Biên Dịch (IV): Xã hội - Chính trị - Nhân văn

Copy from HOANGTHU3, 26.01.2015

Biên Dịch (4)

Link cố định 25/01/2015@14h27, 10 lượt xem, viết bởi: hoangthu3-1403
Chuyên mục: Văn học, Báo chí
Lời thưa cùng quý Bạn đọc:
Thưa quý vị,
Tôi "gửi Tiêu đề" thì biết mục này đã là 3 Entries; Cũng thú vị khi nhớ đến câu thường nói: "Quá tam 3 bận". (bài 2 về "Bộ Lập")
Bài này như tiếp nối để hoàn chỉnh ("hòm hòm" thôi) 1 (giai) đoạn (cho nhận thức của tôi). Vẫn mong học hỏi mãi, nhưng cũng không biết Cơ (hội) và Duyên có cho phép không. Nếu được thì các bài sau cũng chỉ thế chỗ cho nội dung đã chuyển đi sau khi xong việc soạn và sửa.
Trân trọng sự quan tâm và chỉ bày của quý Bạn.
Thân mến, V.Đ.
Ghi vụn:
11:01
Nghỉ chút. Có 2 ý đến: 1 trước, 1 sau.
+ Tối qua vừa coi TiVi muộn, tài liệu về Tổng thống Đức (Joachim Gauck (24.01.1940 tại Rostock) sau bài nói chuyện ngày 21.01.2015; Có câu:
EU ist System der Zukunft, das lernfähige System - Liên minh châu Âu là 1 hệ thống của tương lai - 1 hệ thống biết học hỏi và sửa chữa bản thân.
+ Thú của "viết" là chia sẻ. Ý này chưa muốn viết ra, nhưng nghĩ "cứ để thế xem sao" thì có khi quên mất, mà đối với người đọc thì đã hụt đi phần nào sự "thành Tâm, chân thành". Vậy ghi lại trước khi vào việc cũng là "1 công - đôi việc" vậy.
Nhiều khi các ý nhỏ, chủ chốt không được/nên ghi nơi "hoành tràng". Ý tưởng "Cơ-Linh tương tác" tôi ghi trong phần thêm sau bài "Tìm hiểu tư tưởng HCM". Một số ý tâm đắc ghi trong "nhận xét" cũng theo kiểu đó, nhưng cũng do qua trao đổi mà có được.
Những điều "ghi vụn" này cũng đã định đưa vào nơi đó, nhưng lại nghĩ Bạn nào đọc "Có 1 cảm nhận" thì ngỡ là mình "thủ thuật" chăng? Nên ghi luôn ra đây cho rõ, rồi chuyển lại sau cũng không muộn.
Bộ môn "Khoa học Chính trị"

(Người soạn chú: Phiên bản tiếng Đức có dẫn kèm 89 (thành tổng 90) ngôn ngữ. Phiên bản "Tiếng Việt" ngắn, sơ sài và "cũ".)
Bộ môn "khoa học chính trị" (sau đây gọi là "Khoa học chính trị", viết ngắn KHCT) như môn khoa học hội ngành là bộ phận của các khoa học xã hội đi sâu vào việc giảng dạy và nghiên cứu các diễn trình chính trị, các cấu/tổ chức và nội hàm cũng như các hình thái vaha2nh vi cộng tồn/sinh nhân loại. Theo tiến trình phát triển (bộ môn) như 1 chuyên ngành theo nghĩa rộng thì KHCT cũng nằm trong các môn khoa học về nhà nước. Cùng các bộ môn kề cận như Xã hội học, Luật học, Lịch sử học, Kinh tế học và Tâm lý học. KHCT nhắm tới đối tượng nghiên cứu giao ngành về nhà nước và các thể chế.
Về cơ bản, bộ môn được chia thành các nhánh:
Lý thuyết chính trị (gồm Triết học CT và Lịch sử tư tưởng)
KHCT so sánh (trước là Học thuyết so sánh về chính phủ hay Phân tích so sánh các hệ thống chính trị)
Quan hệ quốc tế (bao gồm chính trị quốc tế)
Ở 1 số trường Đại học, các nội dung giảng rộng thêm thì có các môn như
Học thuyết về hệ thống và chính phủ
Xã hội học chính trị
Kinh tế học chính trị
Lý thuyết phương pháp luận chính trị
Khoa học quản trị hành chính
Phân tích cảnh quan chính trị.
Mới nhất còn có môn
Nghiên cứu giới tính

Lời chú của người soạn - Biên dịch
Sau phần dẫn nhập này là "Mục lục Nội dung". Người soạn ghi trước các tiểu mục như khung để có cái nhìn toàn cảnh; Do "biên dịch", chúng tôi đi sâu vào những phần trọng tâm; những phần mang thông tin chuyên ngành sẽ tham khảo và chuyển dịch nếu thấy cần.
Ý tưởng cũng là tiếp nối suy nghĩ trong 1 trao đổi cùng Thân hữu, rằng nền Chính trị Việt Nam mới chỉ có những người "chuyên trách" mà chưa có "Chính trị gia" đúng nghĩa với việc lấy sự nghiệp chính trị làm nghề với cả trình độ, danh dự và trách nhiệm công dân. Chỉ lấy thí dụ trường hợp người Đức gốc Việt là ông Phillips Rößler cũng thấy sau khi học tập nghiêm chỉnh trong nền giáo dục Đức, với chí hướng của mình, ông đã tham gia chính trường và đạt chức vụ cao nhất là Phó Thủ tường phụ trách Khoa học và Kinh tế. Tuößler đã xác định thời gian tham gia công việc và dự định cho sau đó, vì "Gia đình là điều quan trọng nhất."
Con đường lớn lên của 1 con người chỉ có thể qua học hỏi/tập. - Đó cũng là nội dung "Hưng Dân Trí, chấn Dân Khí, hậu Dân Sinh" và trên con đường học hỏi đó, chúng ta không gặp nhiều trắc trở như tiền nhân từ thuở "Đông du", "Đông kinh Nghĩa Thục".
Cẩn bút,
Bùi-Viết Văn Đức.
Đối tượng / Nội dung nghiên cứu chuyên ngành
Tên gọi chuyên ngành
Lịch sử ngành học "Khoa học Chính trị"
Các phân ngành
Nghiên cứu, học tập chuyên ngành ở Đức, Áo, Thụy Sỹ và các hình thức riêng biệt
Tình hình hành nghề ở Đức
Các hiệp, hội chuyên môn
Tài liệu và nguồn lưu trữ điện tử
Tài liệu theo các hướng, điểm
Xem thêm
Đường dẫn
Mấy tài liệu cụ thể

Diese Seite wurde zuletzt am 23. Januar 2015 um 13:46 Uhr geändert.
Nội dung được chỉnh sửa vào hồi 13 giờ 46, ngày 13 tháng Giêng 2015

=== qQQQqq===


http://hoangthu3-1403.blogtiengviet.net/2015/01/24/bien_d_ch#comments

Lời thưa cùng quý Bạn đọc:
Thưa quý vị,
Như đã có lời trình bày: Do điều kiện thời gian và sức lực, tôi xin chuyển gọn vào việc học qua "tập dịch" những bài thấy cần tìm hiểu sâu thêm.
"Duyên" là blogtiengviet.net là 1 trong 2 Trang có thể soạn thảo trực tiếp (Trang kia là "Dân Luận"). Tại đây tôi sẽ "làm việc" như "góc riêng"; Vậy nên nội dung không được hoàn chỉnh về ý và kết cấu.
Rất mong được góp ý chỉ bảo về câu chữ; Nhưng cũng mong lượng thứ.

Trân trọng,
Văn Đức.

Dũng khí Công dân (DKCD)
(Nguồn: Zivilcourage)


Chữ "Dũng khí Công dân" có gốc từ tiếng Latin và Pháp. Zivil, Latin, (có 2 ý là + Dân sự, không phải quân binh; + Lịch thiệp, thuận lý) và Courage, Pháp ("lòng dũng cảm").
Sự hình thành khái niệm
Nguồn tài liệu cho thấy khái niệm DKCD được dùng ở Pháp vào năm 1835 trong chữ "courage civil" với ý nghĩa là "Tính khẳng khái của mỗi con người trong việc bày tỏ định kiến (quan điểm) riêng"; viết là „courage civique“: Tinh thần Dũng cảm của người mang tư cách Công dân.
Ở Đức, Otto von Bismarck đã dùng chữ "Zivilcourage" vào năm 1864. Khung cảnh là Bismarck trách cứ 1 thân hữu đã không hỗ trợ ông trong một đề xuất tại quốc hội Phổ: "Lòng can đảm trong chiến trận là tài sản chung của chúng ta; nhưng ít khi thấy được tinh thần đó mà ngay cả ở những người đáng kính cũng thiếu hụt Zivilcourage - Dũng khí Công dân."


Ý nghĩa đương thời
Theo nhà khoa học bộ môn "khoa học chính trị" Gerd Meyer trường Đại học mang tên Eberhard Karls ở thành phố Tübingen thì DKCD (cùng nghĩa với "tinh thần dũng cảm trong xã hội") là kiểu thức nhất định của hành động mang ý thức trách nhiệm xã hội, không phải tính/phẩm chất riêng cho 1 cá nhân. Hành vi DKCD thể hiện trong những tình huống các niềm tin phẩm giá (như Nhân phẩm con người, quyền làm người, quyền bình đẳng pháp lý, tranh biện dân sự hòa bình) hoặc tính tự chủ liên đới tâm sinh lý của một người bị tổn hại. Hành động dũng khí công dân là hành động của những người luôn sẵn sàng - dù biết những nguy hiểm đến với bản thân - đứng ra như 1 cá nhân (hiếm khi là thành viên 1 nhóm hội) bảo vệ những giá trị nhân bản và dân chủ vì tính tự chủ liên đới của mình và những quyền lợi tập thể hợp pháp lý, phi vật chất của những cá nhân khác và/hoặc của chính mình. DKCD thường được dùng liền với "Giúp đỡ". Đa phần thì DKCD hàm nghĩa "Giúp đỡ" nhưng "Giúp đỡ" không bao quát ý nghĩa DKCD. Có 4 điểm chính phân tách/biết giữa các khái niệm Dũng cảm Công dân và Giúp đỡ, Lòng trắc ẩn (Altruismus) hay Kết đoàn, với lòng Dũng cảm hay Tính can trường:
1. Có sự canh tranh thầm lặng hoặc công khai giữa những người phá hoại những giá trị và chuẩn mực trên và những người bảo vệ chúng.
2. Có những hiểm họa không dễ dàng nhìn nhận, nghĩa là hành vi DKCD đa phần không chắc chắn thành tựu công đức và người hành xử theo tinh thần DKCD luôn sẵn sàng chấp nhận.
3. Hành vi DKCD mang tình chất xã hội, nghĩa là khi có mặt ít nhất 3 người trở lên.
4. Có sự Mất cân bằng Quyền lực thực sự và được nhìn nhận khách quan không có lợi thế cho những ai muốn hành xử dũng cảm, tỉ như do anh ta rơi vào tình thế Ssố Ít / số Nhiều trong các nhóm hội hặc là trong tương quan cấp Trên / cấp Dưới cũng như quan hệ Phụ thuộc.
Gerd Meyer phân ra 3 loại hành vi DKCD:
1. Hành động trợ giúp người khác mà phần lớn là trong các tình thế không lường tình trước, lúc phải quyết định nhanh chóng mình phải làm gì.
2. Dấn thân - thường không cần áp lực hành động - cho những giá trị chung, vì quyền và lợi ích hợp pháp của tha nhân, trướctieen là trong các cộng đồng có tổ chức và các cơ quan, tỉ như trong trường học hay nơi làm việc.
3. Tự vệ như khi chống lại hành vi xâm hại thân thể, khiêu khích hoặc bất chính; Kiên quyết xác nhận vì bản thân và quan niệm sống của mình; Phản đối, nói "không", bất tuân từ lý cớ chính đáng ("Bất tuân Dân sự" ?) - Những hành vi như vậy đòi hỏi phải có lòng Dũng cảm, vì những người thể hiện DKCD phải tính đến khả năng chịu "cấm vận" áp đặt từ Toàn trị, từ phát ngôn nhân của tư duy Thống trị hoặc ngoại cảnh xã hội (chẳng hạn 1 nhóm "số Đông"). Những người có DKCD có thể kể ra như các Whistleblower - (người lột mặt nạ dối trá) - phát giác những hành động bất chính hay những lối sống xấu truyền từ đạo lý xã hội lỗi thời làm tổn hại chung trong phạn vi các cơ quan, nhất là trong kinh doanh và quản trị hành chính.

Biên Dịch (3)
Link cố định 24/01/2015@5h04, 31 lượt xem, viết bởi: hoangthu3-1403
Chuyên mục: Văn học, Báo chí
Lời thưa cùng quý Bạn đọc:

Dũng khí Công dân (DKCD)
Xem thêm ! »
Email    Thay đổi Chỉnh sửa
(aus Original "HT3)

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen