Mục Lục Lý thuyết Phát triển “Cơ-Linh tương tác”
Bài số - Artikel-Nr. | Tiêu đề - Titel | Ngày viết - Datum |
TD-01 | Lời Mở | 09.02.2011 |
TD-02 | Tri thức và Phát triển | 12.02.2011 |
TD-03 | Bàn về “Lập ngôn” | 26.05.2011 |
Mục Lục Lý thuyết Phát triển “Cơ-Linh tương tác”
Bài số - Artikel-Nr. Tiêu đề - Titel Ngày viết – Datum
TD-01 Lời Mở 09.02.2011
TD-02 Tri thức và Phát triển 12.02.2011
TD-03 Bàn về “Lập ngôn” 26.05.2011
TD-04 Nhóm hội là gì? 2007, talawas
TD-05 Luận thuyết “Hệ thống” 19.06. 2011, đang hoàn thiện
TD-06 “Mao Tôn Cương” H.T., Phụ TD-05, Chương trình đang lên
TD-07 Hệ thống Thể thao Chương trình đang lên
TD-08 Hệ Thống Cư dân: Thành phố và Giao thông
Chương trình đang lên
TD-09 Cấu Trúc Kinh Doanh Chương trình đang lên
TD-10 Chương trình còn để ngỏ
19. 06. 2011
Luận thuyết „Hệ thống“
12:29, 2011-06-19
Nguồn dẫn: Wikipedia, tiếng Đức: http://de.wikipedia.org/wiki/System; Cập nhật lần cuối: 22:23, ngày 2 tháng Sáu 2011.
Có 57 ngôn ngữ trong đó phiên bản tiếng Việt rất sơ lược. Bản tiếng Trung cũng rất ngắn, nhưng hình vẽ lấy từ bản tiếng Anh; Bản tiếng Nhật cũng tương tự bản tiếng Trung.
Hình 1: Giản đồ mô tả các hệ thống:
A (trên, trái): Hệ thống bền ổn:
B (trên, phải): Hệ thống không bình ổn:
C (dưới, trái): Hệ thống bình ổn hãn hữu:
D (dưới, phải): Hệ thống giả bình ổn.
Một hệ thống (nguồn gốc từ tiếng Hy-lạp, Hellene: σύστημα; có nghĩa là một „tạo vật“, một „hợp tạo vật“, một „kết tạo vật“) là một tổng/toàn thể các thành tố hợp phần được nối kết và tương tác với nhau sao cho chúng được nhìn nhận như một thống nhất thể hàm chứa chức năng, nghĩa lý và thực đích, và cũng trên những bình diện đó mà tách biệt nó với ngoại giới.
Các hệ thống tự tổ chức và tồn lưu thông qua các Cơ cấu / Cấu trúc. Cơ cấu là biểu hiện hình thái của các thành tố hệ thống và những giao kết của các thành tố đó để hệ thống thành tạo, hoạt động và tồn lưu. Các hợp tồn phi cơ cấu (cấu trúc, tổ chức) của nhiều hợp phần, ngược lại, được gọi là „trạng huống“.
Nội dung (Mục lục):
- Đại cương về các hệ thống
1.1. Các tính chất của các hệ thống
1.2. Cơ cấu / Cấu trúc của các hệ thống
1.3. Các tính chất của các hệ thống
1.4. Phát triển các hệ thống
1.5. Phân tích các hệ thống
- Lý giải qua các mô hình phỏng dụ
2.1. Gia đình là một hệ thống
2.2. Khoa học tự nhiên (Thực nghiệm như một hệ thống)
2.3. Bình nhiệt (téc-mốt, hệ thống biệt lập)
2.4. *
2.5. *
2.6. *
2.7. *
2.8. *
- Các thí dụ khác về các hệ thống
3.1. Các hệ thống nhìn từ Lý thuyết Hệ thống
3.2. Các hệ thống kỹ thuật, Lý thuyết và cấu trúc
- Xem thêm
- Tài liệu tham khảo
- Các kết nối liên quan
- Các chỉ dẫn riêng
1. Đại cương về các hệ thống
1.1. Các tính chất của các hệ thống
1.1. Các tính chất của các hệ thống
Một hệ thống là một toàn thể (các thành tố) phối hợp theo những nguyên tắc nhất định
- Mỗi hệ thống được tạo hợp từ những thành tố (hợp phần, các hệ thống con) can hệ với nhau. Các mối liên hệ này thường mang ý nghĩa sự ảnh hưởng qua lại (tương tác) – Từ sự can hệ nảy sinh mối liên hệ.
- Một hệ thống được nhìn nhận theo ý nghĩa trên cho phép, thông qua việc xác định những biên hệ có tính chủ quan, tách biệt rõ ràng với ngoại giới (các hệ thống còn lại) để quan sát tách biệt theo kiểu mô hình hóa và phản chiếu diễn tiến. Sự hạn chế tạm thời này có mục đích của nó vì ý thức con người bị giới hạn khi nhận thức những tiến trình có tính hệ thống.
- Người ta chia các hệ thống thành 2 bình diện là vĩ mô và vi mô: Trên bình diện vĩ mô, người ta coi hệ thống như một tồn thể; Trên bình diện vi mô, người ta xem xét các thành tố tạo thành hệ thống.
- Cấu trúc, các tính chất và các tương tác của các thành tố trên bình diện vi mô xác/quyết định các tính chất của hệ thống tổng trên bình diện vĩ mô. Các tính chất của hệ thống tổng này, xác định từ bình diện vi mô, đồng thời cũng tạo thành các điều kiện quy định (nguyên văn: điều kiện khung) mang tính cấu trúc tác động theo chức năng điều hành trở lại lên các thành tố hệ thống trên bình diện vi mô.
- Các quan hệ giữa các thành tố trê bình diện vi mô là các tác động của quá trình trao đổi, tỷ như những giòng lưu chuyển (vật) chất, những giòng lưu chuyển năng lượng, những giòng lưu chuyển thông tin.
- Trên bình diện vĩ mô người ta có thể nhận biết những điều mà từ những tính chất các thành tố trên bình diện vi mô thì không thể lý giải được; Thí dụ như sự xuất hiện các tế bào khuyếch trương nảy sinh ra khi làm nóng một chất lỏng thì không thể giải thích uđ3ợc từ tính chất của các phân tử chất lỏng đó (Danh ngôn của Aristoles: “Toàn thể thì có ý nghĩa nhiều hôn là tổng số số học toàn bộ các thành phần của nó.”). Người ta gọi đạc tính này là EMERGENZ.
- Tự một hệ thống cũng là một phần trong nhóm (Ensemble) các hệ thống và cùng vối các hệ thống khác, nó quyết định các tính chất của hệ thống “bề trên”.
- Nhiều lý thuyết gia hệ thống nhìn nhận một hệ thống không phải là một đối tượng thực tồn mà như một mô hình của hiện thực. Một mô hình thì không thể nói là nó sai hay đúng mà chỉ có thể nói nó có đích thực nhiều hay ít mà thôi.
- Việc tạo lập các biên hệ giữa các hệ thống với nhau, việc tách biệt những thành tố nhất định và những tương tác cụ thể và việc bỏ qua (phớt lờ) các thành tố khác và những mối quan hệ khác và theo đó là sự (khẳng) định đặc thù (bản lai diện mục) cho một hệ thống xác định cũng như cho ngoại cảnh luôn phụ thuộc vào người quan sát, nghĩa là mang tính chủ quan (duy ý chí) và thường là thích ứng với cách thức nghiên cứu, nhìn nhận.
- Nghành khoa học nào cũng tác thuật với các hệ thống. Mỗi nghành khoa học định thức các hệ thống theo cách nhìn nhận của mình; Cho nên có những khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Việc phát triển một lý thuyết hệ thống đại cương (thống nhất) thì hiện tại chưa được hoàn tất.
- Vận trù học (Kybernetik), hay cả vận sinh học (Biokybernetik), làm việc rất nhiều với các hệ thống.
- Nhà xã hội học Niklas Luhmann tách biệt, trên phương diện các hệ thống xã hội học, giữa tác vụ (Operation) và “Ly-hợp cấu trúc” (strukturelle Kopplung). Tác vụ là các tiến trình nội tại hệ thống diễn ra theo cung cách “tự lập, tự tồn” và đứng ngoài hệ thống thì không thể nhận biết được trong khi đó thì sự ly hợp cấu trúc là cái các hệ thống muốn tỏ cho bên ngoài biết được.
Lý thuyết Phát triển: Cơ-Linh Tương Tác
(Entwicklungstheorie, Theory of Develop)
22:52, 2011-02-09
Lời Mở
Nếu hỏi cái gì là mong muốn suốt đời của người đi học [Chữ nhà Phật: Duy Tuệ Thị Nghiệp] thì đó là sự sáng tỏ trong nhận thức [Ngộ]. „Nhận thức“ là hiểu mối quan hệ giữa các sự, vật. Muốn vậy, con người tạo lập các hệ thống ý-lý gọi là „lý thuyết“. Một lý thuyết gọi là thành tựu khi người dùng nó có thể đem ra giải thích những hiện tượng quan sát được và nhất là giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống.
Lý thuyết (cho) phát triển mà tôi tạo thành ý tưởng cho mình được đặt là:
CƠ-LINH TƯƠNG TÁC
Do quá trình học hỏi và hình thành là trong thời gian sinh hoạt cùng talawas, trong đó có một số thân hữu đã góp ý, ủng hộ và chia sẻ. – Tôi đã tự hứa là trao tặng “bản quyền” (tư duy) cho talawas. Cũng do mục tiêu để làm công cụ nhận thức cho mình, sau khi dùng để lý giải được các quá trình [Thử nghiệm đầu tiên trong bài “Nhận thức Hồ Chí Minh”], tôi không có ý hoàn chỉnh như một công trình vì thực sự là phải tốn nhiều công sức biên soạn. Nay, do mong muốn trao đổi và học hỏi, tôi sẽ gắng thêm để trình bày cho mạch lạc theo điều kiện bản thân và hoàn cảnh cho phép.
Hai trích đoạn sau đây chỉ ra quá trình suy nghĩ, nhưng cũng chứa những thành tố cơ sở. Chương trình cụ thể (biên soạn) sẽ được từ từ suy nghĩ và trình bày.
Trân trọng sự quan tâm và mọi lời chỉ giáo của thân hữu,
Kính bút,
Văn Đức
Văn Đức
Trích đoạn 1, VL-05:
Tôi trở lại Hà Nội mong được làm tiếp ước muốn và lời hứa: góp sức cho quê hương bớt nghèo, người thân bớt khổ. Ước muốn giản đơn đó bắt đầu từ lời nói của người cán bộ đứng tuổi căn dặn chúng tôi trước khi lên đường đi học xa: “Các em đi học để sau này xây dựng đất nước”… Cho nên có thể có nơi cuộc sống dễ dàng và đầy đủ hơn, chúng tôi vẫn muốn bắt đầu từ, và cho, nơi mình đã sinh ra và nuôi mình lớn khôn.
Dầu vậy, cả một thế hệ thanh niên trôi đi mà rất nhiều người (nếu không nói là tất cả) đến nay vẫn chưa biết làm gì và làm thế nào để thực hiện ít nữa cũng một phần ước mơ nho nhỏ ấy. Tôi đã tham gia sản xuất, tôi đã tham gia nghiên cứu, cũng tham gia tổng động viên (chống bành trướng Đặng Tiểu Bình); mỗi con người chúng ta đều đã đổ mồ hôi (lao động), sôi nước mắt (suy nghĩ và tranh cãi), nhưng cả một tập thể dân tộc, cả một đội ngũ gọi là „quốc gia“ hình như còn thiếu một cái gì cốt lõi: một triết lý, một phong cách sống luôn được bổ cứu, nâng cao. Đối với thế giới, VIỆT NAM vẫn là gã nhà quê luôn chịu phần thua thiệt. Vâng, Chúng ta là gã nhà quê mang nặng bản chất tiểu nông nhỏ mọn! Không chịu hiểu thế giới và cũng không biết tự hiểu mình.
Trích đoạn 2, VL-03:
Ý tưởng “Hệ thống Cơ-Linh tác hợp” (đoạn 2) rất giản dị: Nếu phỏng sinh học cho phép áp dụng những nguyên lý của các hệ thống sống vào kỹ thuật thì ở đây, ngược lại, ta tìm cách dùng nguyên lý kỹ thuật để khảo sát hệ thống sống. Từ nguyên tắc tương thích giữa Hardware và Software của PC để đem lại tương tác hữu dụng, ta xem xét sự tương thích và tương tác của cơ cấu xã hội (Cơ) và tư tưởng xã hội (Linh) rồi rút ra những điều cần thiết.
Bài số: TD-04:
15:34, 2011.06.18
Nhóm hội là gì?
Tôn Văn dịch, 28.8.2007
Lời người dịch: Bài của tác giả Phạm Phú Đức đã đề cập tới một mảng đề tài quan trọng, đó là khoa chính trị học thuộc về các khoa học xã hội. Trên talawas, mảng đề tài này đã có không ít những bài nghiên cứu về các trào lưu và hình thái xã hội Việt Nam. Việc các ngành khoa học về xã hội, trong đó có khoa chính trị học, được đề cập và đi sâu nghiên cứu chứng tỏ nhu cầu “làm chủ xã hội” đã được đặt ra cho xã hội công dân. Sở dĩ tôi có hứng khởi khi đọc bài viết của tác giả Phạm Phú Đức vì bản thân cũng đã mày mò tìm hiểu xã hội đa nguyên Âu-Mỹ thông qua các tài liệu từ phổ thông đến các nghiên cứu sâu hơn.
Bản dịch sau đây là một phần trong cuốn giáo khoa phổ thông về tâm lý học dùng trong một số tiểu bang như Bayern, Brandenburg và Rheinland-Pfalz của Cộng hoà Liên bang Đức [1] ; nó vốn được dịch ra Việt ngữ để làm tài liệu cá nhân. Thế rồi khi đọc ý kiến của tác giả Nguyễn Ước ngày 24.03.2007 thì thấy có sự tương đồng thú vị giữa xã hội đa nguyên và xã hội “định hướng đa nguyên” trong giáo dục. Nhân đọc bài của tác giả Phạm Phú Đức, tôi đã tu chỉnh phần dịch của mình và gửi đến talawas như một biểu thị đồng tình với tác giả và đề tài.
Tôn Văn
1. Xác định khái niệm
Chắc chắn các bạn đã có ít nhiều khái niệm thế nào là một nhóm hội. Vậy thì định nghĩa nó như thế nào? Trong tâm lý học hiện lưu truyền một định nghĩa chuyên ngành như sau: Một nhóm hội là một tổ chức có từ hai người trở lên, tích hợp với nhau trong một thời gian dài, có ảnh hưởng đến nhau, cùng theo đuổi một mục tiêu chung và nhìn nhận mình trong danh xưng "Chúng ta". Ngoài ra các nhóm hội có những cách tổ chức nhất định và thống nhất với nhau những chuẩn mực nhất định. Ðịnh nghĩa này phù hợp cho phần lớn những hội nhóm hiện thời, thí dụ các nhóm công tác, các lớp chuyên tu, các hội thể thao, các ban hợp xướng, các đảng phái chính trị và tất nhiên là cả các gia đình. Ngược lại có thể nói rằng những người đứng chung tại một bến đỗ xe để chờ xe khách đến, không phải là một nhóm hội theo tinh thần định nghĩa trên. Cụ thể là họ thiếu những quan hệ dài hạn, không có "Cảm nhận chúng ta" vân vân.
Nhưng chúng ta xem xét tiếp các hội nhóm; chúng được phân loại theo những tiêu chí khác nhau, thí dụ:
- Thành các nhóm tự nhiên hay nhóm tiên khởi (như các gia đình) và các nhóm ngẫu nhiên hay thứ lập (các nhóm công tác hoặc các lớp học đường)
- Tùy theo các thành phần của hội nhóm mà phân thành hội nhóm riêng (ingroup) và hội khách (Fremdgruppen, outgroup)
- Cũng như theo tổng số thành viên, tính bền vững mà phân thành hội nhóm thiên (nặng về) Tín nguyện và hội nhóm thiên Phối thuộc [2] vân vân.
Bây giờ chúng ta bàn đến cấu trúc, sự hình thành và các chuẩn mực của các hội nhóm cũng như hoạt động của chúng.
Khi quan sát sâu hơn theo phương diện số lượng các thành viên và tính chất chức năng ta thấy các nhóm hội có các cách tổ chức và trật tự dưới-trên nhất định cho phép tạo nên những mối liên hệ thông tin cũng như sự phân bố vai trò và trách nhiệm tương ứng. Thí dụ khi quan sát một tổ công tác trong một hãng lớn. Trong sơ đồ tổ chức thì cả sự phân bố chức năng và cơ cấu quyền lực của tổ đã được thiết lập. Từ sự phân bố chức năng ta biết được ai phải hoàn thành nhiệm vụ gì. Trong trường hợp lý tưởng thì sự phân bố chức năng được thực hiện tùy thuộc vào năng lực của các cá nhân. Nói chung ta hiểu "vai trò" là một chuẩn mực hành xử gắn liền với một vị trí xã hội mà người chiếm giữ vị trí đó phải thể hiện được trong nhóm hội.
2. Tổ chức nhóm hội
Cơ cấu chức năng ngang và dọc
Cơ cấu chức năng trong các nhóm hội phải được xem xét đa chiều (ngang và dọc). Tùy thuộc việc xếp đặt nhiệm vụ và việc phân công công việc, có thể tất cả các thành viên trên một bình diện ngang cùng thực hiện công việc như nhau và như vậy là có vai trò như nhau. Trong trường hợp này ta có một nhóm hội đồng nhất. Nhưng vấn đề tương tự là, thông qua việc hội tụ các nhà chuyên môn cho những vấn đề nhất định, nảy sinh những vai trò khác nhau. Như vậy là, trên cơ sở những khả năng của từng thành viên nhóm hội, ta nói đến sự cấu thành nhóm hội không-đồng-nhất. Ðiều này có thể (thí dụ để bố trí công việc hiệu quả hơn) có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công việc của nhóm, nghĩa là đến hiệu năng công tác của nhóm. Nhưng nếu tính đồng nhất của từng thành viên nhóm quá nhỏ bé [3] thì phải tính đến việc xuất hiện bầu không khí sinh hoạt tồi tệ và một sự cố kết (Zusammenhalt, Kohäsion) lỏng lẻo hơn trong nhóm hội so với nơi có thành phần đồng nhất. Trong trường hợp cực đoan thì tình trạng như vậy sẽ làm giảm thiểu việc lãnh đạo nhóm hội vì thiếu hứng khởi công tác.
Bên cạnh đó tất nhiên còn có sự sắp xếp theo hàng dọc, nghĩa là do quan hệ phân tầng (Hierarchie) trong nhóm hội mà có sự khác nhau về công việc và chức vụ. Thí dụ đối với người lãnh đạo một ban hoặc ngay cả một tổ công tác – nhóm trưởng thì cũng có trách nhiệm được trao lớn hơn trong một phạm vi lớn hơn so với các cộng tác viên của mình, để theo đó, anh ta chịu một trách nhiệm lớn hơn đối với việc hoàn thành mục tiêu nhóm hội (nghĩa là có trách nhiệm đối với sản phẩm do nhóm làm ra, đối với việc hoàn thành đúng thời hạn phần việc nhóm phải thực hiện, etc.) cũng như có trách nhiệm đối với việc bảo tồn sự cố kết trong nhóm hội. Với điều khẳng định này thì ta đã tiến gần đến cơ cấu quyền lực của nhóm hội. Nếu cứ bám sát theo chương trình tổ chức thì thông thường quyền lực của từng hội viên riêng rẽ của nhóm hội tăng lên theo vị trí của anh ta trong tương quan phân cấp (Hierarchie) nhóm hội. Vị trí cao hơn được biểu thị qua những quyền ra quyết định bao trùm hơn và sự nắm bắt tốt hơn dòng thông tin cũng như chính thức qua một cấp bậc cao hơn (Status).
Tổ chức nhóm hội "chính thống" và "không chính thức"
Nếu việc quan sát của chúng ta không bó hẹp ở tổ chức nhóm hội chính thống (formal) là hình thức tổ chức theo chương trình định trước, thì ta có thể thấy rằng do mối quan hệ giữa các thành viên nhóm hội cũng có thể hình thành tổ chức nhóm hội „thứ cấp, không chính thức“ nằm ngoài chương trình đã định nói trên. Trước hết trong những nhóm công tác lớn [4] (cả trong các lớp học đường) có thể thấy sự tách hội thành những nhóm nhỏ thứ cấp (xem: Rosenstiel, 1998). Trong các nhóm không chính thức này xuất hiện cơ cấu chức năng riêng – thí dụ chức năng đầu lĩnh, chức năng chuyên gia mà nhìn theo một cách tiêu cực thì gọi là vai trò đối kháng hoặc "quậy ẩu". Và tất nhiên những vai trò này cũng kèm theo một sự phân chia quyền lực không chính thức khác nhau.
Tiến trình công việc trong các tổ chức có thể gặp vấn đề khi các nhóm không chính thức nhận chân sự tranh cạnh và chống đối nhau. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi thủ lãnh một nhóm thứ cấp phát triển nhiều quyền lực hơn là người lãnh đạo nhóm hội chính thống và lấn át chủ quyền của người này. Như ta đã thấy là nhiệm vụ ưu tiên của người tổ trưởng là lãnh đạo nhóm đạt được mục tiêu nhóm hội và giữ cho nó đứng vững. Do vai trò yếu kém của người lãnh đạo nhóm (chính thống) và cũng do "những cuộc tranh giành triệt thoái nhau" mà các mục tiêu nhóm hội bị ảnh hưởng, thí dụ do giảm hứng khởi làm việc hoặc mất nhiều thời gian vì tranh chấp vô nghĩa đối với nhiệm vụ thực sự. Hậu quả cuối cùng là sự tan vỡ của nhóm hội hoặc nảy sinh hiện tượng khiêu khích (mô-bing) chống đối lại người đương nhiệm (xem phần 3).
Tổ chức thông tin và hoạt động
Vì chúng ta định nghĩa các nhóm hội thông qua mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại của các thành viên nhóm hội, nên tổ chức nhóm hội, nhất là cả những tổ chức "không chính thức", cũng có thể được nhìn nhận thông qua các cấu trúc quan hệ hay cấu trúc thông tin hiện tồn, nghĩa là thông qua sự chuyển giao các thông tin quan trọng. Một mặt, sự truyền tiếp các thông tin và khả năng cá nhân được tiếp nhận thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của nhóm hội, mặt khác nó cũng phản ánh cấu trúc quyền lực. Các quan hệ thông tin được Leavitt, 1951, tổng hợp lại như sau:
[Hình đang được bổ sung]
Tùy thuộc vào tổ chức làm việc mà cơ cấu thông tin riêng rẽ có tác động trợ lực hay kìm hãm hiệu năng nhóm hội. Các nhiệm vụ giản đơn, thí dụ theo nghiên cứu của M.E. Shaw (1964), là cơ cấu thông tin hình nan hoa là trường hợp mọi thông tin chạy về một nhân vật trung tâm và được giải quyết nhanh nhất và ít sai lầm nhất. Với những nhiệm vụ phức tạp thì ngược lại "mạng lưới" chứng tỏ mang lại hiệu năng vì sức sử lý thông tin của một nhân vật trung tâm nhanh chóng bị quá tải và có thể đưa đến những quyết định sai lầm. Vị trí quyền lực của một người đứng đầu hay của thủ lãnh nhóm hội trong một trường hợp như thế - tương tự trong cơ cấu vòng tròn hay đường thẳng – ít được bảo đảm hơn vì nhiều lắm thì anh ta cũng chỉ có được lượng thông tin đúng như các thành viên khác, nghĩa là không có sự vượt trội thông tin. Ðiều này chỉ có được trong hình thức nan hoa. Nhiều cơ cấu tổ chức chính thống, thí dụ như trong các dịch vụ công cộng (không phụ thuộc vào công việc tiến hành) có cơ cấu thông tin hình nan hoa hay hình chữ "Y".
3. Sự hình thành nhóm hội
Bruce W. Tuckman (1965) phân chia quá trình hình thành nhóm hội thành 5 bước kế tiếp như sau: Giai đoạn định hình, giai đoạn tranh chấp, giai đoạn phân nhiệm, giai đoạn hoạt động và cuối cùng là giai đoạn giải thể.
Giai đoạn định hình
Giai đoạn này biểu hiện qua sự tìm hiểu nhau của các thành viên tương lai của nhóm hội. Ðiều đó biểu hiện rõ ở những nhóm hội tự phát, nghĩa là hình thành từ "số không" như các nhóm công tác mới lập, các lớp học đường hoặc việc thành lập một hiệp hội. Người ta trao đổi với nhau về nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm hội dự định sẽ lập lên (sẽ làm ra sản phẩm gì, cần học hỏi, tìm kiếm thông tin gì, v.v.) và tìm đến những sự đồng thuận. Ở những hợp quyết tự phát (thí dụ các nhóm hội sinh hoạt tự do) thì điều cần thiết để có thể hoạt động là những quan điểm và mục tiêu cá nhân phải tương đồng tối đa và tất nhiên là có một sự gần gũi không gian thích hợp. Thí dụ khi lập một ban đồng ca thì sự say mê và những hứng cảm âm nhạc mà nhóm hướng đến (nhạc cổ điển hay dân ca, thậm chí Gospel) ở mọi người càng giống nhau càng tốt. Ở đây, những tranh chấp/va chạm như là cách thức và sự phân bổ từng nhiệm vụ riêng dường như đã được định hình.
Giai đoạn tranh chấp
Trong giai đoạn tranh chấp thì những khác biệt tư tưởng cần và phải được đem tranh cãi để trong giai đoạn kế tiếp thì một tổ chức nhóm hội tự thân cố kết có thể phát triển được. Trong giai đoạn này, mỗi thành viên tự xác định cho mình vị trí riêng (cũng như vai trò riêng) mà sau này anh/chị ta có thể chấp nhận và khẳng định mình tại đó.
Giai đoạn phân nhiệm
Các vai trò cá nhân được phân bổ trong giai đoạn này, nghĩa là hình thành cơ cấu nhóm hội. Ngoài ra được xác định mục tiêu và chuẩn mực chung cũng như những hình thức trừng phạt đối với những hành xử vượt chuẩn. Tất cả những việc này làm tăng thêm ý nghĩa của từng cá nhân trong nhóm hội, hình thành "Ý thức chúng ta" và củng cố tổ chức và tính cố kết của nhóm hội.
Giai đoạn hoạt động
Sau khi kết thúc các bước tạo lập nhóm thì các mục tiêu thực chất của nhóm hội được đem thực thi trong giai đoạn hoạt động. Giai đoạn này được biểu thị qua các hoạt động định hướng rồi chuyển đến giai đoạn giải thể.
Giai đoạn thoái trào và giải thể
Khi mục tiêu đã đạt được (kết thúc chương trình, không còn có nhu cầu cho việc chế tạo một sản phẩm) thì hoạt động nhóm hội bước vào thoái trào để đi đến giải thể.
Tất nhiên trên đây là sự miêu tả lý tưởng một mô hình mà bất cứ lúc nào cũng có khả năng phát sinh biến động. Thí dụ khi một thành viên mới tham gia nhóm hội hay mục tiêu/nhiệm vụ nhóm hội thay đổi thì quá trình hình thành nhóm hội trở lại giai đoạn tranh chấp và từng bước phải được làm lại lần nữa.
4. Định chuẩn của nhóm hội
Như ta đã thấy là việc xây dựng các chuẩn mực của nhóm hội là một bộ phận trong quá trình hình thành nhóm hội. Nhưng việc đó diễn ra thế nào, các chuẩn mực được duy trì thế nào và nó có những chức năng gì?
Tất nhiên ta có thể giả định rằng một phần các chuẩn mực này được đặc biệt tâm niệm, thậm chí có lẽ được ghi thành văn bản. Thí dụ ta nhớ đến những nội quy thời đi học: trò nào phải lau bảng vào lúc nào, hoặc những quy định bằng văn bản về thời gian học cố định. Nhưng trong quá trình quan hệ trong nhóm hội thì cũng nảy sinh những đòi hỏi bất thành văn như người ta phải suy tư và hành động trong nhóm hội thế nào (phải giao tiếp với nhau thế nào, phải thực hiện những công việc gì, etc.). Số lượng và mức độ các tư duy và cách ứng xử khác biệt nhau càng ngày càng giảm đi. Theo đó thì cũng giảm cả mức độ cho phép đối với những cách ứng xử sai lệch. Những cá nhân vượt quá phạm vi của mức độ này - bất kể ở trong hay ở ngoài nhóm - phải chịu những trừng phạt như tẩy chay và trấn áp, kể cả bằng những sự công kích ngôn từ, thậm chí cả đến sự xâm phạm thân mạng.
Thông qua áp lực của nhóm hội mà bảo đảm giữ nghiêm các chuẩn mực và tạo nên sự hợp chuẩn tư duy (Konformität) trong nội bộ nhóm hội. Người ta hiểu sự hợp chuẩn tư duy là những biến đổi cách hành xử hoặc thái độ trên cơ sở áp lực nhóm hội thực hay ảo. Mục đích của những biến đổi này là để tránh những hậu quả xấu hoặc để đạt tới những kết quả tốt. Nếu sự hợp chuẩn tư duy chỉ hoàn toàn có tính hình thức nghĩa là chỉ thay đổi cách hành xử mà không thay đổi thái độ thì gọi là thừa hành (compliance). Nếu cả cách hành xử và thái độ đều thay đổi cho thích hợp với các chuẩn mực nhóm hội thì gọi là tuân phục (acceptance).
Các chuẩn mực không chỉ được giữ nghiêm bởi áp lực nhóm hội mà cũng có ý nghĩa là các chuẩn mực nhóm hội phản ánh áp lực nhóm hội. Ðồng thời những chuẩn mực cũng có một loạt chức năng quan trọng. Trước hết nó giúp các thành viên một nhóm hội tự khẳng định mình trong môi trường xã hội của họ, thí dụ qua việc so sánh các chuẩn mực của hội riêng (ingroup) với những chuẩn mực của hội khách (outgroup). Ngoài ra những chuẩn mực còn là công cụ để các thành viên định danh (identification) trong nhóm hội của mình với việc chấp nhận các chuẩn mực của nhóm hội đó. Một chức năng quan trọng nữa của các chuẩn mực là việc bảo tồn nhóm hội. Có nhiều minh chứng cho thấy tồn tại mối tương quan tích cực giữa việc tôn trọng các chuẩn mực và tính cố kết trong nhóm hội. Ngoài ra nếu duy trì các chuẩn mực thì việc thành đạt các mục tiêu của nhóm hội trở nên khả dĩ hơn, vì các thành viên sẽ tham gia nhiều hơn trong hoạt động nhắm vào mục tiêu chung của họ. Cho nên người ta cũng coi nó là động lực của nhóm hội. Như thế các nhóm hội sẽ phát huy hiệu năng như thế nào là nội dung ta xem xét trong đoạn kế.
5. Hiệu quả hoạt động của nhóm hội
Các nhóm hội hoạt động có hiệu quả hơn mỗi cá nhân riêng rẽ hay không? Câu trả lời là: không phải lúc nào hiệu năng nhóm hội cũng hơn cá thể. Trong thực tế, sự hiện hữu đơn giản của một cá thể khác có thể làm tăng năng lực cá nhân, thí dụ nó kích thích và được cảm nhận như sự động viên người khác có nỗ lực cao nhất. Hiệu ứng này được gọi là khả năng kích thích xã hội. Nhưng Robert B. Zajone đã chứng minh từ năm 1965, hiệu ứng này chỉ có tác dụng đối với những bản năng được rèn luyện cao cũng như đối với những nhiệm vụ đã được nắm bắt thuần thục (thí dụ trường hợp thi đấu thể thao trước một quần chúng khán giả). Ở "vùng đất lạ" thì sự tăng cường kích thích có thể tác động kìm hãm mà kết quả là không đưa đến thành quả tối ưu. Trường hợp này ta gọi là khả năng kìm hãm xã hội.
Hiệu năng và kiểu thức công việc
Bây giờ ta không chỉ xem xét sự hiện hữu của cá thể khác, mà là quá trình lập nhóm hội thì câu hỏi đặt ra ở phần đầu phải được xem xét tùy thuộc kiểu thức nhiệm vụ phải hoàn thành. Sự phân nhóm (kiểu thức nhiệm vụ), do Ivan D. Steiner lập ra từ những năm 70 mà đến nay vẫn còn giá trị, được trình bày trong biểu đồ sau:
[Hình đang được bổ sung]
Ðối với các nhiệm vụ Cộng tác, nghĩa là ở đó thể hiện hiệu quả đa phần do động cơ tâm lý (kéo co, cử tạ etc.) thì hiệu quả nhóm hội thực sự là tốt hơn của cá nhân. Nhưng xem xét kỹ hơn ta thấy hiện tượng lý thú là càng nhiều người tham gia (thí dụ kéo co) thì hiệu năng tương đối cũng như việc xuất lực lại nhỏ hơn của mỗi cá nhân. Như vậy, hiệu năng tổng nhóm hội thấp hơn tổng hiệu năng các thành viên (Ingham, 1974). Hình thái này được gọi là hiện tượng trễ nải xã hội.
Hiện tượng trễ nải xã hội không chỉ là do tác dụng của động cơ tâm lý mà nó mô tả tổng quan khuynh hướng (vô thức) hạ giảm nỗ lực khi người ta cảm thấy (đúng ngay trong hoàn cảnh nhóm hội) ít được chú ý hơn. Kết quả là khả năng tập trung giảm xuống kéo theo sự sụt giảm ứng hợp bản thể vào chuẩn quy hoạt động hiện hành. Ở đây người ta cũng nói đến việc phi cá thể hóa. Bên cạnh sự sút giảm kích lực này thì tất nhiên là việc sút giảm tính điều hợp cũng đóng vai trò nhất định. Hiệu năng giảm khi các thành viên không hoạt động theo cùng một hướng, khi việc thống nhất không được nhất trí hoặc không hề có sự thống nhất trước v.v.
Tóm lại có thể xác định như sau: Hiệu năng thực tế của nhóm hội phụ thuộc vào hiệu năng khả hữu [5] có tính đến việc xuất hiện sự sụt giảm kích lực và yếu tố điều hợp.
Tuy nhiên trong những nhóm hội rất nhỏ thì hiệu năng tổng thể khi thực hiện những nhiệm vụ có yếu tố kích thích tâm lý cũng lớn hơn so với tổng hiệu năng các thành viên (Köhler, 1927) vì một sự lẫn tránh trong nhóm không thể thực hiện dễ dàng và một sự điều hợp tối ưu cũng dễ thực hiện hơn. Cả đối với những bài toán giải luận cũng thấy rằng một nhóm nhỏ (khoảng 5 thành viên) sẽ mang lại kết quả tốt hơn so với các nhóm lớn hơn (Brandstätter, 1989) - nhất là khi nhiệm vụ có thể được phân chia thành những bộ phận nhỏ và những bộ phận đó được giao cho từng thành viên phù hợp với trình độ của họ. Ðiều này cũng đúng cho những kiểu thức công việc khác.
Hiệu năng và phong cách lãnh đạo
Bên cạnh kiểu thức công việc thì phong thái lãnh đạo của trưởng nhóm hội cũng có ảnh hưởng đến hiệu năng của nhóm hội. Nhìn chung thì một lãnh đạo nhóm hội thành đạt biểu hiện qua tư thế tự tin và có uy tín, bình tĩnh trước kích động – và được nhóm hội ưa chuộng và chấp nhận. Trong các tài liệu thường phân biệt giữa task-leader với phong thái lãnh đạo nhiều phần dựa trên tính chất công việc và social-leader với cách thức mang nhiều tính kích động xã hội (social-emotional) hơn. Trong khi loại thứ nhất thường hành xử trực diện cũng như tác động đến các tiến trình công việc có tính tổ chức và điều hành để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm thì social-leader động viên teamwork, tạo cho các thành viên nhiều không gian tự do (cũng là để có được những sáng kiến và phê phán) và tìm cách cải thiện không khí làm việc và như vậy cũng là làm tốt hơn công tác động viên.
Không thể phủ nhận điều là tính chủ động dựa trên khả năng làm việc của cá nhân và sự phản hồi (Feedback) tích cực có thể nâng cao sự động viên nội tâm và như vậy cũng nâng cao sự đóng góp cá nhân của mỗi thành viên. Nhưng không phải trong mọi trường hợp thì (thí dụ) tính chủ động tối đa của trưởng nhóm cũng là biện pháp tốt nhất để đạt mục tiêu. Ðiều đó, trước hết, chỉ thích hợp cho những nhiệm vụ cần có những quyết định nhanh và quyết đoán. Nếu các thành viên không có tính quyết đoán như vậy thì do một quá trình biểu quyết kéo dài (làm theo cách nào? Ai sẽ làm gì?) sẽ dẫn đến việc tổn hao nhiều thời gian và tính cộng tác.
Ðồng thời cũng có trường hợp – đặc biệt trong những nhóm công tác lớn – luôn luôn có một số thành viên cho rằng việc hoàn thành nhiệm vụ của nhóm hội không đến mức quan trọng như vậy, sự phấn kích nội tâm của họ hướng nhiều vào những mục đích khác, nghĩa là họ "trễ nải xã hội" nhiều hơn. Trong những trường hợp này (cũng như với những cá nhân này) thì có thể nghĩ rằng cách thức lãnh đạo định hướng công việc cụ thể sẽ đưa đến hiệu năng cao hơn.
Không có một phong cách lãnh đạo nào được gọi là tốt nhất, điều quan trọng hơn là một người lãnh đạo nhóm vừa có khả năng định hướng công việc lại vừa có khả năng động viên/vận động xã hội và anh ta tùy theo tình thế và thành phần nhóm hội mà vận dụng tối ưu.
Bản tiếng Việt © 2007 talawas
[1]Armin Stock, Claudia Stock, Psychologie: Erleben – Verhalten – Bewusstsein, TR-Verlagsunion München, 2003, trang 105 đến 120.
[2]Tính phối thuộc (Interdependenz) trong một hội nhóm được hiểu là sự phụ thuộc của các thành viên riêng rẽ vào sự hành xử của các hội viên khác của nhóm hội khi đã thành tựu mục tiêu của nhóm hội.
[3]Nghiên cứu tâm lý học xã hội cho thấy rằng tính đồng nhất thấy được hoặc dự đoán ra được giữa hai hoặc nhiều người sẽ đưa đến một ước nguyện mạnh mẽ hơn về sự gần gũi và giao tiếp. Ước nguyện này, đến lượt mình, lại có ý nghĩa đối với việc hình thành cũng như duy trì các nhóm hội.[4]Các nhóm chính thống lớn này thường chỉ được xác lập qua chương trình tổ chức, nghĩa là thông qua sự xếp đặt dưới một người chịu trách nhiệm, nhưng không còn theo đúng định nghĩa nêu trong đoạn 1 về một nhóm hội vì các thành viên không còn cộng tác với nhau trong phạm vi bao quát và những gì có ý nghĩa đối với việc đạt tới mục tiêu nhóm hội thì thường không phụ thuộc vào nhau. Các nhóm hội đáp ứng yêu cầu của định nghĩa được gọi, trong lĩnh vực lao động, bằng tên Teams.[5]Potenzielle Produktivität, thể hiện cái mức độ bao gồm các nguồn nhân lực, nghĩa là những khả năng và trình độ thuần thục, cũng như các phương tiện và công cụ có được để đáp ứng các nhu cầu của công việc.
Nguồn: Armin Stock, Claudia Stock, Psychologie: Erleben – Verhalten – Bewusstsein, TR-Verlagsunion München, 2003, trang 105 đến 120
Bài số: TD-03:
Bàn về „Lập Ngôn“
03:29, 2011-05-26
Như đã „thổ lộ“: Những kết quả suy tư tôi có được là những thu nhận trong quá trình trao đổi và học hỏi trên diễn đàn talawas. Trong nỗi buồn thiếu, mất bạn vì diễn đàn đã nói lời „chia tay“, tôi xác nhận với thân hữu rằng những kết quả tư duy của tôi là thuộc „bản quyền © talawas“ và bút danh „Tôn Văn“ gắn với talawas cũng sẽ không dùng nơi đâu nữa. Ý tưởng „Cơ-Linh“, do vậy cũng không muốn hoàn thiện thêm.
Điều trên là tình cảm chân thành; Nhưng sự thực cũng còn lý do khác: Ý tưởng „Cơ-Linh“ nảy sinh do nhu cầu tìm hiểu (tri và thức) của bản thân. Nó đã giúp tôi kiến giải nhiều sự việc. Tôi cũng được sự chia sẻ của các thân hữu talawas mà tôi luôn giữ gìn như bảo vật (Ghi lại trong phần cuối). Trong giòng đời tiếp nối, những vấn đề mới và những thân hữu mới cũng cho tôi cơ hội suy tư và trao đổi; Mà như thế thì việc trở lại ý tưởng cũ là một sự tự nhiên. Để nói được hết những điều cần thiết, ta lại phải viện dẫn những chứng cứ và luận lý cho có logic cần thiết. Nghĩa rằng: Nói đã khó (thuyết nan!), mà „lập ngôn“ („lập thuyết“ còn cao hơn) càng là việc hết sức kỳ công. Những sự cố gắng kế tiếp sau đây cũng chỉ chứng tỏ sự mong muốn học hỏi thôi, chớ dùng để „thành danh“ thì không bao giờ nghĩ đến cả!
Vậy xin cứ từ từ mà diễn giải theo khả năng; Cũng mong có và trân trọng những ý kiến trao đổi trong tinh thần bằng hữu mà thôi.
Trước hết là 2 điều cơ sở:
Sự cần thiết của „lập ngôn“
(12:31, 2011-05-26)
Nói “sự cần thiết” là trong ý nghĩa nhỏ hẹp của chuyên luận này; Thực ra đó là sự „tất yếu“. Trong các hoạt động của con người thì hoạt động của não bộ có vai trò quan trọng như hoạt động giao cảm và điều hành/tiết.
Cấu tạo cơ thể con người và sinh vật nói chung, có ngũ giác là cơ quan giao cảm: mắt, tai, mũi, lưỡi, da. Từ đó mà có ngũ uẩn (hợp lại làm thành người, vật: bản/bổn ngã): Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (Phật học từ điển Đoàn Trung Còn); Đó là tổng quan. Coi thực tế thì thấy: Từ tiếp thu thông tin qua nghe và nhìn, cơ thể xử lý trong trong não bộ bằng một cơ chế gọi là tư duy luận lý (logical thinking). Cuộc sống con người trong cộng đồng càng ngày càng trở nên phức tạp (nhiều thông tin); Việc xử lý thông tin nội tại dẫn đến nhu cầu trao đổi thông tin: Tiếng nói và chữ viết được hình thành và hoàn thiện. (Mở rộng có thể thấy toàn bộ hoạt động và di sản này tạo thành vốn văn hóa và cốt cách văn hóa của một cộng đồng; Hướng này xin dừng tại đây.)
Xã hội con người phát triển lên cao, hoạt động trao đổi thông tin trở thành quan trọng có tính quyết định và một tầng lớp làm việc lưu giữ, xử lý, truyền trao và vận dụng được „xã hội phân công“ mà tồn tại. Họ làm nhiệm vụ „lập ngôn“ theo nhiều mức độ.
Các mức độ „lập ngôn“ có thể nhìn qua phác thảo: „Thánh nhân chế tác viết kinh; Hiền giả chế tác viết truyện“. (Coi thêm cuốn „Tam tự kinh“). Xem tiếp có thể nhận ra: Gọi là „Thánh nhân“ là các vị tổ thành lập một môn giáo, một chủ thuyết; Họ „chế tác“ nghĩa là tự qua tư duy logic của mình mà đặt thuyết, hay cũng có thể tập hợp một đội ngũ để lập thuyết lý giải một vấn đề, một nhiệm vụ của cộng đồng. „Hiền giả“ là những nhà lý thuyết thấp hơn làm nhiệm vụ diễn giải hoặc bổ cứu một „kinh“ hay „thuyết“ của „thánh nhân“. Vai trò „Hiền giả“ quan trọng ở chỗ họ là giao diện giữa „Thánh nhân“ và chúng sinh; Họ thường là các nhà truyền giáo, tuyên truyền hoăặ có thể tiến lên thành nhà chính trị, nhà cách mạng, etc. Thực tế, những người này giữ vai trò không nhỏ (nếu không nói là „quyết định“) trong cộng đồng và lịch sử.
Các kinh thường có tiêu đề gọi thẳng nội dung: Kinh Lăng Nghiêm, Kinh „nhân quả ba đời“, Tư bản luận, ... Các truyện do các „đồ đệ“ viết, tiêu đề thường có ý khiêm hơn: Bàn về „cách mạng“ („Thánh“ có thể cao giọng hơn: Về cách mạng).
Chính trong suy tư như vậy mà khi muốn trình bày suy nghĩ gì để được trao đổi bàn thảo và học hỏi, tôi thường dùng những chữ mềm, yếu hơn: „Bàn góp“, „Xin thử bàn thêm“, etc. Nghĩa rằng trong hoạt động „tất yếu“ như nêu trên, tôi xác định việc trình bày của mình chỉ nhằm mục đích chính là tìm tòi, học hỏi; Nói theo tiêu chí nhà Phật là „Duy Tuệ Thị Nghiệp“. Dẫu sao cũng chẳng phải làm ra khiêm tốn mà không xác nhận: Người nào khi nói và viết thì cũng mang chí hướng „lập ngôn“ để hướng thượng và hướng thiện. Tập theo Cụ Hồ thì cũng có thể viết:
...
Tiếng to tiếng nhỏ chẳng đều nhau;
Tiếng to đã hẳn là nên có,
Tiếng nhõ dù sao, thiếu được đâu!
Nguyên liệu cho „Cơ-Linh“
...
Kỷ niệm Thân hữu (Dẫn trích talawas):
Phản hồi: 14 phản hồi (bài “Nguyễn Hoàng Văn – Thực dân, nô lệ, ăn mày (2)”)
1. Hoàng Trường Sa nói: 11/06/2010 lúc 3:31 chiều “Tôi tìm thấy trong tục ngữ, thành ngữ La-tin có câu này: “Mens sana in corpore sano”. Tôi cũng chỉ hiểu nghĩa của nó là “Tư tưởng (LINH, tâm hồn?) nguyên vẹn trong cơ thể(CƠ, thể xác?) nguyên vẹn”.” (Trương Đức) Bạn Trương Đức thân, Tôi hoàn toàn không biết chút gì về chữ La-tin cả. Nhưng, theo tôi biết, câu “Mens sana in corpore sano” khi chuyển ngữ sang tiếng Việt sẽ như sau: “Một đầu óc minh mẫn trong một thể xác tráng kiện”. Đây là một câu thành ngữ rất thông dụng ở miền Nam (thuộc VNCH) trước năm 1975. Ý nó muốn nói là: Để cho đầu óc được sáng sủa (và suy nghĩ tốt) thì ta cần phải có một sức khỏe tốt. Nó thường được dùng để khuyến khích mọi người, nhất là giới trẻ, nên thường xuyên tập thể dục. Thân mến
2. Trương Đức nói: 11/06/2010 lúc 4:04 sáng
1. Có một câu tục ngữ La-tin liên quan đến “chim đại bàng” là: “Aquila non captat muscas”, tôi không biết dịch sang tiếng Việt như thế nào, chỉ hiểu nghĩa là “con chim đại bàng thì không bắt những con ruồi”. Tôi thấy nó rất có ý nghĩa đấy chứ, nhất là ngay cả trong trường hợp “có thể bay thấp hơn gà”, chim đại bàng cũng “không bắt những con ruồi”. Chắc bác hiểu ý tôi!
2. Tôi rất tâm đắc với cái lý thuyết “CƠ – LINH” mà bác đưa ra trong bài viết trước đây. Tôi đã thử “vận dụng” nó trong việc tư duy những “vấn đề” mình quan tâm và đạt được những kết quả, có thể nói là thú vị không ngờ. Tôi tìm thấy trong tục ngữ, thành ngữ La-tin có câu này: “Mens sana in corpore sano”. Tôi cũng chỉ hiểu nghĩa của nó là “Tư tưởng (LINH, tâm hồn?) nguyên vẹn trong cơ thể (CƠ, thể xác?) nguyên vẹn”. Phải nói là bác TV đã đem đến cho những độc giả talawas như tôi nhiều điều bổ ích và thú vị. Riêng cái chuyện bác “lôi” được độc giả Huy Nam ra để “ổng” chỉ “mẹo” IT cho chúng ta, đã làm cho tôi rất lấy làm cảm kích. Tiện đây, cũng xin nói lời cám ơn tới bác Huy Nam!
Quay lại chuyện “cơ – linh”, hay chính xác ra là câu tục ngữ La-tin, “Tư tưởng (LINH) nguyên vẹn trong cơ thể (CƠ) nguyên vẹn”. Tôi liên hệ đến việc xây dựng lăng ướp xác cho lãnh tụ của những quốc gia như là Liên-Xô cũ, hay Trung Quốc, Việt Nam,… bây giờ. Tôi đã có suy nghĩ như thế này, phải chăng những người CS cũng đã vận dụng cái nguyên lý “cơ-linh”, hay ý nghĩa của “Tư tưởng (LINH) nguyên vẹn trong cơ thể (CƠ) nguyên vẹn” vào việc xây lăng cho lãnh tụ? Ý tôi muốn nói là, chẳng hạn đối với trường hợp của VN ta, có thể là ĐCSVN đã nghĩ rằng, muốn giữ cho cái “tư tưởng” (LINH) của ông Hồ Chí Minh được nguyên vẹn (hay nói theo ĐCSVN là “sống mãi”), thì họ cũng phải giữ làm sao cho cái cơ thể (ở đây là cái xác chết của ông Hồ), dù chỉ là tượng trưng thôi, được “nguyên vẹn” (kiểu “như có Bác trong ngày đại thắng”). Muốn vậy, thì chỉ có duy nhất một giải pháp là xây lăng ướp xác. Dĩ nhiên, chúng ta cũng thừa biết, họ (ĐCSVN) dựa vào hình ảnh HCM (cả xác và tư tưởng) để duy trì cái chế độ độc tài toàn trị trên đầu nhân dân VN. Nhưng họ đã không biết rằng, trong trường hợp này, cái “nguyên vẹn” của “cơ” đã không được đáp ứng, không xảy ra, (bởi, tuy thân xác hình hài còn nguyên vẹn đấy “Bác nằm nghiêm trang, hồn hậu, đèn mờ nên mặt như mặt sáp, sau này vào xem ông Mao ở Trung Quốc cũng thấy không biết đâu là thật đâu là giả, nhưng nói chung, Bác Hồ mình đẹp trai hơn Bác Mao”, nhưng tim đã không đập, máu đã không chảy), cho nên cái “tư tưởng” (LINH) của ông Hồ cũng không còn “nguyên vẹn”, hay nói một cách khách quan là, cái đất nước VN (CƠ) dưới sự cai trị của ĐCSVN độc tài có cái “LINH” cũng không còn “nguyên vẹn” nữa, mà đã “sứt mẻ”, “bệnh hoạn”! Và như thế, về khía cạnh “CƠ _ LINH”, có thể hiểu một cách dễ dàng tình trạng “hỗn loạn và bét nhè” trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh xã hội,… của dải đất cong cong “èo uột” hình chữ S của chúng ta được.
Bài số: TD-02:
Tri thức và phát triển
01:17, 2011-02-12
Tìm hiểu lý thuyết phát triển buộc phải xem xét „hệ thống“. Yêu cầu của một „hệ thống“ là ĐỒNG NHẤT và BỀN VỮNG.
Mặc dù còn gần trăm tài liệu với mã „CLTT“ (Cơ-Linh tương tác) và „HT-LHT“ (Hệ thống và Lỗi hệ thống) chưa được xử lý, tôi vẫn phải rất nóng lòng mà ghi lại thông tin mới cập nhật:
Bài viết: Từ Hà Nội, Sơn La đến Hồ Nước Trong Quảng Ngãi.
Tác giả: Đoàn Nam Sinh
Phát triển hệ thống tức là phát triển cấu trúc hệ thống (Struktur) để tiến tới hoàn thiện. Điều này hoàn toàn phải dựa trên tri thức khoa học.
Công thức:
Nhiệt tình cách mạng + Ngu dốt = Phá hoại
Trước đây có thể là cảm tính. Ngày nay [dưới danh nghĩa "nhiệt tình cách mạng" là LÒNG THAM] đã thành nguy cơ và hiện thực!
Ô hô, Ai tai!