Donnerstag, 20. Januar 2011

ANFANG [KHỞI SỰ]: – CẢM THỨC


 ANFANG (KHỞI SỰ): CẢM THỨC 
10:10, 01.02.2015

Cõi Tạm: Tùy ký (30.01)

Link cố định 25/01/2015@14h27, 156 lượt xem, viết bởi: hoangthu3-1403 
Chuyên mục: Văn học, Báo chí

Gọi là "Tạm" mà "Cõi" cũng cả "trăm năm". Bụt dạy "Làm người là khó" vì là cơ duyên để GIÁC, mà con đường dài tới A-TĂNG-KỲ kiếp (ASANKHÀYA) - Chậm chạp không được, mà vội vã cũng không thành; Đành từ từ mỗi ngày đọc 1 chút, ghi 1 chút và ngẫm thêm 1 chút.
"Tùy ký" là tùy mỗi ngày đọc rồi ghi tạm lại, có mới thì tiếp hoặc thay. Nghĩ không thấu thì có thể quên, mà những điều quên có khi lại là những điều không thể/cần nhớ vì không lưu gì nhiều trong TÂM THỨC.

Vì chưa biết cách chỉnh sửa nên dùng tạm: [129+n]
"Quản Kiến"
"Quản kiến" là quan sát bằng cách đưa mắt nhìn qua 1 cái ống.
Tôi nhớ chữ này khi đọc đã lâu; Cứ đinh ninh của Lê Quý Đôn, nhưng khi khảo Google thì là chữ của Ngô Thì Nhậm: "Xuân thu quản kiến". Kiểu "nhìn" này dễ khiến liên hệ với phương ngôn "Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung"; Tuy nhiên bản chất khác nhau: Ngô Thì Nhậm khiêm tốn tự cho việc đọc và học xưa của mình là nhỏ hẹp, trong khi câu phương ngôn đánh giá sự nhỏ hẹp tri kiến của hạng người duy ý chí.
Tôi nhớ và ghi lại để học theo người xưa khi trình bày thiển kiến của mình.

Chân dung "CDQL"
Tôi khảo Google thì thấy báo mình đọc Trang này 2 lần - cũng kinh! Thực ra tôi chỉ đọc "người đọc". Tôi để lại 1 bài cũ và thêm bài của Nhà văn Võ Thị Hảo như 1 bước nhìn nhận sâu và cao hơn (lấy "đạo hàm").
1.
MỘT LẦN NỮA THỬ NHẬN DIỆN TRANG MẠNG CHÂN DUNG QUYỀN LỰC
Đào Như, 27-01-2015
2.
Cơn sốt rét ác tính của các nhóm quyền lực
Mon, 01/26/2015 - 15:15 — autum
Thiển (Quản) kiến:
Tiếp tục ý kiến về sự bùng nổ đột phát của truyền thông công cộng có thể thấy thời điểm tốt ("duyên lành") cho người đọc và cộng đống (Nhân dân) nói chung. Đặc điểm đó không chỉ để dấu ấn trong bình diện phổ thông mà, như bài dưới đây cho thấy, những mưu toan quốc gia và quốc tế cũng tận dụng để gặt hái "nhanh, nhiều, tốt, rẻ" !
3.
Báo Trung Quốc kêu gọi dùng kinh tế để giữ Việt Nam không theo Mỹ
(BVN đăng lại. Nên nhớ đây là giọng điệu Tàu khựa)
4.
"Việt - Mỹ thân nhau: TQ lo ngại bị cô lập"
BBC, 29 tháng 1 2015
Chuyện "Người Ta":
5.
Luật hóa chạy chức: Ngộ nhận mơ hồ?
Nguyễn Duy Xuân
Ý kiến: Ngoài việc nhìn nhận "tầm" rất dở của Trí thức có bằng cấp (PGS, TS), cùng thấy nội dung Giáo dục rất "bùn lầy, nước đọng"; Ta thấy thêm mặt "Chính trị chuyên trách - không chuyên nghiệp" của Việt Nam: Mới chỉ quẩn quanh trong việc "chọn chỗ, xếp ghế" (và hậu quả không tránh khỏi "tư duy nhiệm kỳ"), những chuyện "Quốc gia đại sự" như Hiến pháp văn minh, tiến bộ, các bộ luật cơ bản cần thiết để điều hành xã hội gồm "Luật biểu tình, Tự do ngôn luận, lập hội" etc. chỉ được nhắc qua và hứa hẹn.
"Chỉ có BÌNH mới biết, CHUỘT đi đâu, về đâu." - Tự nhiên nhớ câu thơ nhái mà buồn !
 Email   Thay đổi Chỉnh sửa  
    

Cảm nhận:

1. Cảm nhận từ: nhagomlabang [Blogger] Email28.01.15@20:22
1. Hiện nay không có sách đọc, tôi chỉ đọc cuốn 'Hoàng Lê nhất thống chí' vài lần, cuốn 'Sông Côn mùa lũ' (của Nguyễn Mộng Giác) nghe nói hay mà tôi chỉ có đọc được mới 1 đoạn, cuốn ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’ (của Ngô Thế Vinh) là rất hay..., ước gì tôi có cuốn 'Nguyên khí' để đọc, ban đầu tôi thấy thích, vì cách viết như 'Hoàng Lê nhất thống chí'!
2. Bài viết của ông Nguyễn Trung Chính đủ hay, ý tứ rõ ràng, không 'chống'...,
trích:
- Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông; – Không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.
- Đầu năm 2015 ra lịnh chuẩn bị bảo vệ đất nước từ Trung ương đến làng xã địa phương;
- Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giáo dục;
- Cho Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình công khai nhà thầu Trung Quốc vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội (chửi con mắng cha!)…
...
- Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm;
- Công khai đề nghị phải có luật biểu tình;
- Không thể cấm thông tin trên mạng xã hội;
- Tôn trọng quyền được biết của dân;
- Phải thay đổi thể chế; ...
Trong tình hình hiện nay, nếu làm được như thế là quá tốt: wait and see!!! (Thời gian sẽ trả lời).

Thân.
2. Cảm nhận từ: nhagomlabang [Blogger] Email28.01.15@20:24
THỜI CON CHỮ QUẬT CƯỜNG !

Anh Lá Bàng thân mến,
Tôi đọc anh trên đường, bằng iPhone; Rất vui nhưng phải "hồi gia" mới chỉnh theo ý anh được. Anh đã chia sẻ vào 2 điều tâm đắc của tôi:
* Đọc và trữ sách là ham say (không viết "mê" - ). Các sách anh kể tên tôi có đọc hoặc thích. Sau "HLNTC" thì cuốn "Đại chân viên giác kinh" của Ngô Thì Nhậm rất hay và lý thú; Tôi có người bạn học gái họ Ninh là dòng Ninh Tốn khá gần Ngô Thì Nhậm. ... (Tôi kể với anh vì tin và biết sẽ không mang tiếng "khoe").
* Tôi dẫn 1 bài của Nguyễn Trung Chính để thấy những cây viết "bình luận chính trị" ngày nay đã trưởng thành và rất vững. Các cây viết như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già, ... tôi đọc và đánh giá ngay từ đầu là theo hướng "Khoa học chính trị" mà tôi đang biên dịch để thấy DÂN TRÍ đang bắt vào mạch thời đại (vượt thoát qua thời "vẫn trẻ con" như lời Tản Đà và chỉ trên nền đó, cùng động lực hành động của cộng đồng mới nảy sinh "người lớn" (làm chính trị).
Nếu có bài cuối "Viết trước Giao thừa" thì nội dung cũng chỉ là cảm nhận và mong mỏi cho sự chuyển đổi "hối rồi lại minh" như thế mà thôi.
Cái chính là chúng ta chia sẻ niềm vui ĐỌC SÁCH.
Thân quý và Trân trọng,
Văn Đức.

PS.: Biết cái "hối - bóng đen" còn dày: Phải biết khóc khi nhìn Tác giả lấy lửa "hóa" tác phẩm - cất tiễn đứa con tinh thần! Phù Thăng cũng đã đưa tác phẩm vào lọ và đem chôn !
Thời CON CHỮ bị mạt sát; Nhưng cũng chính là thời quật khởi của CON CHỮ vậy!
3. Cảm nhận từ: hatrongdam [Blogger] Email30.01.15@08:15
Hiện nay, công nghệ thông tin đa chiều đã cho ta thấy muôn mặt đời thường rồi. Xem, đọc để cảm hiểu những điều ta cần biết. Chân dung và quyền lực dù sao cũng là Trang để ta tham khảo.
Thềm năm mới chúc sức khỏe anh nhé. ta cần sức khỏe để ta có tất cả và thụ hưởng tất cả những gì đời ta đã có.
4. Cảm nhận từ: HOÀNG HƯƠNG LAN [Blogger] Email30.01.15@13:20
Em đã vào CDQL và đọc. Thêm hiểu...
Chúc anh luôn khỏe và vui!
5. Cảm nhận từ: GIÓ MIỀN QUÊ [Blogger] 01.02.15@15:49
Sang thăm anh đọc được biết thêm nhiều điều thú vị. Cảm ơn anh rất nhiều.

Ghi cảm nhận:


11:38, 29.01.2015

Cõi Tạm: Tùy ký (cập nhật 29.01)

Link cố định 25/01/2015@14h27, 58 lượt xem, viết bởi: hoangthu3-1403 
Chuyên mục: Văn học, Báo chí

Gọi là "Tạm" mà "Cõi" cũng cả "trăm năm". Bụt dạy "Làm người là khó" vì là cơ duyên để GIÁC, mà con đường dài tới A-TĂNG-KỲ kiếp (ASANKHÀYA) - Chậm chạp không được, mà vội vã cũng không thành; Đành từ từ mỗi ngày đọc 1 chút, ghi 1 chút và ngẫm thêm 1 chút.
"Tùy ký" là tùy mỗi ngày đọc rồi ghi tạm lại, có mới thì tiếp hoặc thay. Nghĩ không thấu thì có thể quên, mà những điều quên có khi lại là những điều không thể/cần nhớ vì không lưu gì nhiều trong TÂM THỨC.

Mấy bài đọc hôm nay:
(1.)
NGUYÊN KHÍ
Hoàng Minh Tường, Tiểu thuyết

Nhà văn Hoàng Minh Tường "hóa" bản thảo "Nguyên khí" dưới chân tượng Học sĩ Nguyễn Thị Lộ (bên trái là GS Chu Hảo, TS Nguyễn Quang A)
1.
(Chương) 2. NGUYỄN KHUÊ
2.
CHƯƠNG 16 TIỂU THUYẾT NGUYÊN KHÍ
(NTT)

3.
Chân dung nội bộ quyền lực
Nguyễn Trung Chính, 26-01-2015
Cập nhật (29.01.2015)
Anh LB gợi đúng "tổ Mọt" 
Chỉ biết cảm ơn bằng việc khảo mấy cuốn SỬ làm ... "Của Để Dành".

4.
Hoàng Lê nhất thống chí
5.
Sông Côn mùa lũ
6.
Đại chân Viên gíac thanh
Hiện tại, mạng internet đã cho người đọc nhiều Tác phẩm được số hóa. 2 phương ngôn có thể dùng để tán thán:
Wer Medien hat, hat Macht - Ai nắm truyền thông, người đó nắm quyền lực.
Wissen ist Macht. - Tri thức, hiểu biết là sức mạnh.
Truyền thông thuộc về cộng đồng và mọi thành viên đều có thể tiếp cận là đặc trưng "khai dân trí" ngày nay.
Viết (những lời) "TO tát" xong, thì nói nhỏ: 
Các cuốn hay của Nguyễn Hiến Lê cũng tìm được trên mạng; Triết học là nền tảng tư duy, nhiều vị đã tạo lập "Minh triết Việt". Để hiểu các đề tài Triết, việc nghiên cứu, tìm hiểu cấu tạo và vận hành của não bộ để rõ diễn biến logic quá trình suy nghĩ cũng hay; Mình có cuốn Gehirn của Dr. Spitze, đọc lõm bõm nhưng cũng thú.
Có 2 cuốn hay nên đọc và 1 cuốn tốt cho học trò là:
7.
Việt Nam văn minh sử cương của Lê Văn Siêu
8.
Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh
9.
Tự luyện thi cấp tốc "Bằng tiểu học" - Sách giáo khoa soạn từ thời Chính phủ Trần Trọng Kim.

Cảm nhận:

1. Cảm nhận từ: nhagomlabang [Blogger] Email28.01.15@20:22
1. Hiện nay không có sách đọc, tôi chỉ đọc cuốn 'Hoàng Lê nhất thống chí' vài lần, cuốn 'Sông Côn mùa lũ' (của Nguyễn Mộng Giác) nghe nói hay mà tôi chỉ có đọc được mới 1 đoạn, cuốn ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’ (của Ngô Thế Vinh) là rất hay..., ước gì tôi có cuốn 'Nguyên khí' để đọc, ban đầu tôi thấy thích, vì cách viết như 'Hoàng Lê nhất thống chí'!
2. Bài viết của ông Nguyễn Trung Chính đủ hay, ý tứ rõ ràng, không 'chống'...,
trích:
- Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông; – Không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.
- Đầu năm 2015 ra lịnh chuẩn bị bảo vệ đất nước từ Trung ương đến làng xã địa phương;
- Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giáo dục;
- Cho Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình công khai nhà thầu Trung Quốc vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội (chửi con mắng cha!)…
...
- Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm;
- Công khai đề nghị phải có luật biểu tình;
- Không thể cấm thông tin trên mạng xã hội;
- Tôn trọng quyền được biết của dân;
- Phải thay đổi thể chế; ...
Trong tình hình hiện nay, nếu làm được như thế là quá tốt: wait and see!!! (Thời gian sẽ trả lời).

Thân.
2. Cảm nhận từ: nhagomlabang [Blogger] Email28.01.15@20:24
THỜI CON CHỮ QUẬT CƯỜNG !

Anh Lá Bàng thân mến,
Tôi đọc anh trên đường, bằng iPhone; Rất vui nhưng phải "hồi gia" mới chỉnh theo ý anh được. Anh đã chia sẻ vào 2 điều tâm đắc của tôi:
* Đọc và trữ sách là ham say (không viết "mê" - ). Các sách anh kể tên tôi có đọc hoặc thích. Sau "HLNTC" thì cuốn "Đại chân viên giác kinh" của Ngô Thì Nhậm rất hay và lý thú; Tôi có người bạn học gái họ Ninh là dòng Ninh Tốn khá gần Ngô Thì Nhậm. ... (Tôi kể với anh vì tin và biết sẽ không mang tiếng "khoe").
* Tôi dẫn 1 bài của Nguyễn Trung Chính để thấy những cây viết "bình luận chính trị" ngày nay đã trưởng thành và rất vững. Các cây viết như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già, ... tôi đọc và đánh giá ngay từ đầu là theo hướng "Khoa học chính trị" mà tôi đang biên dịch để thấy DÂN TRÍ đang bắt vào mạch thời đại (vượt thoát qua thời "vẫn trẻ con" như lời Tản Đà và chỉ trên nền đó, cùng động lực hành động của cộng đồng mới nảy sinh "người lớn" (làm chính trị).
Nếu có bài cuối "Viết trước Giao thừa" thì nội dung cũng chỉ là cảm nhận và mong mỏi cho sự chuyển đổi "hối rồi lại minh" như thế mà thôi.
Cái chính là chúng ta chia sẻ niềm vui ĐỌC SÁCH.
Thân quý và Trân trọng,
Văn Đức.

PS.: Biết cái "hối - bóng đen" còn dày: Phải biết khóc khi nhìn Tác giả lấy lửa "hóa" tác phẩm - cất tiễn đứa con tinh thần! Phù Thăng cũng đã đưa tác phẩm vào lọ và đem chôn !
Thời CON CHỮ bị mạt sát; Nhưng cũng chính là thời quật khởi của CON CHỮ vậy!

Ghi cảm nhận:


13:27,  28.01.2015

Cuối Năm: Đọc để Nghĩ và Viết

Link cố định 25/01/2015@7h45, 27 lượt xem, viết bởi: hoangthu3-1403
Chuyên mục: Văn học, Báo chí
Phi Lộ:
Thưa quý vị Bạn đọc,
"Bước - bài, entry" này như THÊM, nhưng không phải "lỡ". Tôi cũng đã chuẩn bị cho bước kế; nhưng bài này cũng có sự thôi thúc nội tại: Nhấn thêm những điều đã NHẬN và NGỘ.
Xin ghi và sửa dần.
Thân mến, Văn Đức.

Đọc:
Đọc là việc riêng để biết tin và học. Trước đây không lâu, thế giới mạng chưa "phẳng" như hôm nay: Đọc tin phải mấy trang như Basam, BBC, Danluan, BVN, VNTB, ...; mà muốn có ý kiến cũng khó. Nay thì khác rồi: Ông TT cũng phải "xoay trục"
Các bài trong 1 Trang sau đủ cho các đề tài:
Tôi xin ghi trước ra và viết chút suy nghĩ đôi điều "Nhận" và "Ngộ".
1.
Chân dung quyền lực – Hồn ma báo oán?
Cục Đất – Còm sĩ lâu năm của trang Ba Sàm, 23-01-2015
2.
Bệnh Bá Thanh, nhà Xuân Phúc
Bùi Văn Phú, 23-01-2015
3.
Thế giới ảo – Thế sự thực
AFR Dân Nguyễn, 24-01-2015
(Hồ Văn Kỳ Thoại là cháu nội của nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh)
4.
Chân Dung Quyền Lực vẫn chưa ra đòn chí tử
Blog RFA - VietTuSaiGon, 22-01-2015
5.
Lò ấp "Tiến sĩ" giấy
Xin nhấn VÀO ĐÂY để đọc bài.
6.
Đã đến lúc dẹp “loạn” tiến sĩ chốn quan trường?
Lê Chân Nhân, 24-01-2015
7.
Kỳ Duyên: Dê lạc nhà Bí thư và chuyện giấu đầu hở đuôi
Kỳ Duyên, 24-01-2015
Từ “quyền của ta”...
Mà sao không sững sờ được, nếu biết rằng, chỉ trong vòng 10 tháng, ngành tư pháp, các ngành liên quan đến ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã phát hiện 9.017 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản (chiếm tỷ lệ 22%). Trong số đó, hơn 1.500 văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm về thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản (TTO- ngày 15/01).
8.
Thấy gì qua cái kết vụ đòi “trảm” luật sư Đôn?
Đào Tuấn, 24-01-2015
9.
Vì hàm ơn mà được phong bì thì xót quá, còn vì quý trọng thì...đau quá
Xuân Trung, 24-01-2015
10.
Sĩ quan làm hổ thẹn cho quân đội đến thế này sao?
Nguyễn Tường Thụy, 24-01-2015
Xung quanh, bảo vệ, an ninh rất nhiều, không có ai can thiệp. Họ mải ghi hình chúng tôi, hoặc đứng nhìn thành quả. Thằng lưu manh biết được hậu thuẫn bởi cả một lực lượng hùng hậu với danh nghĩa người của nhà nước nên nghĩ không ai dám làm gì nó. Nó tiếp tục la hét:
- Chúng mày còn làm, tao còn phá. Làm đéo gì được tao nào. Tao đéo sợ gì hết. Trần Quang Nhật chưa là cái gì nhá. Tao căm thù bọn ngụy...
Đến nước này, chúng tôi không để yên được nữa. JB Nguyễn Hữu Vinh hô:
- Bắt lấy thằng phá hoại giải về phường.
Tất cả mọi người xông đến, túm lấy nó lôi đi xềnh xệch. Thấy nguy cơ cho đồng đội, an ninh rồi dân phòng xông vào giải cứu cho nó, còn khi nó phá phách thì không ai nói gì. Một đứa vào lôi tôi ra:
- Anh ra.
- Anh làm gì tôi?
- Anh vừa đánh nó.
- Mắt anh làm sao thế? Các anh bảo vệ trật tự hay bảo vệ kẻ gây rối?
Tôi lại vào cùng mọi người giữ nó. Cũng có lúc nó thoát ra được. Hạnh chạy theo níu nó lại. Nó cầm một tấm biển bằng sắt hàn giơ lên nhằm vào Thúy Hạnh. Tôi và Lê Dũng lập tức xông đến chắn trước để đỡ cho cô. Cứ thế, mỗi lần thoát ra, nó lại bị túm lại. Nhưng do đồng đội của nó đông hơn, cuối cùng giải thoát được cho nó ấn lên thùng xe mini tải. Lúc này, lái xe đã sẵn sàng, rồ ga chạy mất. Chính nó là người gây chuyện, nhổ vào Phương Bích khi lễ tưởng niệm chưa diễn ra.
Năm nào cũng vậy. Năm nào cũng vài lần, tất cả các buổi lễ tưởng niệm các tử sĩ, liệt sĩ hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc của chúng tôi đều bị phá phách hoặc gây đủ điều cản trở. Ai là người chỉ đạo việc phá hoại này? Điều đó ai cũng biết đấy là chính quyền. Cũng chẳng cần dẫn giải nhiều, chỉ cần biết kẻ phá hoại được an ninh, dân phòng bảo vệ, rồi dùng ngay xe của phường đem nó chạy trốn đã nói lên tất cả. Hai ngày nay, danh tính của nó đã được tìm ra. Theo thông tin trên mạng xã hội facebook, nó tên là Trịnh Việt Dũng, thiếu úy quân đội thuộc Bộ tư lệnh bảo vệ lăng HCM. Thông tin này quá sức tưởng tượng của tôi. Tôi đã phục vụ trong quân đội từ lúc vừa tới tuổi nghĩa vụ quân sự cho đến lúc về hưu, chưa bao giờ thấy một quân nhân nào như thế. Với hành vi ấy, một chiến sĩ quân đội cũng không được phép nữa là sĩ quan. Không hiểu quân đội xác định kẻ thù như thế nào, xác định nhiệm vụ ra sao mà lại đào tạo ra loại sĩ quan ấy. Thật là hổ thẹn.
Nghĩ và Viết:
Thưa quý Bạn đọc,
* Bài này "đọc" nhiều, nên khi dẫn phải dùng thao tác kỹ thuật. BlogTV kiểm tra báo lỗi viết, nhưng không cho biết chỗ sai thành ra cứ phải gửi từng đoạn rồi lần đến cuối - Cũng là kỷ niệm vui.
* Phần "Viết" chắc không cần nhiều, vì nội dung đọc đã đủ để nghĩ. Với 1 bình diện truyền thông mạng đủ, khắp và xứng tầm như hôm nay, chuyện của "người đọc" chỉ là, như lời Cụ Hồ trong "SĐLLV":
"So đi sánh lại, xem (sự) trước hiểu (việc) sau - Đó là cách tìm ra chân lý của Nhân dân (lao động)".
Lô-dích là từ những thông tin, qua "nội suy" và "ngoại suy" có thể rõ ra những điểm ẩn; Nhưng từ "nội hàm" để NHẬN được biểu đồ, nâng lên 1 cấp "đạo hàm" thì THỨC được điều cần đến mà cuối cùng cũng chỉ để BÌNH TÂM cho mình thôi. Mong muốn đó có lẽ cũng là để tôi làm entry "Biên dịch" sau.
* Bài về "Lò đúc 'Tiếng(g) sĩ' giấy" của anh Hà Trọng Đạm rất thú vị (tôi nhớ anh đã khai mở "Cảm ơn cái GK"). Một số bài đọc trên cũng cho biết hiện tình và bệnh trang của "giáo dục".
2 ý thêm là:
+ Ông Trần Hữu Dực từng làm Bộ trưởng bộ Giáo dục (?) đã nói câu tôi nghe lại từ Thày dạy cấp III:
Khuôn méo thì không đúc được nồi tròn.
Tố Hữu cũng viết:
Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi,
Số phận hay do chế độ này ?!

"Lẩy" ý thôi, nhưng không phải những chữ không hồn.
(Cũng nhớ luôn đến Cụ Hồ:
Lành, dữ phải đâu trời phú sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
)
+ Tôi xét "Giáo dục" từ chỗ người đi học, nên có ý tìm về CÔNG và DỤNG. Bài "Đọc Bia Văn Miếu" theo tinh thần đó nên không "kết mạch" cảm nhận; Tôi đã tách và lưu riêng những phần cần thiết.
Tôi trân trọng và cẩn trọng (như có thể) những trao đổi trong quá trình học tập.
Tôi đọc bài nhưng không gửi cảm nhận vì ... 
Mong và Chúc MỌI ĐIỀU TỐT LÀNH và ĐẸP (thì càng ...thích ).
Thân kính, Văn Đức.


Cảm nhận:

1. Cảm nhận từ: hatrongdam [Blogger] Email25.01.15@13:00
Việc đọc để hiểu thêm những điều xung quanh ta mà ta chưa biết là cần thiết nhưng cần lọc thông tin và kiểm chứng, nhất là các bài viết trên mạng không qua kiểm duyệt với phán quyết cá nhận.
Viết để phê phán những điều xấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn là điều cần thiết... không phải là nói xấu chế độ... bản lĩnh và trách nhiệm của người viết rất cần thiết.
Tự do sáng tác đó là nguyên tắc cơ bản cuả nghệ thuật nhưng mang nét đặc thù của từng bộ môn với tôn chỉ mục đích đã có.
Chúc anh sức khỏe.
2. Cảm nhận từ: hoangthu3-1403 [Blogger] Email27.01.15@04:03
Nhớ Đêm Giã Bạn
- Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh, Biểu diễn: Thanh Tuyền
https://www.youtube.com/watch?v=sVNq3nYCaXc
Thử không thấy; tưởng ... ? nên ghi luôn đường dẫn cho chắc. 
Cũng là bài đầu tiên tìm và thấy.
Không biết Tâm sự và Dân ca cái gì dài hơn ? Chỉ có Dân ca hay hơn là cái chắc ! 

Ghi cảm nhận:



11:55, 2013-09-14
 

”Tử Huyệt!“

Chia Sẻ cùng Thân Hữu về “Người Trí Thức”






Thưa bác Lê Huy,

Trong một ý kiến trước, tôi có nhận xét nhỏ về GS Tương Lai (ông Nguyễn Phước Tương) và cũng muốn trao đổi thêm. Tôi đã tìm đọc lại bài “trả lời phỏng vấn trên BBC ngày 12-9-2013” mà chưa thấy, nhưng ý của ông GS TL từ vụ Thái Bình thì đã có đọc qua ở bài khác. Tôi gửi ý kiến nhỏ này dưới bài của bác vì nhận thấy bài chủ đã viết về “Tử huyệt” của đảng CSVN và chế độ đang được nhiều ý kiến đóng góp và đề tài cũng đang được đề cập nhiều (NÓNG LÊN trên internet).
Ngắn gọn về GS Tương Lai:
Tôi theo dõi khá kỹ những bài viết của ông. Trước, tôi không đồng ý nhận định của ông về “công lao giải phóng dân tộc” của đảng CSVN (bài viết đã lâu). Tôi kính trọng ông từ khi ông tham gia tổ chức tại Sài Gòn kỷ niệm các Liệt sỹ chống bành trướng Tàu 1979. Tôi trân trọng ông từ cảm nhận về “con đường trí thức” nơi ông ...
Tôi tâm đắc điều này khi tìm đọc về “Trí thức - Sỹ phu” của tiền nhân:
* Nguyễn Công Trứ đã khái quát về sự suy vong của đất nước khi: Tướng sĩ làm ngơ, Sĩ phu ngoảnh mặt, Dân tình ta thán.
* Nhà bác học - hiền triết Lê Quý Đôn dạy rằng: “Có 5 nguy cơ mất nước nếu không ngăn chặn được : Con không trọng cha, trẻ không kính già, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt”.
Trong khẩu hiệu “đào tận gốc, tróc tận rễ” trên, các nhà chính tri đương quyền (đã thành trọc Phú, Địa chủ, cường Hào) còn chống phá Trí thức chính là vì họ không có (đứng đối lập) với “Trí thức - Sỹ phu”.
(Ý kiến này như lời kết về một người tôi tôn trọng.)
Về hành vi “cướp”, tôi đã xác định trong “Bàn về chủ nghĩa bành trướng” rằng đó là “bản năng dã man bán khai”. Dân gian có câu: “Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc” nói về bốn mối nguy trong cuộc sống con người mà 2 mối nguy đầu là do thiên tai; 2 mối nguy sau là do con người thì “đạo - trộm, cướp” (tham nhũng, nội xâm) nguy hại hơn “tặc - ngoại xâm”.
Kính quý.



23:10, 2013-05-27

 Đọc và Viết: những Kỷ Niệm Đẹp Ghi Nhớ

Trang nhà Thùy Linh mình coi là “Trang Thân hữu” thứ nhất. Trang chủ từng động viên: Thích cách suy luận của anh. Như hai-trong-một, …
Những kỷ niệm vui như với Trương Đức, Huy Nam, … thời talawas thì đã lưu giữ trong một „Thẻ - Seite“ khác. Hôm nay xin post lại nhận xét của Thân hữu dưới bài của bác Hoàng Hưng về „TIẾNG NÓI UYÊN, KHA TRƯỚC TÒA, LỜI CẢNH TỈNH CUỐI CÙNG CHO ĐẢNG CSVN (http://www.buudoan.com/2013/05/tieng-noi-uyen-kha-truoc-toa-loi-canh.html#comment-form; Nhn xét th 12 trong 39 Nhn xét.)
Nhân, cũng cố thêm như đoạn kết cho Thẻ „Kỷ niệm Quê hương“ và mở tiếp Thẻ „Dịch thuật Triết học“ để làm cho hoàn chỉnh một đề tài („Triết học bỏ túi“; Gợi mở từ một bạn dịch bên Austria).
Trân trọng giới thiệu,
Bùi-Viết Văn Đức.
Đôi điều chia sẻ ngắn

*
Tôi đọc có lời nhắn của một bạn rằng đừng “múa gậy vườn hoang” thì cũng đắn đo thêm khi viết. Sự thực, tôi không “lợi dụng” việc Trang nhà Thùy Linh để các phản hồi hiển thị ngay sau khi “gửi” mà suy nghĩ khá kỹ trước khi post.
Bài này của Bác Hoàng Hưng rất hay; nếu tôi nhớ không lầm thì bác Hoàng Hưng cũng là “Thày giáo”? Có rất nhiều ý gợi mở; Nhưng thôi thúc tôi chia sẻ sớm là khi đọc bài của chị Từ Huy trong 6 bài cùng chủ đề trên Bauxite.Info:
Máu và nước mắt từng ngày vẫn đổ.

*
Xem xét lịch sử “Luật Việt Nam”, tôi đã khảo lại để biết Đại học Luật Hà Nội được thành lập từ 1979, còn Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn có từ 1955 và giải thể năm 1975. Từ các trường này, các Luật sư (và “Thẩm phán”) đã trưởng thành và hành nghề.
Tôi nhìn nhận vai trò “Luật gia” (bên cạnh “chính trị gia”) quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng:
“Văn nghệ sỹ đã khơi mào vai trò phản biện,
Nay là thời các luật gia trẻ tuổi lên đường.”

Người luật gia đi sớm (trong giai đoạn mới; “cũ” thì phải nói đến cụ Nguyễn Mạnh Tường) là Cù Huy Hà Vũ mà tôi chia sẻ cùng thân hữu (10:09:am 05/04/11):
...
Tự do chẳng ở đâu giá rẻ,
Nhân quyền nào phải thứ cho không?
“Bước chân lịch sử đi không vội”, [+]
Cù Huy Hà Vũ – Bước đầu tiên!
[+] Thơ Nguyễn Hữu Đang, một Khai quốc công thần bi tráng khác!


*
Nhận xét sau rất tinh tế, hay và đúng:
Trong câu nói của Uyên, có một chi tiết tưởng nhỏ mà không nhỏ: Lần đầu tiên, tôi nghe một nữ sinh thể hiện ý thức công dân trưởng thành khi gọi nhà lãnh đạo là “ông Hồ Chí Minh” như thông lệ quốc tế văn minh chứ không phải “Bác Hồ” theo lối “gia đình chủ nghĩa” quen thuộc kiểu làng xã, tuy cô vẫn thể hiện sự tôn trọng đúng mức.
Hình ảnh “Bác Hồ” trùm lên thế hệ chúng tôi. Ngày cụ Hồ mất, tôi đọc lời một vị lớn tuổi:
...
Trên mỗi bước đường, lòng thường tự hỏi:
Nếu trong ta, vắng bóng một ngày;
Nếu trong ta vắng người mãi mãi,
Đi về đâu, ta sẽ về đâu?

Tôi trân trọng tình cảm, nhưng thấy lý trí ... làm sao ấy. Cho nên, cũng suy nghĩ khi đọc ông Nguyễn Khoa Điềm (19:31, 2013-04-22)
Đọc, nghĩ và viết

(Nhân ngày „tháng Tư“)
Trong ngày „hai-mươi-hai tháng Tư“ (sinh nhật Lenin) này,
Đọc: “Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta”,
– Thấy hơi ... chờn chợn.
Nghĩ:
Nếu ta không “nắm” được đời mình,
Thì mọi con chữ trải ra đều thành vô nghĩa.
...


*
Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và các Bạn Trẻ là chỗ dựa cho TIN YÊU và HY VỌNG của chúng ta.

Trân trọng.

[PS.: Tôi cũng đã nghĩ và viết “Nhận thức Hồ Chí Minh”, nhưng xin ... chia sẻ dần.
– Thân mến.]


    1. người hâm mộ03:55 Ngày 18 tháng 5 năm 2013
Bài comment ngắn gon nhưng rất hay. Cám ơn bạn Văn Đức.
Bạn chắc chắn là một trí thức có lương tâm.
Ước gì tôi được uống cà phê với bạn.

    1. Lê Huy.09:04 Ngày 18 tháng 5 năm 2013
Cảm ơn bác VĐ đã nói và làm rõ lên 1 chi tiết, 1 nhận định của tác giả Hoàng Hưng về cách mà cháu Phương Uyên gọi chủ tịch HCM là "Ông Hồ Chí Minh"...chứ không nhại theo kiểu "bày đàn" là "Bác Hồ" !
- Phát ngôn "ông Hồ Chí Minh" là cách gọi khách quan, không khinh rẻ, miệt thị mà cũng không tôn sùng cá nhân 1 cách cuồng tín ! ( Đơn giản bởi : Thế hệ như Phương Uyên không phải là lớp người "cùng thời" với ông Hồ Chí Minh, không phải chịu đựng và chịu ơn "Thời bao cấp" do sinh thời cụ Hồ để lại.); Cách gọi khách quan của Phương Uyên còn chứng tỏ những người như em đã vượt qua "Luỹ tre làng", những luận điệu tuyên truyền 1 chiều để vươn tới tầm "những công dân thế giới" !
- Chúng ta, những người lớn tuổi cũng nên kính phục lớp trẻ như vậy !- Phải ko. bác Văn Đức ?

    1. Văn Đức18:56 Ngày 19 tháng 5 năm 2013
Lời thưa:
Thưa Trang chủ, Tác giả Hoàng Hưng, cùng quý bác,
Như trong ý kiến ngắn trước, tôi ghi „có nhiều gợi mở“. Tiếp tục đọc và suy ngẫm thì xin gửi thêm một ý có thể coi là tiếp nối phần cuối của tiêu đề bài chủ.
Tôi cũng được đọc thêm các bài hay như để vững thêm suy nghĩ của mình; Xin giản tiện bằng các „link live“:
Trách nhiệm cá nhân và chính trị gia: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130518_vn_prime_minister_powercontrol.shtml
Ngay đây có thể nhớ đến ý của chị Thùy Linh trao đổi về „khả năng tự vệ cá nhân“. (Đề tài này liên quan ít nhiều đến một bài dịch về „Tự do và Trách nhiệm“. http://www.talawas.org/?p=7398) Tôi liên hệ với ý „Tính An toàn của Hệ thống và Thành viên – Cá nhân“ thì càng trân trọng các Bạn Phương Uyên, Nguyên Kha – và chắc chắn nhiều người nữa – khi hy sinh sự an toàn cá nhân để góp TRÍ-LỰC cho „An toàn của cả Hệ thống là Dân Tộc và Đất Nước“.
Chỉ trong ý nghĩa như vậy, „ta“ mới hiểu rõ mà không „lăn tăn“ quy chụp hay … tìm „biện pháp“.
Những lời sau đây là chân thật và tôi chịu trách nhiệm của mình.
Trân trọng.


Giải Thoát: Hai mà Một!
(01:53, 2013-05-19)

„Thoát Trung - Giải Cộng“, Tưởng là HAI
– Gian nan chồng chéo chặng đường dài;
Sự, Lý hiện tiền khai tuệ giác:
„Thoát-Giải“ đến cùng chỉ MỘT thôi!

Yêu Nước – Lòng Dân thành sóng lớn,
Chung chia „Lý tưởng“ hết thời rồi:
LINH hồn „Cộng sản“: Duy ý chí,
„Toàn trị“ tàn CƠ: Sống thóp thoi. …

PS.:
Tôi đọc và coi như kỷ niệm quý chia sẻ của bác NHM (03:55; Xin lỗi bác được ghi tắt vì quá trân trọng đối với tôi – Hihi …) và bác Lê Huy cũng như gặp (lại) bác Lê Quốc Trinh.
Tôi gửi ý kiến này như lời Cảm tạ đến quý bác.
Thân mến.


 Suy Ngẫm Trong Ngày  
 01:36, 2012-04-18  


Suy ngẫm 1: Phản Dân, hại Nước

“Toàn diện, tuyệt đối“ theo giặc Tàu; Ngoảnh mặt với Ông Cha, Đất nước!

Vì không có những „chữ vàng“,
Người Phi được sống đàng hoàng, tự do;
Thế gian chỉ có nước ta,
Vì ôm chân giặc mà chà đạp Dân!

Suy ngẫm 2: Lời Cụ Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến.”

Sức Dân là sóng biển,
Dựng Nước và giữ Đời;
„Bất biến“ cùng „vạn biến“,
Chỉ có thế mà thôi!


Suy ngẫm 3: Coi thường công tâm và lẽ phải

21 dân lành bị giữ kia,
„Đàm“ đi, „phán“ lại: Nước non gì?
„Láng giềng hữu nghị“ mà như thế,
„Ù cạc“ coi thường lẽ „thị-phi“!




Suy ngẫm 4: Khóc vì Đời
Tặng ngòi bút “Người Buôn Gió” Bùi Thanh Hiếu
(00:02, 2012-04-18)

Mỗi dòng chữ, một giòng đau,
Hồn linh sông núi xưa, sau tụ về;
Thương người tỉnh, xót kẻ mê,
Đêm dài nhỏ lệ cũng vì Đời thôi!




Ngày „tam Tân“ cuối năm: Tân Dậu, Tân Sửu, Tân Mão
13:33, 2011-12-31
Trở lại „Nhà“ mình;
Post lên một bài dịch trên Trang nhà nguyentrongtao trong mục “Chiến binh” (Trang "Thơ dịch")và “Nhận xét cuối năm (2011)” trên Trang nhà của Thùy Linh:

Văn Đức nói...
Cuối năm, đọc BẠN

Chị Thùy Linh thân mến,
Đọc bài viết, thật bâng khuâng!
Một nỗi buồn chăng? Thì câu thơ Nguyễn Đình Thi chợt đến để có thể dùng như sự chia sẻ: Còn đàn (con) em đó, chắc còn đổi thay.
Nhưng, cũng đúng như một BẠN đã viết: Không phải nỗi buồn riêng! Mà Nỗi buồn chung ngày nay thì ... càng lắc, càng đầy! May đọc được nhận xét của Bác Lê Huy mà thấy cũng có chút vợi vợi đi trong lòng: Tôi cũng đang tìm đọc những suy nghĩ cuối năm để xem soi nhìn nhận của mình; Và đây cũng là bản tổng kết “phù hợp”, nên muốn gửi chia sẻ ban đầu. – Bài viết post ngày 30, chưa phải là “cuối”, mà đã phải (đau buồn) “Ngoái lại năm cũ”. “Ngoái lại” để ”một lần xin mãi mãi chia tay” chăng? Không hẳn! Vì chúng ta chỉ có thể “tạm biệt” để gặp lại những “chủ nhật tươi hồng” với Nhân dân (chữ trong bài là “những con người”) lam lũ và cực nhọc mà vẫn có ước mơ về ngày mai tươi sáng. Mà vẫn cần “một lần mãi mãi chia tay” cho tất cả những gì “cũ kỹ” và thuộc về “cũ kỹ” (nên), luôn bám vào “cũ kỹ”...

Thein Sein là hiện tượng hay: „Sự hồi đầu của ông Thein Sein không chỉ đưa ông tới bờ Giác, mà còn làm hồi sinh đất nước đạo Phật nghèo khó này. Chả mấy chốc Myanmar sẽ không còn đứng trong top những nước nghèo như VN nữa… Chả cần bạo động, biểu tình đổ máu, chả cần cảnh sát, quân đội vác dùi cui, hơi cay, vũ khí đi dẹp loạn như ở Bắc Phi, Ả Rập, Lybia, Ai Cập, Nga… Không có người chết, giết chóc thê thảm… Myanmar êm đềm trôi về chân trời sáng.
Nếu “Hồi đầu ... tới bờ Giác” là thành tựu của tư duy “Giác giả - Buddha, Phật” thì có nghĩa là: Phải có đủ Bi, Trí, Dũng! “Bi” là biết thương những con người gọi là Đồng bào để khi khác suy nghĩ (“chính kiến” có vẻ to tát) thì không vội vã (như sắp hết cơ hội) tống “người TA (tức là “Đồng bào”)” vào tù hay trại “cải tạo”; “Trí” là không mờ mắt chỉ vì “ba” hay mấy cái “trăm triệu”; Và “Dũng” [Tu tập thì tự nhiên có, chớ không phải đợi “tiến” mới có “dũng” thì chưa phải là “dũng” thật! :-)] là biết làm theo lương tâm và tiếng gọi của Cộng Đồng Dân Tộc chớ không chỉ vì cái chỗ hiện đang nắm giữ và do thúc ép của một nhóm nhỏ nào.
- [Cái “Linh” khá quan trọng trong cuộc đời làm NGƯỜI vậy!]

Tôi có 2 ý tưởng: “Nhìn lại” những suy nghĩ của các bạn trẻ (những bài cuối trên Trang nhà) để thêm tin (xin tạm không dùng “tưởng”) và hy vọng; Và trao đổi với thân hữu về “giáo dục”.

Thân kính gửi Chị Thùy Linh và quý Bạn lời chúc Sức Khỏe và Tâm định.
Mong gặp lại.
Thân mến,
(Ngày 31-12-2011, “tam Tân”: Tân Dậu, Tân Sửu, Tân Mão)



 Khởi đầu là: ĐỊNH HƯỚNG

 00:08, 2011-06-18

„Nhật nhật tân, hựu nhật tân!“
– Từ hôm nay sẽ tái cấu trúc (Rekonstruktion) để tiện trình bày và theo giõi:

* Bản hướng dẫn này vẫn nên ở trên cùng như „Giới thiệu, Dẫn nhập“;
* Kế theo là tóm lược nội dung sẽ trình bày trong các chuyên mục „Cảm Thức“, „Văn-Luận“, „Thơ I, II, III“, „Lý Thuyết Phát Triển“, etc.
* Nhờ „chuyền dẫn“ của các Thân hữu mà có được 643 lần viếng thăm từ 9 „Nơi“; Trân trọng Quý Bạn, xin được coi những góp ý chỉ giáo để thêm phần tinh tấn trong tu học.
Kính mời trao đổi qua: hoanglongthu2010@googlemail.com.

Nhân trao đổi trên Anh Ba Sàm, tìm lại và đăng tải một bản dịch từ năm 2007 („Nhóm, Hội là gỉ?“) trong Lý Thuyết Phát Triển

Cẩn bút.

24.07.2011
   Bao Dung ! 
 13:26, 2011-07-24 
 Xin post trực tiếp; Có 3 ý.

 Các tin „Biểu tình ngày 24 tháng Bảy“ rất vui.
 (Chữ của TL là „Ngày Chủ nhật tươi hồng“, NTT gọi chung: „Biểu tình Lòng Yêu Nước“).


Bao dung là cần thiết lắm; Cho nên luôn thú vị nghĩ đến Cụ Nguyễn Tiên Điền, mà chỉ muốn nhắc nhớ câu đầu:
Ở ăn thì cũng hay hay,
(!)


Trước hết là ý kiến chia sẻ với thân hữu NHQ:

Bác Quý,
Đây là những cảm nhận xin chia sẻ cùng bác:
Niềm vui được bày tỏ Lòng Yêu Nước là tất nhiên; Nhưng cũng còn niềm vui nữa là: Những tiếng nói tâm huyết không còn bị "hắc ám" che mờ nữa.
Thân mến.

Thao thức bao năm, mãi đợi chờ,
Hôm nay, Ngày Mới đẹp như mơ:
Hà Nội rung vang Lời Yêu Nước,
Xanh biếc trời xanh, thắm đỏ cờ!

Niềm tin và Hy vọng,
– Lòng người Thăng Long đẹp hơn mọi vần thơ!

*
Dựa theo ý thơ Tố Hữu: “Việt Nam – Máu và Hoa”.
*
Lời bài ca:
Hà Nội đó: Niềm tin và hy vọng,
Của núi sông hôm nay và mai sau;
Chân ta bước, lòng ung dung tự hào:

Kìa lời nói (Tự do và Yêu Nước) đang vang rung trời cao!
:-) – :-) – :-)!

Thứ hai
Trao đổi về tướng Nguyễn Cao Kỳ trên Ba Sàm; Muộn, cũng được post luôn:

Văn Đức đã nói, 23.07.2011 lúc 22:49

Chào biệt một người Việt Nam!
Xin gửi một nén hương chia buồn cùng gia quyến Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
2011-07-23

Một người ra đi: Xin chia sẻ!
Xin chia sẻ với bất cứ ai máu đỏ da vàng;
Chia sẻ với bất cứ ai nói lời “Hòa Hợp”,
Từ bất cứ góc độ nào, với bất cứ quá khứ nào – Khi lịch sử sang trang!

Chào biệt anh: Một người tu Bụt,
Chào biệt anh: Một người Việt Nam.

qx đã nói 24.07.2011 lúc 01:33

Khóc ông Kỳ:
Ối ông Kỳ ơi
Từ Mã Lai Xịa
ông về với Bác với Mác với Lê
Để lại trần
Chỏng chơ mối phu thê
Đùm đề duyên hỉ nộ

Hợ hợ khóc ông Kỳ
Thôi ai cũng một lần
Mỏi gối run chân
Dù muốn lăn tăn
Phỏng ham mà được

Cuộc hòa tan còn đó như a xít gặp đồng chì mềm oặt
Mối hợp tác còn đây tợ con buôn chộ tình tiền béo bở

Hợ hợ
Ôi ông Kỳ ơi
yên tâm về với đảng
ông về toàn diện
không về từng mảng
hòa tan cờ tang …

Qx


Văn Đức đã nói
Phản hồi của bạn đang chờ được xét duyệt. 24.07.2011 lúc 15:47

Sẻ chia cùng Bạn.
Tôi đã đọc và suy nghĩ về nhận xét của Bạn; Nhưng tôi đợi đọc hết tin Anh Ba Sàm về “Biểu tình yêu nước 24 tháng Bảy” rồi mới viết và gửi Bạn.
Thân mến.

Bạn ơi: Nghĩa tử là nghĩa tận,
Hãy rộng lòng để tỏ ta không phải hẹp hòi;
Đất Mẹ bao dung ôm chứa mọi đứa con mang giòng máu Việt,
Dù có thể ai đó đã từng vụng dại chẳng nghe lời…

Yêu thương Mẹ Việt Nam, ta cùng yêu thương nhau nhé:
Bảo Quốc và Kiến Quốc“ là việc lớn hơn – Cần bàn tay và tâm sức mọi con người!

PS.:
Nhân tiện, ghi lại (theo nhớ) ít dòng „Văn tế“ của của thời cũ để biết rằng nó đã … cũ:
Ô hô, Bảo Đại!
Tuy chưa qua đời,
Coi như tắt nghỉ;
Cờ ba que sắp phủ ván thiên,
Áo sáu tấm đưa về một địa.
Etc.
– “Cũ” rồi mà!

Ngoài ra, ý kiến ban đầu do format nhầm nên không như ý: Không có ý tô đậm.

Cuối cùng:
14:24: Đính chính ngay giữa ... thời internet:
Đọc và ủng hộ những gì đúng nơi anh và các Trang nhà.
Post lại làm kỷ niệm:

Đẹp quá: Em, và tất cả Con Dân Việt!
Xin được chia sẻ tâm tư của một con người nhỏ bé.
11:38, 2011-07-24

Không dám thêm lời nơi đây nữa:
Em là con cháu của Trưng Vương;
Ôi đẹp làm sao: Người Hà Nội,
Vì Tổ Quốc Việt Nam – Tất cả lên đường!






24:07.2011
 Lời Ru viết nhanh
 Tặng Cún của Thùy Linh; Trong khi đợi "Chủ Nhật Tươi Hồng".


Tặng Cún
Không có gì hơn; Gửi tặng Cún ở ... đây.
23:25, 2011-07-23

À, ơi …
Ru con, con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước đổ bành Ông Voi;
Ai coi, lên núi mà coi:
Coi Bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng...

Chẳng mơ túi vóc, túi hồng,
Chỉ mong biển lặng cho chồng ra khơi;
Ru con, con ngủ, à ơi,
Mai sau con lớn đáp lời núi sông...

Sớm nay, Chủ Nhật Tươi Hồng,
Mẹ đi xuống phố, hoà trong giòng người;
Hòa chung tiếng thét vang trời:
Nước Nam: Rừng biển của người Việt Nam!

À ơi, con ngủ cho ngoan,
Nước mà bị mất, thì tan nát nhà;
Thì bao mồ mả ông cha,
Cũng không còn nữa để mà khói hương...

Mai con cùng bạn đến trường,
Học cho biết chữ mà thương Đồng bào;
Mà thương biển rộng trời cao,
Là bao xương trắng, máu đào tiền nhân...

Nuôi con, khuya sớm tảo tần,
Trông con từ những bước chân ban đầu;
Lo con, bạc tóc mái đầu,
Mong con khôn lớn, mai sau nên người...

Mẹ đi với trái tim thôi,
Góp chung tiếng nói giữ đời Tự do;
Cho con mãi mãi ấm no,
Cho con tròn đẹp tuổi thơ...
Ơi à...


15.07.2011
 Sỹ Phu Đương Đại

 Chia Sẻ Tâm Tư Cùng Nhân Sỹ Trí Thức
 22:20, 2011-07-14


Lời dẫn (dự thảo):
Tôi dùng chữ „ANH“ (viết hoa, lớn) với ý nghĩa đây là những người „đi trước“ trên hai phương diện tuổi tác (thế hệ „Cha, Anh“) và việc lên tiếng về Lòng yêu Nước, qua Kiến nghị gửi Bộ Ngoại giao. Những giòng viết này ghi ngay khi đọc bài viết của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (đăng tải trên BauxiteViệtNam.info) viết về cuộc gặp không thành của các nhân sỹ trí thức và Bộ Ngoại giao Việt Nam. [http://boxitvn.blogspot.com/2011/07/chung-toi-i-gap-bo-ngoai-giao.html#more]
Tôi gửi phiên bản đã chỉnh sửa này đến Blog Nguyễn Xuân Diện sau khi gửi chữ ký tiếp theo dưới bản „Kiến nghị Bảo vệ và Xây dựng Tổ Quốc“ ngày 10 tháng Bảy năm 2011.

Buồn lắm, các ANH ơi: Lệ nóng đọng nơi khóe mắt,
Từ khi nhìn những khuôn mặt gầy chứa chất ưu tư;
Đã đoán biết, nhưng vẫn nhấn nút vào „đọc tiếp“,
Đọc, giữa những khoảng ngừng: Nhức nhối con tim!

Từng ngày, từng giờ đọc tin „Bauxite“,
Từng ngày, từng giờ dõi biến cố Hoàng Sa, …
Kiếp sống cá nhân ta có là gì đâu,
Tổ Quốc là trên hết!
Nghe tin giặc bắn giết Đồng Bào mà chỉ biết lệ nhòa!

Hành xử sao cho khỏi thẹn với ông cha?
Cho khỏi hổ trước máu xương tiền nhân lớp lớp?
Trước Lịch sử hãy sống cho minh bạch,
– Lời Kiến Nghị của các ANH trùng với lòng Dân và hợp lẽ Con Người.

Buồn,
Nhưng vẫn tin Lẽ phải ở đời,
Không có ma quỷ nào che mờ hay khuất phục;
Khí phách Sỹ phu gửi vào ngọn bút,
Thanh thảo lòng, không thẹn với Tổ Tiên.

Dân Tộc trường tồn,
Nhân Dân sẽ vượt lên;
Người Trí thức sống, tin và làm theo Lẽ phải.
Chia buồn cùng các ANH,
Nhưng cũng chia vui cùng Thời đại:

Tiếng nói không còn lẻ loi,
Lòng Yêu Nước vẫn dâng trào.





Đã chia sẻ qua eMail:

1.
Lời thưa trước:
Kính thưa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi,
Tôi đọc bài viết của Giáo sư và không thể cầm được nước mắt khi nhìn những khuôn mặt đầy âu lo của các vị Nhân sỹ Trí thức. Sự thực, tôi coi Tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh là Thủ trưởng trong vai trò người lính (dù đã giải ngũ) và Giáo sư Hoàng Tụy là Thày từ những ngày học các bài của Giáo sư qua trang báo „Toán học và Tuổi trẻ“. Tôi dùng chữ „ANH“ (viết hoa, lớn) với ý nghĩa là những người „đi trước“ trên hai phương diện tuổi tác (thế hệ „Cha, Anh“) và việc lên tiếng về Lòng yêu Nước, qua Kiến nghị.
Những giòng viết này ghi ngay khi đọc bài viết của Giáo sư; Xin được kính gửi để tỏ lòng trân trọng và ủng hộ.
Kính bút,
Bùi Tân Phong.

2
Trang nhà Thùy Linh
00:40, 2011-07-15
Chị Thùy Linh thân mến,
Tôi hy vọng thư này không làm chị ngạc nhiên và bất ngờ: Tôi gửi chị trong tinh thần „đạo hữu“ (Phật tử) và tư cách người quý mến Trang nhà của Thùy Linh.
Tôi đã khởi viết tiếp về „Lý thuyết phát triển Cơ-Linh tương tác“, nhưng tình hình mới nên có chừng lại. Tôi chia sẻ rằng nhận định của tôi từ bài „Tư tưởng bành trướng“ đã không sai nhiều với nhận định trong bản „Kiến nghị ngày 10 tháng Bảy“ mới đây. (điểm 2)
Hành động „tương tác“ ngày nay là ở chỗ „linh“ (tư tưởng) đang tác động mạnh mẽ để thay đổi „cơ“ (cơ chế xã hội) cho phù hợp tình hình để tồn tại và phát triển. Tôi đã gửi bài thơ cảm thức đến Bauxite VN và chờ tin trước khi gửi đi nơi khác. Xin gửi tới chị Thùy Linh như địa chỉ thứ 2 của bài cảm xúc này.
Xin nhận nơi đây lòng chân thành chia sẻ và lời chúc Bình an.
Thân mến,
Bùi Hồng Mạnh


12.07.2011

 Hi Đáp
Gửi tới Trang nhà của Thùy Linh
23:56, 2011-07-11

Chị Thùy Linh thân mến,

Tôi thật rất muốn hồi đáp nhanh những lời thân mến của Chị, nhưng tôi cũng rất muốn suy nghĩ để đền đáp đúng với sự chân thành đó. Tôi đã nghĩ đến nhiều cách, ở nhiều nơi trên „Trang nhà Thùy Linh“, nhưng có lẽ tiếp ngay sau những lời của Chị là tốt hơn chăng?
Tôi xúc động khi đọc đi đọc lại „Mặt trời bé con của tôi“, tìm qua Google. [http://giadinh.manguon.com/show.asp?act=view&id=PRO041216092026A]. Chuyện rất thực, nhất là đối với một đứa trẻ không được biết mặt Mẹ và sống trong tình thương của Bà Nội và Cha như tôi. Sự thực, trong cuộc sống, tôi là người luôn thích tếu táo, đùa vui; Tôi kể điểm riêng này để Chị hiểu tại sao tôi thích viết về những người phụ nữ, những người Bà, người Mẹ, người Chị, … và nếu hiển thị thì cũng là sự chia sẻ cùng Bạn đọc.
Xin gửi Chị đoạn cuối trong một bài hồi khảo về „Hát Ru“ và một bài viết về người mẹ trẻ một mình nuôi con. Tôi muốn chia sẻ, nhưng không muốn làm buồn bất cứ người nào, nên sẽ gửi kèm một bài dịch cho … có „Hậu“.

Thân mến và thân chúc mọi điều tốt lành,
Văn Đức

Hát Ru: Tiếng Mẹ, Lòng Bà
Về những „lời Ru“ Việt Nam

Tặng hai con: H.P. + H.Y.

[Phần] V

Có một câu tục ngữ nói rằng: Cuộc đời thì tiến lên trước theo năm tháng, còn kiến thức của ta thì lùi lại phía sau; Ý là con người muốn hiểu cuộc sống thì phải biết nhìn lại đời mình.
Ai nhìn lại thời thơ ấu cũng thấy lòng mình xao xuyến, cũng ước mong được về lại tháng năm xưa, để nhỏ bé lại mà cuộn tròn trong lòng Mẹ, để được ngủ vùi trong những lời Ru. Nhưng Bà ta, Mẹ ta đâu còn nữa! Ngày Người ra đi hoặc ta còn quá dại khờ (Bà chết cháu được ăn xôi ... !!!), hoặc ta còn mải ngược xuôi bươn trải với đời, bóp trán vò đầu vì sự nghiệp! Ta chẳng biết rằng, từ phút giây Người ra đi ấy, lần thứ hai ta từ giã nguồn nhau! Lần đầu, khi cuống nhau được cắt, ta chào đời bằng tiếng khóc u ơ. Lần sau, khi Người trở về cát bụi, ta khóc thương Người mà cũng là khóc cho côi cút cuộc đời ta!... Ta chẳng biết trong phút giây đau đớn ấy, Người còn ưu tư cho ta biết nhường nào. Hôm nay, tóc đã pha sương, nhìn lại: Hình Mẹ ta hiện lên lồng lộng giữa đất trời! Và ta hiểu rằng ta chưa từng ra khỏi bàn tay kia, tấm lòng kia: Tấm lòng Người Mẹ!
Chín tháng mang nặng đẻ đau,
Ba năm bú mớm, cù lao chuyên cần ...
Qua ”ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi...”  Qua một năm tướt mọc răng, hai, ba năm trốc lở... người Mẹ trông cho con tới sáu tuổi để đi trường:
Khó đi mẹ dẫn con đi,
Con đi trường học, mẹ đi trường đời!
Giáo-dục học xác định (***): Trẻ em cho đến 6 tuổi, nếu thông thạo ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ đó là tiếng mẹ đẻ của nó. Điều khẳng định này không cần giải thích vì chữ Tiếng-Mẹ-Đẻ quá đầy đủ. Nếu cần nói cách khác cho khó hiểu hơn thì có thể nói như sau: Mỗi người có một ngôn ngữ gốc là thứ tiếng nói người đó được truyền dạy từ lúc lọt lòng và tới 6 tuổi là tuổi đi trường thì dùng nó một cách thành thạo.
Tiếng nói - Cái thứ xác định ta là một con người, cái thứ không có nó ta không sống trọn một đời - đã được Mẹ trao lại cho ta như thứ của hồi môn vô giá. Nước nào cũng gọi tiếng nói cả Dân-tộc mình dùng là Tiếng-Mẹ-Đẻ; Người Mẹ nuôi con lớn lên bằng bầu sữa của mình; Nhưng người Mẹ cũng nuôi con lớn lên bằng ngôn từ, bằng biển sóng tình cuộn chảy từ những lời Ru.

Hi Đáp
[Tiếp theo]

Cõi Thương Người Mẹ
2009-05-24/05:26

Tặng M.T. và những bà Mẹ

Bao nhiêu năm trường
Em chăm nuôi
Tình yêu ấy
Tình yêu khôn lớn
THÀNH NGƯỜI.

Tình yêu đứng đi
Tình yêu ăn nói
Tình yêu học hành
Tình yêu trưởng thành
Từ
CÕI THƯƠNG NGƯỜI MẸ.

Ôi bao tháng năm
Thức khuya dậy sớm
Tảo tần
Nhân gian tồn tại chăng?
Vũ trụ tồn tại chăng?
- Tất cả là “không”!
Không phải cái “không” Nhà Phật
Cái không của Em có thật
Vì Em mang một tình yêu.

Từ cõi thương Người Mẹ
Từ cái „không“ trong lòng Mẹ
Lớn lên một con người
Và nhân loại cũng tồn sinh, lớn lên từ đó!


Bài dch

Tiếng Đức:
Warum bist Du traurig?
Sei doch froh:
Eine Blume blüht,
Irgendwo.

Dịch Việt:
Sao buồn thế Em?
Hãy vui lên chứ:
Kía ở nơi nào,
Một bông hoa nở!

10.07.2011
 Dự Cảm
05:17, 2011-07-10

* Sau năm ngày cuối tuần liên tục, tuần này ... „nghỉ“.
Đọc những tranh luận trên NgườiViệt.de về „cờ“ thì cũng có ít nhiều dự cảm. (Xem thêm chương trình Paris!)
Vậy là „Bước chân Lịch sử“ và „Cảm nhận chiến chinh“ (đã post trên Nguyễn Trọng Tạo) cũng có ít nhiều chí thú!

* Dẫu sao, vẫn post lên phivu56 như lời cảm ơn thân hữu:
Chân thành và mộc mạc
04:58, 2011-07-10

Thưa bác Trang chủ,
Để được chia sẻ, xin trích đoạn bài tâm sự cùng thân hữu về thế hệ 50’ (viết gửi tặng Huy Nam):

Thế hệ đau thương và ly tán,
Vẫn chẳng rời xa đất nước mình;
Càng nhớ, càng thương, càng đau đáu,
Xin giữ cùng nhau một chữ tình.

Và chia sẻ cùng thế hệ trẻ „hôm nay“:
Trăm trang viết, vạn câu thơ,
Không bằng một phút dưới cờ đấu tranh;
Ngàn năm, trang sử liệt oanh,
Hồn thiêng un đúc mà thành HÔM NAY!

Khoảng dừng nghỉ là cần thiết, để có được những điều mạnh mẽ và sâu sắc hơn.

Trân kính,
Văn Đức

Comment moderation has been enabled. All comments must be approved by the blog author.

Ihr Kommentar wurde gespeichert und wird nach der Bestätigung durch Blog-Eigentümer sichtbar.


* Đọc „Mặt trời bé con của tôi“ của Thùy Linh, rất cảm động;
http://giadinh.manguon.com/show.asp?act=view&id=PRO041216092026A
Nhưng cũng … từ từ cái đã – „Tập đọc, tập viết“ mà!


09.07.2011
Kiên trì và Nhẫn nại!
12:34, 2011-07-09

Cặm cụi viết, đến khi post lên thì thấy tiêu luôn cả phần đăng tại trước!
Hơi nản; Nhưng lại nhớ và ghi lại lời Cụ Hồ để … trấn tĩnh:
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần!

1. Có một “Cảm bình” được đăng:

2 nhận xét:

Văn Đức nói... Cảm Bình
16 năm rồi: Thêm „bước mới“,
Tăng cuờng đối thoại, tạo niềm tin;
„16 chữ vàng“ coi bạc phếch:
Lá nho rơi xuống, lộ tin đen!

Nặc danh nói...
Hợp thời thế

2. Có 1 “Bàn loạn” chưa/không được hiển thị:

Bước Chân Lịch Sử
01:24, 2011-07-09

Bạn thân mến,
Bài viết của bạn tuy ngắn nhưng chứa đựng thật nhiều xúc động và suy tư. Chữ „Lịch sử“ bạn dùng nhắc tôi nhớ lại câu thơ của cụ Nguyễn Hữu Đang (Người phụ trách tổ chức Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng Chín 1945):
Bước chân lịch sử đi không vội.
Lịch sử vẫn đi lên, nhưng „không vội“ vì lịch sử do con người làm nên; Hay nói một cách chính xác hơn là do cộng đồng người làm nên lịch sử. „Làm“ là hành động; Mà đã là hành động của con người thì bao giờ cũng xuất phát từ nền tảng là tư tưởng (suy tư) của họ. Bản năng của con người là „suy tư“, và để hành động, con người dùng một chức năng cũng có tính bản năng khác là „ngôn luận“ để cùng cộng đồng xây dựng cho được cái gọi là „tư tưởng hướng thiện“ như ngọn đèn dẫn dắt để đi tới - Tiến bộ hơn. Thế là, trong khi „xây dựng“ như thế, việc tất yếu là phải thải loại những tư duy „bất thiện“ không phục vụ việc „hướng thiện“ của cộng đồng. Ghi lại và chỉ ra những hành động lố bịch chống phá bản năng hướng thiện của con người, những lời nói của những người „đến già vẫn dại“ cũng là một việc cần thiết để đạt tới sự lành mạnh của tình cảm và suy tư của cộng đồng dân tộc. Tôi hiểu chữ „chạm (khắc)“, bạn dùng, mà lịch sử ghi lại „tên từng người“ (như Trần Ích Tắc) cũng chính là công việc gian nan và mất nhiều thời gian của những con người chân chính yêu nước, thương nòi. Và cũng chính vì thế mà lịch sử không thể „đi vội (nhanh)“ như ta mong muốn.
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương.
Chữ „tang thương“ („đau khổ“, không phải nghĩa „bể dâu biến đổi“) dành cho những kẻ như TIT hay NTS đều là những người „bụng đầy bồ chữ“ mà không biết tư duy như một người chính đính.
Công việc thể hiện lòng yêu nước (Biều Tình) là dũng cảm, nhưng cũng thật gian nan; Nhưng NGƯỜI DÂN cũng phải làm để nói lên tiếng nói của CON NGƯỜI chân chính, với niềm tin lịch sử vẫn đi lên và Dân tộc Việt trường tồn.

Xin gửi bạn lời chào kính trọng.

3. Và những lời thân ái để lưu giữ như kỷ niệm:

12 Nhn xét
...
thuy linh nói...

Yêu quí gửi bác Thông và anh Văn Đức!
Chúng ta đã có quá nhiều nỗi buồn chán và mệt mỏi nên TL mong muốn mọi người đến nhà TL chơi với một tâm thế thật HÒA. Cả bác Thông và anh Văn Đức đều đồng cảm với nhau, có thể chưa diễn đạt hết nghĩa...Vui vẻ nhé mọi người...
Thân mến!
10:03 Ngày 09 tháng 7 năm 2011

Văn Đức nói... Đôi điều suy nghĩ
Kính thưa chị Thùy Linh, Trang chủ, và bác Trần Phúc Thông,
Xin được ghi một số suy nghĩ trong tư cách “bạn đọc mới” và hậu sinh như sau:

*
Tôi rất cảm kính trước sự trao đổi ý kiến thân tình giữa chị và bác. Bản thân tôi, tại một diễn đàn khác, cũng được khen là khá tích cực hồi đáp. Tự mình, tôi cho rằng đó là tác dụng của “lời thề kỹ thuật viên” là “Có trách nhiệm với sản phẩm đến cùng”. Tại đây thì khác: Tôi nhìn thấy sự trân trọng và tận tâm của Nhà văn Thùy Linh với sản phẩm tinh thần của mình và trước bạn đọc. Sự chu đáo và cẩn trọng của bác Trần Phúc Thông thật đáng cho tôi học tập.

*
Khi nghe bác Thông nhắc “com chiến” thì thật đương sự không khó lắm để biết là chuyện gì; Nhưng nghĩ, trong vị trí “hậu sinh” và “mới”, việc chung vui thì chuyện gì cũng không phải là điều gấp gáp. Logic và thực trạng của “ngựa rỗng” cũng như “rỗng ruột xài bằng giả” cũng không phải là điều khó hiểu. Có điều cái lý “rỗng là dụng của vật thể” thì chưa được tường vì chưa thấy hiển thị, nên cũng không dám bàn gì thêm.

*
Quan trọng, xin thưa, là:
Đọc qua một số bài thì thấy chị Thùy Linh nhiệt tâm chuyển tải những tình cảm chân thành. Dù chị xác nhận “sự tồn tại của những quan điểm trái chiều”, nhưng đem những lĩnh vực và khuynh hướng khác chiều làm buồn chốn thanh nhã thì cũng là điều không phải chăng? Cho nên tôi cũng xét lại mình để ngỏ lời xin lỗi quý vị đã sơ xuất gây sự phiền trong việc đọc và suy nghĩ.

*
Tôi đọc những dòng chị Thùy Linh viết về Hà Nội và “những ngày xưa thân ái” thì thấy rất lý thú và tâm đắc.
Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp và bạn đọc Trang nhà mọi điều vui vẻ.

Trân trọng.
08:21 Ngày 09 tháng 7 năm 2011

Bác Thông nói...
Thùy Linh này, y là chuyn tôi đưa thêm con nga săt rng ca Phù Dng vào đ chng minh thêm nên văn minh Hng Bàng y mà,mt nhà văn nào đó đ ly cái rng ca văn hc ra phê phán, mt n danh khác li ly cái rng ca toán lý ra chng minh ch có rng mi có ích, mà mng nhà văn là đơn, Nhưng thôi chuyn đó b đi. Chúc Thùy linh thành công trong s nghip và gia đinh hnh phúc.
06:01 Ngày 09 tháng 7 năm 2011


07.07.2011
 Về Lại Nhà Mình
Lang thang mãi thấy … mỏi.
Nhiều Trang đưa nhiều thông tin thời cuộc mà cứ như “đường xa, trời tối” của Ngũ Viên; Không còn cái thư thả, thong dong thân hữu buổi tala. Thì lại nhớ chính lời mình:
Chẳng ai bám mãi vào thời đã qua,
...
Thì qua về, khi chân chồn, gối mỏi!
Bắt đầu Trang (POST) “Hồi Niệm - Nachdenken” (khác „Hoài Niệm - Erinnerung“) đi là vừa; Và cũng làm tiếp những cái đã “khởi sự” cho “nên lời, nên đọi”.

Also, Los!



01.07.2011
 Biểu Tình Lòng Yêu Nước
 09:30, 2011-07-01

Có rất nhiều thông tin về phong trào này; Ghi lại một số cảm nhận:

* Các trao đổi dưới bài viết của Nguyễn Ngọc Già trên Dân Luận http://danluan.org/node/9174#comment-36227 chứng tỏ các giòng suy nghĩ của người Việt vẫn còn đang rất chia rẽ. Mình viết 34 nhận xét và cũng có ý đưa „CLTT“ dzô; nhưng thấy chưa „chín muồi“ nên gìm lại chút.
Xem thêm CT1: Văn và Luận.

*
Việc dịch Proklamation (Thông cáo) được góp ý, cần hoàn chỉnh. Nguyên nhân không gấp vì hiểu mục đích của Thông Cáo là “Người Việt nói với nhau”. Nhận xét về “Bức thư đặc biệt” trên NXD đã không hiển thị và Trang chủ cũng khéo léo nói xa!
Tuy nhiên phải hoàn thiện để không phụ lòng thân hữu.

*
Ghi lại “Cảm tác Biểu tình” trên BauxiteViêtNam làm kỷ niệm Quý và Hiếm!




27.06.2011
 Dịch: Việc của Ong, Tằm!
 18:12, 2011-06-27

Dịch; Lại có được cảm hứng của một … con Tằm: Tỉ mẩn từng chữ với đủ các thang bậc ngữ nghĩa từ các loại tự điển; Nay đã có translator giúp cho cũng đỡ, không phải cọc cạch gõ từng chữ như buổi đầu ... theo học ở talawas; Nhưng thực là chỉ đọc những thứ đau-lốt (dowload) thì mình cũng không chịu thấu. Việc tìm chữ chính là công „dịch“ vậy; Và khi tìm ra một nghĩa cho đúng ý riêng mình thì thật là cảm khoái lắm!
Mới được phần đầu của „Thông Cáo 25 tháng Sáu“ mà đã gửi đến „các Bác ‚thân hữu’“!
Bản gốc:
Bản dịch (dần dần) sang tiếng Đức:
Post (dần dần, từ từ) lên CT1: Văn và Luận

 [Có lẽ nên biên tập lại Cảm Thức (không số) cho giản tiện hơn?]

 01:09, 2011-07-07




25.06.2011, Chiều
Vào … „Mái Lều“ ta!
15:37, 2011-06-25

Một mất, mười ngờ“ - Ấy là nói cái tội của lòng nghi kỵ; Nhưng cũng còn nhiều câu cho … „nhân tình, thế thái“:
„Không có lửa thì không có khói!“
„Gieo thoi vốn chẳng giữ giàng,
„Để cho thêm thẹn mặt ‚chàng’ … Hacker.“

Sự thực thì vốn biết mình „hiền như ‚Ma Sơ’“ (Phạm Duy), nên chẳng ngại gì; Nhưng „Quân tử phòng thân, Nghĩa-Nhân phòng Trang mạng“ mà dự định kế hoạch thế nào cũng phải viết tiếp. (Cũng nhớ lời nhắc của NXD là nhiều khi do kỹ thuật thôi.)

Cứ vui cái đã, khi vào được Mái Lều của mình; Và post tiếp “Gan, Ruột nổi lởm chởm, Khạc ra thành cầu vồng” (Thơ cổ Trung Hoa) lên đây.


25.06.2011
Dậy mà đi! Tiếp bước đi!
14:44, 2011-06-25
Kính tặng các Bạn Thanh niên và Sinh viên.

Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Non sông đã chết; Sống thêm nhục.“
Phụ mẫu chi dân“ vẫn sống quỳ!
Ngẩng đầu, Việt tộc ngàn năm đã,
Xiết chặt vòng tay, tiếp bước đi.

Tổ Quốc hay là chết!
Dậy mà đi! Tiếp bước đi!


Kính tặng Anh André Menras
13:54, 2011-06-25

Đã yêu, yêu đến trọn đời,
Đã thương, thương lúc biển trời bão dông;
Yêu thương – Sáng ấm lửa hồng,
Chân thành ghi tạc trong lòng: Tình Anh!

Trân trọng,
Hoàng Thư.
[Viết, khi “Lều” không post được nữa. :-(!]

Thêm:
Tôi đã nhận xét trên Trang nhà bác Tạo là chúng ta chưa biết cách học như một người lớn sau những đau thương của chiến tranh. Mong rằng từ đây, người Việt (từ trung/đại ương đến cơ sở) sáng suốt hơn trong nhìn nhận để hiểu cho được ý nghĩa hai chữ ĐỒNG BÀO mà Tiền Nhân để lại.
Thân kính.




21.06.2011
 Ánh Mây Màu Khác
 23:24, 2011-06-20

* Đọc Bác Tạo; Viết ít dòng mà đợi ... mấy chén cà phê!
http://nguyentrongtao.org/2011/06/20/di%e1%bb%83m-h%e1%ba%b9n-tam-linh/comment-page-1/#comment-34828
Cứ nhìn chữ „Be the first … tiếp theo bài Thơ chủ là một Bài bình chỉn chu hết mọi góc cạnh. Nhưng cũng nghĩ rằng được đọc cũng như được hưởng thụ, không chia sẻ để tỏ như một sự tri âm tri ân thì có bị tiếng bạc (như vôi) chăng?
Vậy xin được viết ra và post lên như hồi âm cảm tạ Bác Trang chủ, Bác Nhà Thơ và Bác viết lời Bình giải; của một người ngoại đạo (thi, ca).

Lời bình quá đủ: Đây là bài thơ viết về chiến tranh và hệ lụy. Tiêu đề phản hồi này là cảm nhận sung sướng khi được … bắt sang qua chữ “mây xám”; Nhưng phải viết “khác màu” để tỏ cái khoảng xa giữa (dưới) “mây xám” và (trên) “mây ngăn ngắt xám”. Hệ luỵ chiến tranh bao giờ cũng hiển hiện và sâu lắng nơi người phụ nữ: Nơi những người Bà, nơi những người Chị, nơi những người Em; Nhất là (thật đau đớn) nơi Người Việt. Cho nên đã có Hòn Vọng Phu ở nhiều miền Đất nước, Có Khúc ngâm “Chinh Phụ” thành khúc Ru cho nhiều miền Việt tộc; và quy tụ lại trong tiếng khóc “Thập loại chúng sinh”:
… mưa dầm xùi xụt,
Lọt hơi sương lạnh buốt xương khô.
Như lời bình: “Chưa quy tụ hết”!

Thi ca là cảm thụ; và vì thế, thi ca nhân không bao giờ nói hết ra, viết hết ra. Cho nên những người đọc bình thường chúng tôi (sinh hoạt trên những lĩnh vực khác) phải/được tự mình tìm hiểu thêm thôi!

Chế Lan Viên viết “Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt” là rất hay, rất thực; Nhưng ông vẫn đau trong Di Cảo vì bất lực trước sự khác nhau giữa “lúc đó” và “bây giờ”. Sự “khác nhau” đó biểu hiện sự “giống nhau” nhiều lần trong lịch sử là người Việt chưa lớn lên được qua việc nhìn nhận mình và nhìn nhận nhau sau những đau thương, mất mát: Còn nhỏ bé quá, còn thấp lùn quá, trong tư duy và hành động.

Thi ca luôn gợi mở; Mà thời gian thì không chờ đợi. Hãy bừng tỉnh lại, sáng suốt ra và làm khác đi…

Trân trọng.

* Dịch được thêm một đoạn “Hệ Thống”; Vui, mà cũng mệt.


20.06.2011
 
 Phật tại Tâm – Ánh Lửa Trái Tim

 09:04, 2011-06-20


* Coi lại hồ sơ cho một đề tài thì có lại bài thơ này; Chỉnh sửa để post lên
Cảm Thức 2: Phật tại Tâm

* Đọc bài mới trên BVN về Kiến Nghị Cù
Huy Hà Vũ cùng bài của Anh André Menras; Sẽ viết tiếp để chia sẻ cùng BauxiteVN.info và post lên
Cảm Thức 1: Văn & Luận
André Menras Hồ Cương Quyết
[Chưa tải được Photos theo ý muốn]



19.06.2011
 „Hệ Thống Luận“
 00:12, 2011-06-19

Bắt đầu có hứng thú trở lại đề tài „gan ruột“: „Cơ – Linh Tương Tác“ nhằm xem xét „Hệ thống“ và các „Lỗi Hệ thống“.
Việc „xem xét một cách ‚có hệ thống’“ buộc phải kiểm lại quá trình nghiền ngẫm và một số „gợi cảm, emotion“ vướng vấp; Và thế là nảy sinh điều thú vị: Bé cái nhầm!
Chuyện là: Khi viết phản hồi có ý gợi mở trên một Trang Thân hữu, mình đọc được một lời viết rất … „củ chuối“. Đọc qua tên, mình tưởng nhầm là một vị học giả đáng kính; Thế là, vì cái „củ chuối“ ấy rất … „cố đỉn“, nên cũng chẳng đáng trả lời trong khi chưa làm cho hết ý định khảo về đề tài. Phần cũng nể khách của Thân hữu, dù vẫn biết „oán ân không trả, chẳng anh hùng“, nên vẫn cứ để mắt coi chừng. Nay thì đã rõ: Xin lỗi Bác „ĐÈN“, tôi đã nghi nhầm cho bác khi đọc „củ chuối“ „DỪNG“.
Vì câu chuyện có vẻ dài nên xin chuyển qua „Cảm Thức“ cho … thoải mái. Sau đó xin dần dần dịch mục „Hệ thống, System“ theo cách bình dẫn sau mỗi đoạn trên „Lý thuyết Phát triển“.

„Giận thì giận; Mà thương thì càng thương.“


18. 06. 2011

 Gặp Bạn Tương Phùng
 10:34, 2011-06-18


“Đến đây gặp bạn tương phùng”
– Một lời ca? Mà sao tra không trộ?

Mà lại cũng nhớ đến một câu Quan Họ khác; chế theo cho dzui:

Đừng thấy Anh lắm Bạn (ứ) mà ngờ;
Tuy rằng... Anh đây “bàn loạn”,
Anh vẫn là ... người ngoan.
[Tính tinh, tính tình hừ ... tinh,
[A hội hà ... há, Ư hội HỪ.. Ừ... Ừ!]

Và thế là lại phải bàn  tiếp: “Ngoan” là gì?
Chim khôn tiếng hót rảnh rang,
Chuông kêu thử tiếng, NGƯỜI NGOAN thử LỜI.
Ao Nhà” có đủ hết à!

* Một nhận xét trên Ba Sàm:
Tán thán!
10:02, 2011-06-18

Bài dịch quá chuẩn và quá hay; Tán thán và cảm ơn tác giả!
Bài này cho thấy một cung cách nhìn tổng thể là kết quả tư duy luận lý liên tục. Tôi có cảm giác người Việt ít muốn theo xu hướng này, nhưng đọc các bài viết gần đây thì thấy khả năng là đầy đủ. Có lẽ vấn đề là chúng ta chỉ nói về những điều cơ bản, nguyên lý khi thấy quá cần thiết thôi; Và điều đó phải chăng là cản trở lớn cho việc có được cái “tầm nhìn xa trên mười cây số” (theo lời các bản tin dự báo thời tiết của Nha khí tượng. :-)!) và những dự định dài hạn để “lớn nổi thành Người”?

Hy vọng và chờ đợi.
Kính.

Post-Scrif:
Vui thôi, không có ý gì; Vì vẫn nhớ lại nhận xét của Cụ Đào Duy Anh (Rất tâm đắc, nên ghi lại luôn cả đoạn dài, “Bản sở” - Sách gối đầu giường):
Về tính chất tinh thần thì người Việt-nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giầu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giầu trực giác hơn luận lý. Phần  nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hôn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhtứ là người ở miền bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi bời cờ bạc. Thường thì nhúg nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài. Người Việt-nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo.
Đấy là lược kể những tính chất tinh thần phổ thông nhất của người Việt-nam, cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội un đúc dần thành, cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.
Lưu ý thêm cùng bạn đọc: Tôi nhấn mạnh (gạch chân, không phải “gạch đít”!) chữ “UN ĐÚC” và đây là từ chuẩn; chớ dùng “HUN ĐÚC” là sai. Nguyên là liền một đoạn, tách câu từ “Đấy là...” để dễ coi và nhấn mạnh.

* Post lại “Nhóm hội là gì?” trên “Lý thuyết Phát triển”.
* Post thêm Aristoteles và câu nói của Triết gia này về “hệ thống” trên “Danh Nhân & Danh Ngôn” - Vào, thấy có bạn đọc mục này; Cũng vui!

 ANFANG - KHỞI SỰ
 15:31, 2011-02-18

***
Các SỰ, thường được KHỞI (bắt đầu) từ một thời điểm; Nhưng có những SỰ luôn phải được KHỞI ĐỘNG lại nhiều lần, trong đó có sự VIẾT. Nhất là trên một „Trang nhà“ – Homepage, Webseite.
Cho đến nay mới lần mò để biết được thế nào là „Post“, thế nào là „Seite“; Vậy thì lại phải chỉnh lại sự bắt đầu để thuận cho mình, mà cũng tiện cho sự thăm coi của thân hữu vậy. Thế là dồn 2 „Post“ lại và giữ nguyên lời nhận xét quý giá của thân hữu đầu tiên; Như một kỷ niệm.
Mở đầu, vẫn là câu nói bắt gặp trên một nẻo … „lang thang“ [18 tháng Giêng 2011]:
Am Anfang waren Himmel und Erde;
Den Rest schaffen wir gemeinsam!
Nguyên sơ là Đất và Trời,
Bao nhiêu chuyện khác, Con Người phải lo.

***
Nói về VIẾT thì thực không thể nói đến sự „bắt đầu“ cụ thể vì viết là viết ra những điều suy nghĩ. Những điều suy nghĩ được khơi mào bởi cái „tiên thiên“ gọi là „hứng khởi (cảm hứng)“ mà cái này lại thuộc về „khối hỗn độn u u minh minh“ thuở ban đầu của … „ĐẠO“ [Lão Lai]. Trong cái „u u minh minh“ đó, con người xuất hiện và sự tồn tại của nó không gì khác hơn là đặt cho mình hứng khởi và trách nhiệm tìm cách hiểu cho rõ cái gì là „U, tối“, cái gì là „MINH, sáng“: Nó muốn GIÁC NGỘ.
Và nó tìm đến nhau bằng ngôn ngữ, bằng con chữ: Nó VIẾT…
Nhưng thôi, sự viết còn dài lâu như sông, như núi:
Núi cao, sông vẫn còn dài…
Ngày hôm nay, tạm có một chút „Khởi sự“.
Nhìn vào ngày tháng lại nhớ đến MỘT NGƯỜI THÂN THIẾT, Lại nhớ đến một người thân thiết khác, trong những ngày này. Lại nhớ đến một thân hữu, nơi Trang nhà này.
Trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả:
Dẫu chưa tròn một vòng quay,
Bao nhiêu ân nghĩa, chắp tay tạ ĐỜI.

Cẩn bút,
                           Hoàng Thư  Bùi-Viết Văn-Đức                  



09:50, 17.06.2011

Bàn Về Sự Phản Bội
2011-06-17, 09:50

Không vào được Internet vì lý do ... lãng nhách! Nhưng việc nghĩ suy vẫn giúp cho có ít dòng gọi là „Tùy Bút“ để xem xét lại Lịch Sử và tình hình nóng bỏng của Đất Nước: Cần sự vươn dậy rất nhiều (biến đổi và từ bỏ nhanh gấp và tận gốc). Đọc một số bài viết thì thấy cũng đã có sự chia sẻ („đồng thanh tương ứng“); Lại thăm dò thân hữu thì có được sự trả lời là … „chưa trả lời“ - Vậy chỉ có cách tiếp tục.
Sẽ post dần, vì không thể chờ đợi.
Xem tiếp „Cảm Thức“.


 02.06.2011
 Người trí thức và lịch sử
Phi L
23:34, 2011-06-02
Trong khi rà soát lại tài liệu lưu trữ, tôi tìm lại được một bài viết cách nay 2 năm. Cũng nhân đọc một số thông tin mà tổng hộp lại cách nhìn về “người Trí thức”.
Xin ghi lại toàn bộ (không chỉnh sửa) để làm tài liệu (kỷ niệm). - [VL-12]


 01.06.2011
 Lòng Yêu Nước Của Dân Ta
 09:40, 2011-06-01

Ghi lại một bài trên Trang thân hữu (Cảm Thức).

 2011-05-30

 Hoàn chỉnh bài thơ '79: Đội Hình Lịch Sử
 01:54, 2011-05-30

Li Dn:
Đọc trên Trang Nhà Nguyễn Hữu Quý có bài rất hay của phivu56: Lịch Sử Vẻ Vang http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/2011/05/ban-oc-viet-lich-su-ve-vang.html?showComment=1306710728646#c7030252854411459020, Tôi liền nhớ lại một bài đã viết khi Nhập ngũ đáp ứng “Lệnh Tổng động viên chống Bành trướng Trung Quốc”.
Sự thực là bài thơ còn ở dạng tư liệu. Trong tinh thần Ái Quốc bừng khởi hôm nay, tôi bỗng nhận được hứng khởi để viết thêm khúc thứ 7 (trong 8 khúc) để có thể coi là hoàn chỉnh; Cũng có chuyển vị một số chữ để hoàn chỉnh “tu từ học”.
Xin vui mừng hồi hướng công đức; Đồng thời xin coi như kỷ niệm gửi nhớ đến đồng đội C9, Bộ Tư lệnh Binh chủng Hóa học.
Cẩn bút.
Phụ ghi:
Tác giả phivu56 đã hồi đáp sau ít phút bài thơ hiển thị (06:12 Ngày 30 tháng 5 năm 2011):

phivu56 nói... : Đọc bài thơ của bạn rất hay và cảm động. Cám ơn bạn đã đồng cảm 06:32 Ngày 30 tháng 5 năm 2011


Nắng thao-trường
Tháng Tám, 1979

Nắng Thao-trường nung đốt những làn da,
Mồ hôi thấm ướt đầm quân phục;
Nhưng đoàn quân vẫn đều nhịp bước,
Một, hai,... Một, hai ! ...
Đội  ngũ chỉnh tề.

Tiếng hát trầm hùng theo nhịp chân đi,
Bài ca nhắc về những trang oanh-liệt;
Thuở đất trời, bóng thù mờ mịt,
Trăm vạn bàn chân gọi nhau đi giành lại non sông.

Một, hai!... Một,hai! ...
Những bàn chân nữ binh Trưng-vương,
Rầm rập xông lên, năm 40 lịch sử;
Chín quận Cửu-Chân hợp thành bão tố,
Quét sạch quân thù, rửa hận ngàn năm.

Những bàn chân kiên cường trân ải Chi-Lăng,
Đĩnh đạc, trầm tư bên sông Đằng sóng vỗ,
Xoài Mút, Rạch Gầm, Đống Đa đỏ lửa ...
Thần kỳ bước chân dân Việt, trời Nam !

Mất nước , tan nhà, uất hận trăm năm,
Những bàn chân không bao giờ  ngừng nghỉ:
Gia-Định, Hương-Khê, Thăng-Long, Yên-Thế ...
Chuyển đất, rung trời, điên đảo lũ xâm lăng.

Dưới ách kẻ thù cuộc sống tựa đêm đen,
Những đám lửa Nghĩa-binh sáng lên rồi lại tắt.
Máu chảy, đầu rơi ... Những bàn chân vẫn bước,
Tìm một đường đi, hướng một lối ra...

Và một ngày, Đất Nước lại về ta:
Non sông Nam - Người Nam làm chủ!
Mỗi tấc đất quê hương đều có máu tiền nhân nhuộm đỏ,
Cháu con ghi lòng, không để thẹn với ông cha.

Nắng thao-trường nung đỏ những làn da,
Nhưng đoàn quân vẫn chỉnh tề đội ngũ.
Chúng ta đi trong Đội-hình Lịch-sử,
Dưới lá Quân kỳ bách thắng quang vinh.



 2011-05-29
 Dân Tộc Không Thể Chết!
 00:34, 2011-05-29

Có rất nhiều điều cần suy nghĩ và đáng viết, trong những ngày này!
Xin tạm post lại bài về Bác Tô Hải - Một tiền bối Cách mạng và Nhân văn.
(CT)



 2011-05-27
 Thơ „Thời sự“: Nội và Ngoại
 22:18, 2011-05-27

Đúng ra đây chỉ là việc „đặt vần diễn lý“; Nhưng cũng là kỷ niệm vui vì được thân hữu góp ý và đăng tải.
Việc ông Trương Tấn Sang nói về „bầy sâu“ đã được nhiều cây bút „cao tay“ viết rất hay, như bác Tô Hải, Giáo sư Hà Văn Thịnh và nhất là bài rất hay của bác Hà Sỹ Phu. Bạn đọc „Bầy sâu - Hỏi và đáp“ nhắc đến BVN cũng là điều thú vị.
Bài về „bành trướng Tàu“ vốn định gửi ABS, nhưng cũng được anh NHQ khen và đăng tải; Chép chung lại vào CT để lưu niệm và ghi nhớ.



 2011-05-27, ngày Nhâm Ngọ 25 tháng Tư

 Navigation
      17:20, 2011-05-27     

Cuối tháng.
Lại trở lại chăm chút „Lều“ (HomePage) của mình. „Lang thang“ kiểu „lang bạt kỳ hồ“ nhiều quá thì, nhớ lời Hương Trà của talawas, sẽ thấy đời mình hoang tàn, trống trải!
Post này coi như „La Bàn“ (Navigation, Máy định vị/hướng đi đường) nên sẽ cập nhật để Bạn Quý tiện thăm.
Cũng là kỷ niệm số „100“ lần viếng thăm của Thân hữu.
Đa tạ, Đa tạ!

  • Hôm nay ghi lại một nhận xét về Đoan Trang (CT, Cảm Thức). Tác giả nữ này thật thông minh; Đọc rất thú.
  • Tiếp tục „Lý thuyết Phát triển“ (TD, Theoriy of Develop); Bắt đầu với „Lập Ngôn“. Tài liệu cần đọc khá nhiều. Từ từ thôi; Có cần „lập danh“ đâu mà gấp gáp!


 2011-05-07 – Ngày Giải phóng Điện Biên phủ


 Chữ „Tình“:
 Chân tình, Thân tình và Tận tình - Thấu Lý!
12:09, 2011-05-06

„Lang thang“ để „XEM“, nhưng chẳng phải để „chơi“!
Cho nên
„Ta đi lượm lá vàng rơi“ là để
Tìm hương trong gió, góp lời sẻ chia.

[“Hương” cũng là từ cái ý:
[“Chín năm làm một tala,
[Gửi hương trong giò, để hoa cho đời.
(Tình là nhớ Huy Nam; mà “sẻ/xẻ chia” là nhớ Phùng Tường Vân vậy!)

CHÂN TÌNH, là bởi chính ta cần cho việc học hỏi để “đến nơi bờ giác, lìa nơi não phiền”.
TẬN TÌNH cũng là “tận nhân lực” đó, và chỉ có như thế mới đi đến điều chân lý mà thôi; Kết quả là ta có tthể đến gần hơn với NGƯỜI: Ta có được TÌNH THÂN.
Tình thân và lòng mến yêu là phần thưởng vô giá có được qua giao tiếp, dù chỉ là từ một tên mặc định “nặc danh” hay “XH&CD”... Cho nên gửi một nhận xét hay phản hồi, có thể tiếp được lời khen mà cũng có thể ‘(được) là “das letzte Wort”
Âm ba hồi ứng thị TÌNH!

Nặc danh nói...
Xin cám ơn anh về bài viết rất ý nghĩa . Chúc anh luôn khỏe mạnh.

Xem thêm chi tiết bên „Cảm Thức“ cùng ngày:
Muốn tồn tại, không thể sợ hãi và hèn yếu!
Cách mạng” Anh Ba Sàm
và “Nam nhi ba thước”, Nguyễn Trọng Tạo


 2011-05-04


 Tự do Ngôn luận và Phản biện.
Nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới (World Press Freedom Day): Ngày Ba tháng Năm.
02:15, 2011-05-04

Các nhận xét theo thứ tự thời gian:

 Thêm chút suy tư…
Viết trên Nguyễn Hữu Quý sau bài của Nguyện trọng Tạo với chút lòng tưởng niệm talawas:
Chín năm làm một „tala“,
Gửi hương cho Gió, để hoa cho Đời.

 Ngôn luận tự do là nhu cầu không thể cấm cản của cuộc sống.
Viết trên Anh Ba Sàm 04/05/2011 lúc 6:26 sáng như sơ khởi tổng kết „Khối Báo Mạng Tự  do“ nói chung.



 2011-04-28

 Nguyễn Anh Tuấn
 – Cận (không dùng „hậu“) Cù Huy Hà Vũ
 23:50, 2011-04-28

Trường hợp hay; Do Anh Ba Sàm phát hiện và loan tải
Cập nhật phản hồi:
Ba Sàm:           ca. 300
BBC:               ca.100
Dân Luận:        ca. 55
Phù hợp nhận xét tổng quan là:
* Các trang mạng hải ngoại đã làm việc “khơi mào” nhưng càng ngày càng đuối vì nội dung nghèo nàn; [thậm chí “hết đường” như talawas (?)].
* Các Trang trong nước giữ dần vai trò chủ đạo; Nhưng để tồn tại thì vẫn phải dùng browser ở ngoài. [Ba Sàm nói nguyentrongtao phải vượt Firewall?]
* Ghi lại các nhận xét như kết thúc “chuyên mục”.

***
* Kamin viết về 30 tháng Tư – Kém!
Nhưng mình cũng chưa có hứng thú vìết, vì mệt óc quá.
Dự định là viết “Tại sao Cù Huy Hà Vũ” để triển khai “CƠ-LINH tương tác” mà vẫn chưa đủ hứng thú.

 * Mốt là qua “61” – Buồn!

 
 2011-04-27
 

 Lý thú: „Ngựa quen đường cũ
 02:32, 2011-04-27

Đọc bài <a href="http://boxitvn.blogspot.com/2011/04/cai-phuc-cai-hoa.html">„Cái họa, cái phúc“</a>  của Thiện Dân thấy có lời bình:

“Chuyện "họa phúc" này thì rành rành ra đó thôi. Cũng vừa mới ở một kỳ bầu cử gần đây, có trưởng nam họ N, ngông nghênh ngổ ngáo; một thời bị tống đi làm công nhân lao động ở nước ngoài. Thế mà rồi đường hoạn lộ lại rất thênh thang thẳng tiến. Lại cũng một trưởng nam họ N khác, cơ nghiệp có chút sáng sủa hơn, nhưng có lẽ nếu không nhờ thanh thế thân phụ thì cũng chẳng có cơ may nào để ngồi vào cái ghế UV dự khuyết cả! Ông bà ta nói "nhà dột từ nóc" cấm có sai. Nhìn vào đội ngũ hiện tại đang nắm quyền và những chính sách yếu kém với bao nhiêu hậu quả sờ sờ, làm cho kinh tế cả nước kiệt quệ, làm cho dân oan mất đất và mất đường sinh sống, uất hận ngày thêm chồng chất, không ai không ngán ngẫm khi nghĩ đến đám con cháu “cài cắm” này sẽ lại “ngựa quen đường cũ”, đi lại lối mòn của cha chú họ nay mai. Tương lai nước Việt rồi như thế nào đây?“
Bauxite Việt Nam

Thấy dùng chữ “ngựa quen đường cũ” thì lý thú lắm; Hôm trước mình cũng dùng chữ đó trong “Tâm và Tầm Đại Việt”.
Sự “hiệp thông” nào cũng đem lại ít nhiều hứng khởi!



 2011-04-26
 Ngô Bảo Châu: Nói một lần cho rõ!


Hay tóm kết một lần cho hết?
Tùy theo hứng thú đến đâu!

 2011-04-24
 Tâm đắc: Đức Thánh Trần
 10:51, 2011-04-24

Viết một phản hồi tâm đắc theo bài của Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trong đó nhắc đến tư tưởng của Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Đã đăng trên Anh Ba Sàm, Nguyễn Hữu Quý (Tinh thần Đại Việt), Dân Luận.
Tâm đắc là: Sau đó được đọc bài về Trần Quốc Tuấn và „Hịch tướng sỹ“ do boxitvn.blogspot (Nguyễn Huệ Chi) đăng tải. Nếu không là sự „đồng thanh tương ứng“ thì trở về những điều cơ sở và cơ bản cũng là việc chính đính.
Đăng lại như một kỷ niệm có được trong hành trình „Lang Thang“.

 14:29, 2011-04-26

 2011-04-20, ngày Ất Tỵ tháng Ba

 Thân thương nơi chốn sinh thành
 19:10, 2011-04-20

Überall ist Gut; Zuhause ist am Besten.
(Phương ngữ Đức)
Chữ rằng „bốn biển là nhà“,
Thân thương vẫn chỉ nơi ta sinh thành.

Hôm nay có 1 Regelmässiger Lesrer là bạn pvdung; Cảm ơn!
– Cũng là lúc thấy „lang thang“ hơi bị nhiều.
Có một số chia sẻ cũng thấy tâm đắc; Ghi lại như một tổng hợp cho khỏi quên chăng:
+ Nhớ về talawas,
+ Ngẫm nghĩ về Cụ Tú Xương và „Sông lấp Nam Định“ (nguyentrongtao);
+ Định viết „’Bảo Châu’ quản kiến“; sau khi đọc Bùi Tín, Đàn Chim Việt.
etc.

*
Nghỉ một lúc; Lại nhớ đến bài viết và những lời ngợi ca về cuốn phim
Biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa
Ngay những ngày đó (đăng trong „Quê Hương“ số Tết), ta đã viết Tôi Yêu Hà Nội:
Giòng máu ngàn năm vẫn cuộn dâng,
Lửa Đống Đa xưa, sóng Bạch Đằng;
Mỗi tấc giang sôn là tấc máu,
Là hồn Dân tộc, sức cha ông.

„Đông ta vỗ nên ‚bộp’“ – Phan Châu Trinh.


 
 2011-04-11, ngày 3 (Bính Thân) tháng Hai

 Trân trọng một lời khen!

Được lời, như cởi (nở) tấm lòng!
Ấy là nhận xét của Trang nhà Nguyễn Trọng Tạo (Phụ tá):
"Bái phục!!!"
Khiêm tốn lắm, cho thọ thêm ít nhiều :-);
Nhưng vẫn nhớ lời người xưa về Sử Ký:
Được một chữ khen của Tư Mã Thiên thì hơn cả lời ban khen của bậc quân vương!


2011-03-24, ngày 20 (Mậu Dần) tháng Hai


 Nhận Xét

Có nhận xét, định chia sẻ cùng NHQ; Nhưng càng đọc càng thấy ... thường.
Ghi lại làm ... (hồ sơ) kỷ niệm.


2011-03-07, ngày 3 tháng Hai (Tân Dậu)

 Chia Sẻ
 2011-03-07, 15:58

* Có một nhận xét về Trương Thái Du và (có lẽ) được chia sẻ?!
* (19:29, 2011-03-07) Nhân Ngày Phụ Nữ 8 tháng Ba: Nhận xét về Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Thị Dương Hà, nhân đọc „Người Buôn Gió“ Bùi Thanh Hiếu
* Tìếp tục hoàn thiện THƠ & THƠ DỊCH


2011-03-04, ngày 30 tháng Giêng

 Dịch thơ Đỗ Phủ
 tặng Hồng Phong

* Cảm Nhận: Ghi chép về việc dịch
* Bổ sung T&TD như một tác quyền
* Bổ sung DN&DN như một nhân vật


2011-03-03, ngày Đinh Tỵ - 29 tháng Giêng (Canh Dần)

 Minh Triết Việt
 2011-03-03, 18:15

* Có một hội nghị về „Minh triết Việt“, nguyenxuandien-blog.
* Mấy điều viết trong thư, về NGHĨ-NÓI-VIẾT; Lại nghĩ đến 1 câu trong „Binh thư yếu lược“.
* Mấy phản hồi cũng muốn ghi lại.

 

2011-03-02 – Ngày 28 (Bính Thìn)

Reden bringt nichts. Machen!
Nói lời, đâu có đổi thay, / Hãy làm chút việc mỗi ngày thì hơn!


1
Nhân cách mạng „Hoa Lài“ ở Egyp, bàn về „CÁCH MẠNG“ trên Dân Luân; Cũng được tán thán. Đọc tiếp lời bàn của Thông Luận (THDCĐN) rồi so với Wikipeda thì … trật lấy cả!
Nhân thế, „té nước theo mưa“, dịch luôn một đoạn về CÁCH MẠNG (VL) cho có … cơ sở và hoàn thiện DN&DN (thêm Lenin).

2
Đọc ghi chép của Nguyễn Trọng Tạo về chuyến đi Ba-lan; Góp ý nói về „Hoà giải – Hoà hợp“.
Cũng nhân tiện thanh toán với „anh bạn ‚thương vay, khóc mướn’“ („Trí thức xã hội chủ nghĩa“). – Chuyện nhỏ, không muốn dây nhiều; Nhưng cũng chẳng quên: Không trả oan thù, không là hảo hán!


2011-02-28 – Ngày 26 (Giáp Dần), tháng Giêng

Việc trong ngày
11:31, 2011-02-28

- Lướt mạng; Coi lại thông tin mạng về “Người Nữ Việt”. Cập nhật (09:38, 2011-02-28): Trên TL đã có 558 lần đọc; Theo từ khóa, có các Trang sau dẫn nguồn và đăng tải:
(Kèm theo bài trên Bauxite VN và TTXVN)
- Đăng 1 Nhận xét trên NHQ và 2 trên NXD về Xuân Quỳnh
- Làm thêm 1 Seite/Trang:  VIỆT HỌC 1: TRẦN QUỐC TUẤN (Binh thư Yếu lược)
[Đây là tư liệu trên internet. Đã đưa lên HOÀNGLONGTHƯ, nhưng phiên bản đầu tiên này không được ưng ý và sẽ chuyển dần sang HOÀNG THƯ như một phiên bản chính.]
- Trả lời thư con trai, vì có nhiều thông tin và suy tư thú vị; Nhưng đó là việc riêng.

2011-02-26, ngày Nhâm Tý – Canh Dần

Điều Ưng Ý
00:25, 2011-02-26
Đăng hai bài thơ ưng ý:
* „Người Nữ Việt“ trên Thông Luận được chú ý (Dẫn giải trên CẢM THỨC). Theo đó, tìm lại bài về „Tin tặc“ (Chạy „Giặc“) cũng thấy thú vị; Chép liền làm tư liệu.
* „Tình Đồng Môn“ cảm nhận về lá thư của Nguyễn Nguyên Bình (CẢM THỨC).



Tháng Hai 2011, ngày 25

Nhớ người xa cách
09:56, 2011-02-25

„Ta nhớ người xa cách núi sông“…
„Người xa cách“ đây là ông bạn (bác) Lê Quốc Trinh, Canada; Nhưng „nhớ“ thì cũng chính là nhớ về thời sôi nổi talawas.
Cũng chỉ để riêng cho mình chăng? [Viết T.V. là muốn bác nhớ đến Tôn Văn; Nhưng chắc bác không có thời gian.]

Cảm thức: Đạo Phật (Bút-đa) là đạo giác ngộ.


Tháng Hai 2011, ngày 24

Tuyên ngôn về CÁI ĐẸP
13:45, 2011-02-24

Đã có “Tình Dâm”, thì cũng phải đến tận cùng nơi “Cái Đẹp”.
Những ý trong 2 bài này, có được từ thuở sinh viên, 1972. Năm 1977, phiên dịch cho đoàn cán bộ Tổng cục Hóa đi tham quan hợp tác với CHDC Đức, lại có dịp thăm Dresden và Galerie Schwinger. Có lẽ đây là lần hoàn thiện cuối chăng? Cũng đủ ý và ưng ý.
Các bài tiếp kế nhau, nhưng chắc phải nằm trong hai mảng: CUỘC ĐỜI và HỒI NIỆM NƯỚC ĐỨC.



Tháng Hai 2011, ngày 23 (Kỷ Dậu)

Làm việc, cũng là cách sống!
2011-02-23, 18:20

Hôm nay là ngày không vui vẻ lắm nên hứng thú cũng không nhiều. Và theo thói quen là làm việc để lấn ất cảm giác pessimistisch; Nhưng cũng để tạo cơ may cho Optimismus!

- Tìm ra „củ chuối“ Nguyễn Đăng Hưng trên nguyenhuuquy.blog; Nhưng không có hứng thú trở lại đề tài „Thấm Vị“.

- Đọc để học, thì muốn dịch 2 đề tài trong Wiki: „Tầng lớp Trung Doanh“ và „Chỉ số tiêu dùng“. Tri thức các chuyên nghành lạ cần cho việc „bốc phét“ (đọc mạng và phản hồi), nhưng hơi bị sâu, nên cố dịch phần đầu để biết khái niệm. Các phần sau tùy xâu cầu „nói phét“ mà làm việc tiếp.

- Giải quyết xong việc chuyển fotos lên blog:
1- Lưu ảnh vào „Bibliothek ‚Bilder’“;
2- Dùng tiện ích „tìm kiếm“ trên blog để có file, Datei;
3- Post ảnh lên và điều chỉnh.

- Tìm hiểu thêm về cách thức xây dựng blog:
Sie können bis zu 10 eigenständige Seiten, beispielsweise eine Seite „Über Mich“ hinzufügen.
Posts pro Seite (5-300; hiện đật „5“).

Statistik, Publikum [Xem để biết một tiện ích; Nhu cầu trao đổi lớn hơn quảng cáo!]:
Deutschland
331
Vietnam
10
Vereinigte Staaten
4
Frankreich
2


Tháng Hai 2011, Ngày 22

Sinh Nhật Con Trai
2011-02-22. 16:55

Đã viết ngày Mười-tám,
Cũng viết ngày Hai-hai;
Kỷ niệm luôn đeo bám,
Năm tháng và cuộc đời...

Chương trình sưu tầm tiếp trên Đàn Chim Việt. Đăng lại một bài thơ về “Thăng Long ngàn măm” và Cù Huy Hà Vũ. Nhân nghĩ về Con người và Đất Nước, Lại nhớ bài “Tổ Quốc”; Đăng lại cùng một nơi và nghĩ về kỷ niệm vui vui.
Về kỹ thuật:
- Tìm cách “điền ảnh” vào bài viết blog;
- Dựng lại mục lục cho trang “THƠ & THƠ DỊCH”


Tháng Hai 2011, Ngày 21

Thú vị và … Thấm vị
09:47, 2011-02-21

Sáng, dậy uống cafe và lướt mạng. Viết một phản hồi về việc dùng chữ hán-nôm trong tiêu đề. Nửa tiếng thì tác giả cảm ơn và sửa lại. – Đó là THÚ VỊ.
Thì lại nhớ đến một nhận xét khác đăng trên NHQ, quốc nội. Phản hồi thật là … phản cảm. Cũng là một dịp … THẤM VỊ.
Nhưng nghĩ thâm thì lại nhớ đến người quen cũ là bác Lê Quốc Trinh, Canada. – Nhớ một câu tiếng Đức (đã search Google) „Andere Länder, andere Sitten“ thì có một điều THÚ VỊ khác. Thế là … positiv rồi!
Ghi thành chương trình của ngày. Nội dung bổ sung sau trên CẢM THỨC.

*
Cáo Lỗi
Đọc lại ngày hôm trước, thấy có lỗi:
Sau khi tìm lại trên Đàn Chim Việt Info, mục "Tác giả" thì có lại các bài viết. Vậy cáo lỗi cùng thân hữu. Sẽ bổ sung Herta Müller cho hoàn chỉnh.
*
Publikum:
Việt Nam:                              10
Vereinigte Staaten Amerika: 3
Frankreich:                            2

Tháng Hai 2011, ngày 19

Từ nay, Startseite làm tiếp việc „Navigation, Dẫn nội dung cập nhật“ để „Cảm Thức“ tự do hơn.
Lý thú Internet

10:15, 2011-02-19

Trong lúc suy nghĩ nội dung cho mỗi ngày, tôi bỗng muốn tìm lại một bài về Herta Müller đã gửi đăng trên Đàn Chim Việt thì không tìm lại được. – „Tìm kiếm, Search“ của Trang này còn kém. Thú vị là lật đến trang 2 của Google thì tìm ra bài trên „Thông Tin Berlin“:
Không dẫn nguồn! Nhưng thôi, Bỏ đi Tám – Take it easy! Nếu không nói là phải cảm ơn để có thể tìm lại. Vậy là vui đã đạt mục đích cho nôi dung hôm nay.
Bài có mã số VL-007 và tóm tắt “Herta Müller” trong DN&DN.










<

6 Kommentare:

  1. Năm mới chúc sức khoẻ, thành đạt; tôi lại không có số xuất ngoại; một người mà giỏi được một ngoại ngữ tôi cho rằng như một đặc ân mà trời đất ban tặng; Tôi thích cách triết lý của anh, nhưng phải rỗi rãi, suy ngẫm mới viết thành bài được; trong khi ở nước nhà nhiều sự kiện nóng hổi quá, sẽ có dịp ta nói về những triết lý này.

    AntwortenLöschen
  2. 22:35, 2011-02-09
    Anh Nguyễn Hữu Quý thân kính,

    Xin viết lời cảm ơn Anh rất nhiều.
    Tôi đang hoàn chỉnh Trang nhà nên rất trân trọng sự thăm viếng và trao đổi học hỏi.
    Tôi đọc và rất quý mến những bài Anh viết.
    Rất mong giữ mãi tình cảm chia sẻ giữa những người luôn nặng lòng về ĐẤT MẸ VIỆT NAM.

    Trân trọng.

    AntwortenLöschen
  3. Tôi mà có được vốn ngoại ngữ như anh thì sướng biết nhường nào; chúc thành đạt và luôn hướng về đất nước, nhân dân ta còn khổ quá nên ta phải cố gắng thôi.

    AntwortenLöschen
  4. Bác nói bác coppy về, bác đặt chỗ nào nhỉ,hay chưa lên bài?

    AntwortenLöschen
  5. Anh Quý thân mến,
    Tôi đang xây dựng Web nên các tiện ích chưa nắm đủ. Thông thường tôi sẽ giới thiệu dàn bài trên Startseite và post nội dung cùng nhận xét trên CẢM THỨC. Mỗi ngày tôi cố cập nhật 1 lần vào ... "giờ Tý". Tôi vui vì có nhiều thông tin để đọc, nhưng sức viết thì hạn hẹp hơn.
    Thân mến

    AntwortenLöschen
  6. Blog của em bị đánh sập lần 2 hôm 05/6; không thấy bác ghé, hay là bác không biết; bận qua hôm nay mới nhớ là em chưa liên kết Blog của bác, nên ghé thăm bác báo tin.

    AntwortenLöschen