm trời sau tôi cũng ngộ ra cái chuyến hồi hương ấy là một lần buông thả tự do, vì tôi hiểu ngôn từ và ngôn từ cũng vận được vào tôi. Và khi ngôn ngữ đáo môn, nó liền cất tiếng: „trắng nợ hồi gia“; cũng lại có lời: "vô ưu nhập xứ“ và „bằng tiện phỉ nguyền“. Người ta vẫn ngờ ý nghĩa của những câu "vô ưu nhập xứ“ và "bằng tiện phỉ nguyền“. Có những câu chữ vận vào tôi với nghĩa nào cũng được. Đôi lúc có thể đặt thành vần điệu để cái điều bất nhẫn có thể rung ngân một cách khôi hài:
Qua đi
khoảng độ
ba năm lính,
dài như
bảy hạ
túm râu ngô.
Bảy năm sau chuyến trở về của tôi, nghĩa là các tế bào đã hoàn toàn được tráo đổi sau cuộc tân sinh, tôi đã đi trên đôi chân tự do qua hết bảy niên đời. Trong dòng thời gian xuôi, mỗi ngày có thể được dùng để làm việc hay ôm gối suy tư; nghĩa là giống y như thời nằm trong trại. Tôi đánh vần tửng chữ: Ngày chủ nhật - thứ hai - ba - tư - năm - sáu - bảy. Sau lần thoát trại, mỗi ngày đối với tôi là một ngày tự do ngoài chốn đọa đầy. Dù đi làm hay ngơi nghỉ, bình minh đối với tôi là bắt đầu „một ngày chắc hẳn tự do“ - làm việc hay nằm dài cũng rặt như nhau cả. Tôi là thợ đổ bê-tông công trường cầu đường nơi giòng Út-tra bên hoành sơn Các-pát. Tôi đổ móng những cây cầu và khi đợi cho bê-tông đông cứng, tôi vẫn còn cứ thấy ngỡ ngàng trước cái sự tự do chưa thể nào quen. Trong não bộ tôi vẫn còn ngự chiếm các khổ luật trại giam; tôi quen nếp với chúng một cách vô thức bởi 5 năm cưỡng chế đến mức không còn sống được hẳn hòi như một kẻ tự do! Tôi đã quen cách thức làm mình nhỏ lại trong đời sống tù giam; tôi đã uốn mình vào những bó siết của ngục thất. Đôi khi tôi đã sống lại cái nhỏ bé và bó siết đó và vì thế mà nhớ chúng như một thói quen. Tôi đã chịu đựng được cái đời tù của mình và còn có cảm giác an ổn trong đó. Tôi đã phó mặc cho trại tù quản chiếm để nó lo cho thân xác của mình. Tù lao gặm nuốt cuộc đời thật đã là điều cay đắng; nhưng chung hậu tôi cũng không thấy thiếu những cái nó không đem đến cho tôi. Ngay cả khi tôi có chết nhăn răng vì đói cũng chỉ đơn giản là tôi đã thiếu ăn và nguyên cớ cũng giản đơn bởi tôi chỉ gắn mình vào chuyện ăn với uống! Ngoài ra thì chẳng có gì; ngoài ra tất cả đều biến thoát khỏi nơi tâm tưởng. Ấy là bởi trại tù đã làm mọi thứ cho tôi; mọi thứ để giữ cân bằng giữa sống lay lắt và chết đói khát, giữa nóng nung và rét cực. Từ buổi hồi cố quán, tất cả đã không còn; tất cả vẫn lưu lại trong đầu và tôi thấy như thiếu mất. Cái sự ở trong nhà mình là cái không xác thực; tôi không thuộc chủng loại đó. Ngóc nghách nào trong thành phố này cũng nhơ nhởn toàn người lạ; tất cả lữ hành trông cứ như đóng gói trong thời khắc dừng phim. Cái nhìn vô thức, cặp má bóng hồng, cổ ngà núc ních. Đầu tôi hoang loạn, coi ngó chúng nhân như nhét họ vào trong óc; ngu đần đi vì cứ ở nhà mình. Họ đã nghĩ cái gì? Khác họ, tôi thử xem mình chịu đựng được bao lăm; Và tôi đã may mắn sống sót qua lần ấy. Tôi đã thành tựu: đã là chính nhân trong tâm khảm của mình - là kẻ chịu đựng không cần ai biết đến. Từ trên cao nhìn xuống, tôi quan sát cư dân của thành Héc-man này, những cựu cư lầm lũi nơi phố thị; tôi quan sát cái đời thường khiếp hãi, cái thân xác được đất đai vỗ cho phì nộn của họ. Được phóng thích vào chốn tự do, tôi biến thành cao ngạo do không kiềm chế được mình. Tôi nghĩ điều đó có ích; nhưng nó đã chẳng giúp được gì. Tôi bắt đầu những dòng viết của mình trong tình trạng oái oăm như thế.
Chương thứ nhất trong vở có tựa đề: "Lời nói đầu“. Sau một khoảng trống nhỏ là câu: „Liệu bạn có hiểu tôi không, dấu hỏi chấm“. Sau đó là cái tên Bea khác lạ mà tôi đã có thời yêu mến nhưng chăng có gì gắn bó; và tiếp theo là tên của một người đàn ông – Tur, rồi đến tên ga than Jasinowataja. Bảy trang kế tiếp được kết thúc bằng câu: „Buổi sớm mới rồi, sau khi rửa mặt gội đầu, một giọt nước từ trên tóc tôi chảy xuống, lăn dọc cánh mũi tới khóe miệng. Tuyết bay cả trong nhà tắm. Đầu tầu huýt còi. Trong gương soi hiện lên hình nhà ga chìm trong tuyết và tôi thì trượt lướt qua.“ Sau đó tôi viết thêm lời nói đầu dài hết ba cuốn vở; rồi gạch bỏ "lời nói đầu“ đi để thay bằng „lời nói cuối“. Trở về sống ở cái nhà của mình bây giờ, đối với tôi thật là một sự ê trề đổ bể nội tâm. Tại tư gia mà vẫn không thoát ra ngoài thói quen tù ngục; nơi có tuyết rơi trong nhà tắm và thân xác tôi trượt dài qua sự tân tạo tế bào.
Tôi dập lấp điều an ủi trong chuyến trở về sau lần đi trong toa chở hàng đến trại tiếp nhận ở Sighet là địa danh đầu tiên. Thâm tâm tôi hoảng loạn vì nỗi sợ hãi trước những thứ mà từ nay cuộc đời ngoài tù ngục đòi hỏi nơi tôi. Hoảng sợ vì phải tự lo tính chuyện đời ta sẽ sống ra sao. Oái oăm là làm sao người ta biết được cuộc đời khi chưa hề sống? Tôi đã chờ đợi suôt 5 năm cái sự thoát ra khỏi trại giam. Nhưng khi mà cái người ta đợi chờ năm năm ròng chợt đến, thì sự chia tay với chăn gối nhà tù lại là niềm sung sướng kinh hoàng.
Trở về: Đó là vào tháng Chạp 1949; tôi ngồi nơi cái góc của mình trong toa chở súc vật bên cạnh hộp máy hát và cái valy gỗ mới của mình - như nằm trong một cái túi lưới. Cửa toa không bị kẹp chì mà mở ra thông thống; rồi tàu lăn dần vào ga Sighet. Tuyết phủ một lớp  mỏng làm tôi chợt nghĩ đến đường và muối; các vũng nước đã đóng băng như những miếng gương lấm bẩn. Và trong khi cố nuốt trôi điều an ủi của mình, tôi tưởng tượng ngay ra hình ảnh Tur trong gương lúc đang cạo râu; nhưng liền đó, tôi nghe được âm thanh kỳ lạ không phải do người đang cạo râu kia nói, mà là của Bea chẳng hề có mặt nơi đây, rằng: "Hắn hổn hển, thằng ngu; hình như mình thấy hắn không kìm giữ được cái gì đang chan chứa.“

Friedrich Nietzsche
23:20, 2011-02-16
Nguồn dẫn: Wikipedia
Cập nhật: Diese Seite wurde zuletzt am 16. Februar 2011 um 18:58 Uhr geändert.
Xuất bản trong 108 ngôn ngữ; Có phiên bản tiếng Việt.

Phần đại cương
(Bản tiếng Đức)
Friedrich Wilhelm Nietzsche sinh ngày 15 tháng Mười 1844 tại Röcken vùng Lützen, mất ngày 25 tháng Tám 1900 tại Weimar; Là nhà triết học, nhà thơ Đức, triết gia kinh điển.
Ở tuổi 24, Nietzsche trở thành giáo sư triết học kinh điển tại thành phố Basel. Chỉ mười năm sau, do những căn bệnh theo bám suốt cả cuộc đời, ông đã phải trả bỏ chức vị giáo sư. Từ thời điểm đó, ông chu du như một tác giả không quê hương và còn khá vô danh qua các nước Pháp, Italia, Đức và Thụy sỹ. Từ năm thứ 45 của cuộc đời, ông mắc chứng bệnh tâm thần nặng. Quãng đời còn lại, ông mất khả năng lao động và cần có sự chăm sóc; và ông đã sống dưới sự đùm bọc, ban đầu, của mẹ rồi của chị/em gái của mình đdê rồi lìa bỏ cuộc đời vào tuổi 55. Ông đã không được cảm thức sự nổi danh của mình lan toả nhanh chóng từ những năm 1980.
Chàng trai trẻ Nietzsche có ấn tượng rất mạnh bởi triết học của Schoppenhauers. Sau này ông tranh biện với những quan điểm, thường được nhìn lầm là „bi quan chủ nghĩa“ (Pessimismus), … Tác phẩm của ông gồm chứa những phê phán gay gắt đối với đạo đức, tôn giáo, triết học, khoa học và các hình thái nghệ thuật. Nghệ thuật đương đại trong con mắt ông thiếu sinh lực so với nghệ thuật thời Hella (Hy-lạp) cổ đại. Mục tiêu hồi phục trong các phê phán của Nitzsche trước hết nhằm vào đạo lý christ (Thiên chúa giáo) cũng như duy tâm luận (Metaphysik) christ và platon. Ông đặt nghi ngờ vào tính „chân lý“ (Wahrheit) và như thế đã trở thành người mở đường cho những luận đề triết học hiện đại và hậu hiện đại. Những đề cương của Nietzsche như về „Siêu nhân“, „Ý chí vươn tới quyền lực“ hay „nghệ thuật vĩnh cửu“ vẫn còn là những đề tài cần soi sáng và bàn thảo cho tới ngày nay.
Tư duy của Nietzsche tác động rộng ra ngoài phạm vi triết học và đến nay vẫn còn trải nghiệm những lý giải và đánh giá khác nhau. Các tác phẩm của ông vắng thiếu một hệ thống nghiêm ngặt; Ông thường chọn Aphorismus (duy lý tiểu ngôn) như hình thức thể hiện tư duy. Cách thức tản văn cũng như các thi phẩm và phong cách thi cảm (pathetic-lyrik) của cuốn „Vậy là Zarathustra đã có lời rằng“ đã làm cho ông được thừa nhận là một văn nhân. Trí hứng về mặt lịch sử và tâm lý người ta dành cho nhân vật Nietzsche rõ ràng mạnh mẽ hơn là dành cho các triết gia khác.

© Hoàng Thư 2011.

Chúng tôi hiện có 12 bài thơ nguyên bản tiếng Đức của Nietzsche và đã chuyển dịch sang Việt ngữ đăng tải trong trang „THƠ & THƠ DỊCH“


Mao Trạch Đông

Đọc Tuyên ngôn 1949, Bắc Kinh
Lời dẫn:
[16:40, 2011-02-10]

Mao Trạch Đông là nhân vật lớn của lịch sử Trung Quốc và thế giới hiện đại. Việc tìm hiểu về nhân vật này, do vậy, là hứng thú và cần thiết. Cũng do vị trí của mình mà tài liệu về ông Mao có khá nhiều trên internet. Để phù hợp mục tiêu tìm hiểu, chúng tôi chỉ chọn dịch những điểm thật hứng thú và cần thiết có kèm link để quý vị nào cần tham khảo hay đối chiếu thì có thể dùng, [Cách làm: Đưa „chuột“ vài vùng link; Nhấn „Strg“ rồi nhắp trái.]
Chúng tôi cập  nhật những bài mới của các „Trang nhà“ thân hữu. Bản thân đưa lại 1 câu trích dẫn nổi tiếng của ông Mao mà thường bị (cố ý?) hiểu sai (Xem mục từ, chữ „Trí thức, Giáo điều“), và một lời diễn giải thú vị liên quan đến một kỷ niệm như sau:
Cuối năm 1977, trong chuyếm đi phục vụ đoàn công tác tại Đức. Trở về, tầu liên vận dừng tại ga Bắc Kinh khá ngắn. Tôi đi xuống quầy trưng bày sách dọc đường tàu thì thấy „Tuyển tập Mao Trạch Đông“ bản tiếng Đức. Toàn bộ có 3 cuốn, nhưng chỉ còn 1. Tôi chỉ vào cuốn sách và nói bằng cả mồm và tay với một người mặc quân phục. Anh này tỏ ra chăm chú và chắc đã hiểi tôi muốn gì nên chạy đi rất vội rồi nhanh chóng đem về toàn bộ 3 cuốn.
Trên xe lửa, do có thời gian và các tập „Mao tuyển“ nhỏ bằng các thứ tiếng khá nhiều. Tôi đã đọc một cách lý thú bài „Về cách học tập của chúng ta“ và rất thú vị về cách ông Mao lý giải thế nào là „Thực sự cầu thị“. Do thời gian mà các tài liệu không thể còn; Sau này khi cần dẫn, tôi lại phải tìm bản tiếng Đức trên internet.
Ghi lại những điều này tôi cho là một kỷ niệm hay trên con đường tìm học của một thời trẻ tuổi đã qua. Hy vọng có sự thông cảm và chia sẻ.

Trân trọng.

Đứng trước nơi Tô Vũ đã từng chăn cừu,

Mao Trạch Đông bỗng dưng nổi giận.Dương Danh Dy sưu tầm và giới thiệu

Nguồn: mạng Thiết Huyết lịch sử Trung Quốc, http://bbs.tiexue.net/list_73_0_0_0%20l.html

Bài viết do Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy gửi riêng Nguyễn Xuân Diện-Blog. 10-02-2011http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/02/vi-sao-va-o-au-mao-trach-ong-noi-gian.html#comment-form,

[Photo xin xem bài chủ, theo link.]
Mao Trạch Đông - Lâm Bưu. Nguồn: Internet.

Mao Trạch Đông là một người bảo vệ lãnh thổ điển hình, nhưng năm 1949 khi ông tiếp nhận nước Trung Hoa cũ (từ cuối đời Thanh đến Trung Hoa dân quốc) theo người Trung Quốc, họ đã mất quá nhiều lãnh thổ cho nước khác trong đó có Liên Xô, bạn đồng minh mới… Không làm gì được vì Trung Quốc đang ở trong thế yếu hơn, ông ta đã phản ứng bằng cách nổi giận, nhưng từ đó có thể thấy tham vọng lãnh thổ với một nơi vốn thuộc Hung Nô từ hơn ngàn năm trước của người lãnh đạo nước Trung Hoa mới mãnh liệt như thế nào.
Cuối năm 1949, hành trình chuyến thăm Liên Xô của Mao Trạch Đông đã được xác định, Sau khi đến Liên Xô một công việc quan trọng của ông là phải đối mặt với vấn đề nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Đó là một vấn đề lịch sử phức tạp, bởi vì tháng 8 năm 1945, chính quyền Quốc Dân đảng và chính phủ Liên Xô đã ký “Công hàm về vấn đề Mông Cổ” và trong cùng năm đó đã tiến hành tại Mông Cổ cái gọi là “bỏ phiếu công dân” độc lập, việc Ngoại Mông độc lập đã thành một sự thực không thể tranh cãi.
Theo tuyên bố của chính phủ Trung Quốc do Mao Trạch Đông đại biểu, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đều không công nhận mọi hiệp định quốc tế mà Trung Quốc đã ký với mọi nước. Vậy thì Mông Cổ đang do Liên Xô nắm giữ có ngoại lệ không? Hoặc có thể thu hồi lại không? Nếu kiên trì “không công nhận độc lập của Ngoại Mông” và tiến hành đàm phán với Liên Xô về vấn đề này thì các vấn đề ở Đông bắc Trung Quốc như đường sắt Trường Xuân, Lữ Thuận, Đại Liên… liệu có thể giành được kết quả lý tưởng với người Liên Xô không? Đó là một cuộc đấu tranh lợi ích vì quốc gia, dân tộc, mà so sánh lực lượng hai bên đã rõ.. Mao Trạch Đông muốn thu hồi mọi quyền lợi tại Đông Bắc và cũng không muốn công nhận Ngoại Mông độc lập. Còn Stalin vừa muốn tiếp tục duy trì lợi ích tại Đông Bắc lại muốn Ngoại Mông đang do ông khống chế trở thành bình phong lãnh thổ với Trung Quốc.
Thế là hai quốc gia ngoài mặt thì “hữu hảo” và “đoàn kết” nhưng những tính toán sau lưng đều là lợi ích và lợi ích lớn nhất của mình. Cuối cùng thì cũng phải ngả bài, hai bên phải thỏa hiệp. Và mỗi bên đều đã xác định yêu cầu tối thiểu của mình: Trung Quốc dùng việc công nhận Ngoại Mông độc lập để đổi lấy việc thu hồi toàn bộ lãnh thổ đông bắc đang do Liên Xô nắm; còn Liên Xô trong tình hình chính trị quốc tế: chiến tranh lạnh giữa Xô Mỹ đã hình thành, đưa Trung Quốc vào mặt trận xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu nhằm khống chế và ảnh hưởng đến cục diện châu Á, dùng đó làm cơ sở và điểm xuất phát cho chiến lược chống Mỹ, kết thành đồng minh với Trung Quốc. Hai bên thỏa thuận ba nước Xô, Trung, Mông mỗi nước đều ra tuyên bố về vấn đề Mông Cổ. Nhưng Mao Trạch Đông chưa cam chịu hẳn, sau khi Liên Xô và Mông Cổ ra tuyên bố, ông chỉ dùng danh nghĩa Hồ Kiều Mộc phát biểu với Tân Hoa xã, việc này làm Stalin rất không thích thú, oán ghét Mao một thời gian dài.
Sau khi một loạt vấn đề hắc búa đó được giải quyết, ký xong “Hiệp ước đồng minh tương trợ hữu hảo Trung Xô” Mao Trach Đông về nước. Trên đường về phía Liên Xô thu xếp rất chu đáo. Đoàn chuyên xa chạy xuyên qua vùng lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô, mỗi khi qua một thành phố lớn, người Liên Xô đều thu xếp đón tiếp nhiệt tình, mời các vị khách quí xuống xe tham quan, nghỉ ngơi. Đến mỗi nơi đã định, Mao Trạch Đông đều xuống xe lửa theo lời mời và tham quan nhiều nơi. Khi đến Irkutsk, rồi tới hồ Baikal. Hồ rất rộng, lúc đầu nước hồ mênh mông xanh ngắt làm tâm tình ông như vui vẻ hẳn lên, bỗng như nghĩ ra điều gì, ông thay đổi thái độ và gọi Trần Bá Đạt, tùy tùng trong đoàn tới và hỏi: “Trần phu tử, ông có biết đây là nơi nào không.?”
Trần Bá Đạt trả lời như chưa suy nghĩ: đây là nước Cộng hòa Tự trị Mông Cổ Buryatia(thuộc Liên Xô) thủ phủ là Ulan-Ude.” Nghe xong Mao Trạch Đông có chút không vui, hỏi thêm: “tôi muốn hỏi ông, trong lịch sử đây là nơi nào?”. Không biết là Trần Bá Đạt nghe không hiểu câu hỏi hay đúng là ông ta không biết trong lịch sử đây là nơi nào, nên ông ta ấp a ấp úng, rồi một lần nữa lặp lại câu trả lời: “đây là Ulan-Ude.”. Mao Trạch Đông đứng phắt dậy, rõ ràng là nổi cơn giận, ông lớn tiếng với Trần Bá Đạt: “tôi lại không biết là Ulan-Ude ư?”.
Nói đến đó thì đoàn tàu đã vào ga. Sư Thệ* dẫn những người lãnh đạo đảng chính địa phương Liên Xô đến chào và mời Mao Trạch Đông xuống xe nghỉ ngơi.. Nhưng Mao Trạch Đông đã thay đổi thói quen đến mỗi ga đều xuống xe, mà huơ tay từ chối lời mời và nói to với Uông Đông Hưng: “Cho tàu chạy, lập tức chạy ngay”. Đây là nơi duy nhất tại Liên Xô mà trên đường về nước, Mao Trạch Đông không xuống xe lửa.
Đúng vào lúc mọi người tỏ ra không hiểu, Mao Trạch Đông lại một lần nữa hỏi Trần Bá Đạt: “tôi vẫn hỏi ông, đây là nơi nào? Tôi hỏi trong lịch sử đây là nơi nào? Rõ chưa”. Trần Bá Đạt đờ người như khúc gỗ, không biết nói thế nào.còn Mao Trạch Đông như bùng phát một cơn giận dữ nói với Trần Bá Đạt: “hãy nhớ lấy, nơi này lịch sử gọi là Ô Kim Tư Khắc, vốn là lãnh thổ của Trung Quốc chúng ta. Dân cư chủ yếu là người Mông Cổ, cũng có người Hán. Đây chính là nơi Tô Vũ của chúng ta đã từng chăn cừu”.

*   Sư Thệ, phiên dich tiêng Nga của đoàn.
** Có các nhận xét hay trên blog Nguyễn Xuân Diện.
Trí thức, Giáo điều
01:45, 2011-02-10

Câu nói sau đây của ông Mao [Mao Tse-Tung (26.12.1893 - 09.09.1976)], tiếng Đức:
Das Dogma ist weniger wert als ein Kuhfladen.
thường bị hiểu sai và được dịch thành:
Trí thức không bằng cục phân.
Thực ra, nghĩa của câu đó là:
Giáo điều kém giá trị hơn là một bãi phân bò.

Về „Giáo điều“ có một liệt kê:
Zitate, Dogma, Aphorismen, Sprichwörter, Weisheiten, Sprüche

Das Dogma ist weniger wert als ein Kuhfladen.
(Mao Tse-Tung)

Das Dogma ist nichts anderes als ein ausdrückliches Verbot zu denken.
(Ludwig Feuerbach)
Giáo điều không khác biệt chút nào với sự cấm cản tư duy khe khắt.

Wahrheiten werden zu Dogmen, sobald sie bestritten werden.
 (Gilbert Keith Chesterton)
14:37, 2011-06-18


Nguồn dẫn: Windows live:
Aristoteles, griechischer Philosoph und Naturforscher
* 384 v. Chr. in Stageira / Makedonien
† 322 v. Chr. - Chalkis/Euböa
Aristoteles gehört zu den bekanntesten und einflussreichsten europäischen Philosophen. Er hat zahlreiche Disziplinen entweder selbst begründet oder maßgeblich beeinflusst, darunter Wissenschaftstheorie, Logik, Biologie, Physik, Ethik, Dichtungstheorie und Staatslehre. Aus seinem Gedankengut entwickelte sich der Aristotelismus.
Việt dịch:
A-ri-xtô là Triết gia và nhà (nghiên cứu) Tự nhiên học; Sinh năm 386 trước Thiên chúa giáng sinh (tr. Christ.), mất năm 322 tr. Christ (hưởng thọ 62 tuổi).
A-ri-xtô thuộc hàng những triết gai nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu. Ông đã sáng lập hàng loạt chuyên nghành khoa học, tự mình hoạc có ảnh hưởng quyết định, trong đó bao gồm: Lý thuyết Khoa học, Luận lý học, Sinh vật học, Vật lý học, Đạo đức học, Lý thuyết Thi ca và Học thuyết Nhà nước. Từ di sản tư tưởng của ông mà hình thành Học thuyết Aristoles.
Hai câu nói nổi tiếng:
Das Ganze ist mehr als die Summe seiner Teile.
– „ Cái ’Toàn thể’ có ý nghĩa lớn hơn tổng cộng (số học) các hợp phần của nó.“

Wir können den Wind nicht ändern, aber die Segel anders setzen.

– „Chúng ta không thể thay đổi sức gió và chiều thổi của nó; Nhưng có thể để đặt cánh buồm trên con thuyền của mình theo ý muốn của chúng ta.“