Mittwoch, 21. April 2021

 

 VĂN & LUẬN I: BÙI TÂN PHONG

Bài số - Artikel-Nr.
Tên Bài - Titel
Ghi Chú
01
Nghĩ về Tri-Thức    
BauxiteVN.info, 2009

                                          

Nghĩ về Tri-Thức

Bùi Tân Phong - Hay đôi lời chia sẻ cùng nhà thơ Bùi Minh Quốc


Tri thức, một từ Hán Việt, bao gồm hai thành phần cũng là hai bước liên quan kế liền nhau theo tiến trình thời gian là: Tri - Biết và Thức - Hiểu. Biết là sự nhận biết của con người qua ngũ quan (nhãn-mắt, nhĩ-tai, tỉ-mũi, thiệt-lưỡi, thân-da). Kết quả quá trình này được tiếp tục xử lý trong não bộ để con người nhận ra những điều bản chất, những mối quan hệ chủ chốt của sự vật. Khi quá trình này hoàn tất thì con người có được sự Hiểu.
Từ giản đồ trên, ta thấy Biết và Hiểu nằm ở những cung bậc khác nhau. Nếu một người bình thường không đui (mắt), cùi (da), mẻ (tai), sứt (mũi, lưỡi) thì có khả năng nhận biết sự vật (cử chỉ, lời nói, những thứ diễn ra hằng ngày; và nếu không lười biếng thì còn thấy nhiều thứ khác, qua internet; etc.). Cố thêm một tí cũng có thể biết được ý người khác để đối phó tình hình. Nhưng để thực hiểu thì đó là công việc khó khăn hơn nhiều: Phải có phương thức tư duy đúng và quan trọng là có cái tâm trong sáng mới rõ được sự vật. Câu “Biết rồi; khổ lắm, nói mãi!” mô tả hạng người chỉ ở mức nhìn-biết; Cho nên dù có nói đi nói lại một điều gì anh ta cũng không hiểu, chỉ thấy “khổ” (vì phải nghe, chưa “khùng” là còn may phúc) mà thôi! Xin dẫn một chuyện minh họa.
Một ông bố già bảo anh con trai lớn:
- Anh cả này, việc anh và thằng Bá hàng xóm làm chung cái chuồng bò tót bên trái nhà cạnh chỗ ta định để cái lẫm lúa, tôi đã nói với anh hai ba lần là không được; mà nhà ta cũng không ai “đồng thuận” cả. Bò nhà nó to mà có sức lắm, nhưng nó cũng không muốn để gần nơi ăn chốn ở nhà nó. Đã đái ỉa vô tội vạ suốt ngày đêm, lúc đói nó không chịu yên, lúc no nó rửng mỡ đá tường húc mái thì cả nhà ta chịu sao thấu? Đành rằng anh và nó hợp tác làm ăn, nói là “năm-mươi – năm-mươi”; nhưng cái động sản là bò tót thì vẫn do nó giữ, anh chỉ có cái bất động sản là mảnh đất hương hỏa để nó làm cái chuồng bò. Lỗ lãi thế nào anh cũng chưa biết tính và nói cho ai trong nhà biết rõ; mà cái vạ cứt đái thì đã nhìn và ngửi thấy “nhỡn/tỉ tiền” (ngay trước mắt, trước mũi). Anh là lớn, anh phải lo (tính) lắng (nghe) cho cả nhà chứ? Phải dừng ngay lại đi!
Người con lớn làm ra vẻ kính cẩn:
- Bố nói lần nào thì tai con nghe lần ấy. Con với nhà anh Bá thân nhau như anh em, anh ấy hé môi là con lạnh răng; đến mười mấy (tấn) chữ vàng cũng có thể nói là chỉ qua kề má, bắt tay mà trao được ngay cho mình. Công lao bố phát rẫy dựng nhà chúng con đâu có quên tịt trong một sớm một chiều. Ý bố con biết rồi; nói đi nói lại mãi, khổ lắm!
Là con trưởng, tất nhiên anh ta có thể tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ”. Nhưng cái khả năng chỉ ở mức nhìn-biết thì cao lắm cũng chỉ có thể thấy cái lợi trước mặt và trong tầm tay mình thôi. Bắt anh ta lo cho cơ nghiệp cả nhà, tính cho cái tương lai dăm ba năm nữa (tới sau 2011 chẳng hạn), xem chừng khó! Vì thấy khó vào thân nên phải nói một đằng, làm một nẻo; Vì thấy khó vào thân nên mang cả hiếu-trung-tín-nghĩa gá vào con bạc bịp!
Tôi nhờ chuyện này để cố hình dung, lý giải cho mình tại sao “Thủ tướng khi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 07.05.2009 đã nói với Đại tướng: ‘Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của đại tướng về dự án bô-xít Tây Nguyên’” mà (cũng lại) “Thủ tướng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hải Phòng ngày 09.05.2009 lại khẳng định: ‘đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây nguyên’” khi đọc nỗi băn khoăn của nhà thơ Bùi Minh Quốc trong daohieu.com ngày 09.07.2009, qua (http://www.x-cafevn.org/node/1953). 
BTP, 2009-07-11/01:31
=====
[1] Đàn Chim Việt đăng ngày 26.12.08
[2] Thông Luận đăng ngày 28/02/2009 lúc 10:36:10 EST; Đề tài: Nhìn Lại Mình.
[3] Đàn Chim Việt đăng ngày 29.01.09, Chưa xếp hạng.
[4] HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập; Bài này được đăng lúc 15:16 ngày Thứ Hai, 13/07/2009 trong mục Ý kiến bạn đọc.


Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen